Cảnh báo: Khủng hoảng sẽ tệ hơn 1929 vì thị trường tài chính Mỹ ngập 'hàng giả'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khác với nguyên nhân tạo ra khủng hoảng 2008 là bán nợ xấu với giá của nợ tốt bằng chứng khoán hóa khoản vay CDO, lần này thảm họa có thể nằm ở các cổ phiếu, trái phiếu chính phủ Mỹ "không có thật" được xuất sinh từ nghiệp vụ "bán khống". Cơ chế kiểm soát nợ xấu từ hoạt động đầu cơ bán khống này của Mỹ có vô số lỗ hổng và khối nợ khổng lồ do đầu cơ liên tiếp phá vỡ kỷ lục cũ đã nằm ngoài tầm kiểm soát...

Cuộc chiến Thật - Giả gay gắt và ngoài tầm kiểm soát

Một cuộc chiến đang diễn ra giữa những nhà đầu tư cá nhân với ông lớn Phố Wall trên reddit khi cả hai bên đều đầu cơ vào cổ phiếu GameStop (và nhiều cổ phiếu nhỏ đang xuống dốc, cổ phiếu meme khác). Chỉ có điều các ông lớn Phố Wall đánh bạc vào sự xuống giá, thậm chí sụp đổ của GameStop nên đã đầu cơ bán khống cổ phiếu của hãng này trên thị trường.

Những cổ phiếu bán khống của GameStop thực tế là "cổ phiếu giả" vốn không có thật vì các quỹ đầu cơ lớn của Phố Wall không sở hữu chúng. Các nhà đầu tư cá nhân chỉ đơn giản là liên kết lại, mua cổ phiếu Gamestop vốn là "cổ phiếu thật", không bán ra cho những kẻ có quyền và đã bán cổ phiếu giả và giữ giá nó cao đến mức các quỹ đầu cơ độc hại của Phố Wall có thể phá sản vì canh bạc bất ngờ chuyển hướng ngoài dự tính của họ.

Cuộc chiến của các chàng David trên Reddit và các gã khổng lồ Goliah của Phố Wall đang cao trào, giá cổ phiếu của Gamestop vẫn duy trì ở mức 170-172$/cổ phiếu. Nếu các quỹ đầu cơ độc hại của Phố Wall không thể biến cổ phiếu GIẢ thành THẬT vào ngày họ phải trả nợ cho các nhà môi giới (lại cũng là các định chế tài chính lớn Phố Wall) thì Mỹ sẽ chứng kiến một mùa xuân nợ nần chồng chất, gian lận, tham nhũng. Sau đó có thể là cơ chế đổ vỡ kiểu domino sẽ bắt đầu.

Không chỉ Gamestop hay các cổ phiếu "meme" đang diễn ra cuộc chiến này. Các thương vụ bán khống kỷ lục trái phiếu kho bạc Mỹ cũng góp phần làm thị trường chứng khoán Mỹ bị hun nóng bởi nợ xấu nếu "lộng giả bất thành chân". Tình hình có vẻ nghiêm trọng đến khối nợ mà các quỹ đầu cơ độc hại đã tích lũy, nếu chúng vỡ nợ (được gọi là ký quỹ) dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ. Chính phủ đã lưu ý rằng họ sắp sửa lỗ hổng về đầu cơ bán khống và thực hành các quy tắc chặt chẽ hơn kiểm soát rủi ro của khối nợ này. Nhưng mọi việc có thể đã quá muộn.

Có phải chúng ta đang cường điệu hóa rủi ro của thị trường hay không? Rất nhiều cảnh báo về sự đổ vỡ thị trường được đặc biệt nhấn mạnh trong giai đoạn này từ những cá nhân có hồ sơ đầu tư tài chính đáng tin cậy. Rất có thể, họ đang cố gắng nói với chúng ta một điều gì đó, như cách họ đã nói trước khủng hoảng 2008, nhưng ít ai bận tâm.

Nhìn vào hành vi bán khống trái phiếu kho bạc Mỹ cho thấy Phố Wall cũng đang đặt cược lớn vào sự thất bại của thị trường tài chính Mỹ khi vị thế bán khống TPCP Mỹ kỳ hạn dài đã lập kỷ lục kể từ tháng 10 năm ngoái. Khi TPCP Mỹ kỳ hạn dài mất giá, đó là khi thị trường chứng khoán và các tài sản tài chính khác mất giá trầm trọng, có thể nói là đổ vỡ. Lúc này giá của TPCP Mỹ sẽ đi ngược lại với mức tăng của lãi suất và lạm phát (sự thất bại tồi tệ nhất của các thị trường tài chính) do cầu TPCP tăng cao.

Cảnh báo từ những chuyên gia tài chính hàng đầu

Ông Michael Burry (nguyên tác nhân vật chính trong bộ phim "The Big Short" nổi tiếng) là một trong những người chơi lớn, có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính (TTTC) Mỹ, người đã thành công nhờ đánh bạc vào sự thất bại của thị trường năm 2008, cũng là người truyền cảm hứng cho sự kiện kêu gọi liên kết "đánh bại Phố Wall" bằng cách đẩy giá của cổ phiếu Gamestop.

Biểu tượng Wall St. bên cạnh Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ngày 16/9/2008 tại thành phố New York (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)
Biểu tượng Wall St. bên cạnh Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ngày 16/9/2008 tại thành phố New York (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)

Ông Burry cũng đã cảnh báo về sự sụp đổ sắp xảy ra của TTTC Mỹ, nguyên nhân ông cho rằng đầu cơ tràn lan và nợ nần chồng chất đang đẩy thị trường vào “bờ vực của lưỡi dao”. Lấy bằng ví dụ nợ nần chồng chất và khả năng mất khả năng trả nợ, ông Burry cũng đã cảnh báo các nhà đầu tư trước cuộc khủng hoảng năm 2008 và làm giảm giá trị thị trường nhà ở dù sự thật này giúp ông kiếm hàng tỷ USD nhờ bán khống. Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) gần đây đã yêu cầu ông Burry ngừng phát biểu và tài khoản Twitter của ông hiện đã biến mất sau chuyến viếng thăm của SEC (theo Business Insider).

Hồi năm 2019, Michael Burry đã cảnh báo về bong bóng quỹ ETFs trên thị trường chứng khoán. Nhưng coronavirus Vũ Hán khiến cuộc chơi đảo chiều, lãi suất buộc phải thấp với các gói cứu trợ khổng lồ không những làm chậm lại đà đổ vỡ của thị trường mà còn làm gia tăng thêm bong bóng tài sản tài chính mà ông Burry lo ngại.

Tỷ phú Warren Buffett đã cảnh báo về một “tương lai ảm đạm” cho các nhà đầu tư có thu nhập cố định trong lá thư Berkshire Hathaway gửi cổ đông hàng năm. “Các nhà đầu tư có thu nhập cố định trên toàn thế giới - dù là quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm hay người về hưu - đều phải đối mặt với một tương lai ảm đạm”. Ông cảnh báo các nhà đầu tư Mỹ tránh xa các ràng buộc [chính là nợ hoặc bất cứ cam kết tài chính nào].

Nhà đầu tư huyền thoại Jeremy Grantham, người sáng lập nhóm quản lý quỹ GMO ở Boston đã nhận định rằng, thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang ở giai đoạn cuối của bong bóng đầu cơ và xứng đáng được so sánh với bong bóng dotcom năm 2001 hay cuộc đại suy thoái năm 1929 (theo Bloomberg).

Luật chơi đổi chiều - vỡ nợ domino là khó tránh

Về cơ bản, cổ phiếu và trái phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán) giả được tạo ra bởi các quỹ đầu cơ độc hại, đã hạ thấp chuẩn mực an toàn của cho vay tín dụng bằng các hợp đồng bán khống. Các quỹ này vay cổ phiếu để bán trước với giá cao, rồi cùng với truyền thông và liên kết tài chính với các quỹ khác, ông lớn khác, đánh hội đồng thao túng giá cổ phiếu đi xuống theo đúng kịch bản canh bạc mà họ đặt cược.

Việc bán khống đưa chứng khoán giả vào thị trường, tạo ra lưu thông và nguồn cung giả để thao túng thị trường chứng khoán. Các quỹ này lạm dụng công cụ quyền chọn (một hợp đồng lựa chọn mua, bán hàng hóa trong tương lai) để "đặt lại thời gian" giao cổ phiếu. Chính phủ Mỹ hiện không có hành động nào ngăn chặn hành vi này nên nó đang mặc sức lan rộng. Thêm vào đó, các quỹ đầu cơ độc hại khi đã muốn đánh sập một cổ phiếu để kiếm lời bán khống thì có đội ngũ truyền thông tạo dư luận và lan tỏa tin độc hại có liên quan, dù là nói dối. Đội ngũ này tương tự như đội quân 50 xu của Bắc Kinh vậy.

Chỉ riêng nói đến câu chuyện của Gamestop, một nhà đầu tư (người dùng Reddit có bút danh là DFV) tâm huyết với tương lai của Gamestop đã đăng bài đầu tiên về tương lai sáng sủa của Gamestop hồi đầu năm 2020 sau khi nghiên cứu nghiêm túc chiến lược kinh doanh của công ty này. Nhưng việc các quỹ đầu cơ đánh cược vào sự sụp đổ của Gamestop đã đánh cắp giấc mơ của anh. Câu chuyện của DFV đã tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau để đẩy giá cổ phiếu Gamestop lên cao, tránh một kết cục bi thảm không đáng có của một công ty còn tốt và đang nỗ lực hết mình tạo công ăn việc làm cũng như giá trị gia tăng trên thị trường. Thông tin của DFV trên Reddit tiết lộ về việc các quỹ đầu cơ đã vay cổ phiếu Gamestop của anh với giá 12 USD/cổ phiếu để bán khống. Và giờ thì các quỹ đầu cơ bán khống đang phải liên tiếp đáp ứng các cuộc gọi margin (margin call) vì giá của GameStop tăng lên ngoài kỳ vọng của họ, họ hoặc là phải bỏ thêm tiền mặt ký quỹ cho phần giá trị cổ phiếu tăng thêm, hoặc là họ chấp nhận khoản lỗ khủng vì không đủ tiền mặt để ký quỹ thêm. Số tiền phải ký quỹ thêm (margin call) cho ít nhất 200.000 cổ phiếu của DFV là 30 triệu USD. Trên thị trường tài chính Mỹ hiện giờ, bao nhiêu khoản margin call như thế đã bị mất khả năng thanh toán? Bao nhiêu tiền mặt đang được vay nợ tiếp để đổ vào các cuộc gọi tăng thêm ký quỹ hoặc bị bán tháo đi? Bong bóng nợ bơm phồng thêm bởi trò chơi bán khống bao giờ sẽ phát nổ?

Chỉ bằng một mã Gamestop, khi một qũy đầu cơ độc hại mất khả năng trả nợ vì bán khống thất bại, SEC sẽ buộc phải vào cuộc, xem xét thay đổi luật chơi. Và lúc này, vỡ nợ domino (dù có SEC hay không) là khó tránh.

Mọi người đi ngang qua một cửa hàng GameStop ở Midtown Manhattan vào ngày 27 tháng 1 năm 2021 tại Thành phố New York. (Ảnh của Michael M. Santiago / Getty Images)
Mọi người đi ngang qua một cửa hàng GameStop ở Midtown Manhattan vào ngày 27 tháng 1 năm 2021 tại Thành phố New York. (Ảnh của Michael M. Santiago / Getty Images)

Bản thân SEC bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ về nhân sự. Ngày 17 tháng 4 năm 2021: Gary Gensler tuyên thệ nhậm chức chủ tịch SEC. SEC cũng bắt đầu trám các lỗ hổng do bán khống tạo ra, một tuyên bố của SEC có hiệu lực từ ngày 22/4/2021 thể hiện rõ sự thay đổi này.

Ngập hàng hóa giả, mọi thứ đều là bán khống

Nghiên cứu của Reddit chỉ ra rằng thị trường trái phiếu cũng đang được bơm vào một lượng điên cuồng Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ giả mạo như một phương tiện để tăng tính thanh khoản vì các chương trình cứu trợ ngập tiền của ông Biden. Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đang được đánh giá là được bơm phồng bởi bong bóng trái phiếu kho bạc giả, mọi hàng hóa tài chính đều là bán khống (!)

Không chỉ Reddit, các phân tích kỹ thuật trên Marketwatch chỉ ra rằng bán khống trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn đang thao túng lợi suất trái phiếu trên thị trường này. Hồi tháng 10/2020, Reuters cũng báo cáo về các giao dịch bán khống kỷ lục trái phiếu kho bạc dài hạn của Mỹ.

Hiện nay, các ngân hàng lớn đang công bố doanh số bán trái phiếu kỷ lục. Một phần các ngân hàng thương mại phải bán bớt trái phiếu kho bạc đã thu mua trước đó do chính sách loại bỏ trái phiếu kho bạc khỏi danh sách tài sản chịu rủi ro (được áp dụng từ tháng 4/2020 đến 4/2021 do đại dịch) chấm dứt. Nhưng một phần lớn hơn trong đó được các chuyên gia đánh giá rằng nó đến từ bán khống để thao túng giá lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ; hiện lợi suất trái phiếu tăng cao và đạt kỷ lục trong hơn 10 năm qua.

Việc này khiến các NHTM lớn của Mỹ hưởng lợi nếu khoản bán trái phiếu kho bạc này là bán khống. Vì tương lai, các ông lớn Phố Wall đặt cược vào sự giảm giá mạnh của trái phiếu kho bạc Mỹ do lạm phát tăng và lãi suất Fed có thể phải tăng trở lại. Biến động giá của trái phiếu kho bạc Mỹ luôn đi ngược với biến động giá của cổ phiếu và lãi suất bởi trái phiếu kho bạc luôn là nơi trú ẩn ưa thích khi thị trường tài chính sụp đổ, biến động mạnh. Cầu trái phiếu kho bạc càng cao, lợi suất trái phiếu càng thấp.

Các ông lớn Phố Wall lại một lần nữa đánh một canh bạc lớn bằng bán khống. Lần này là đặt cược vào sự bùng phát của lạm phát.

Nếu thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ cũng bị mắc kẹt như cuộc chiến của Gamestop và nó sụp đổ thì nó sẽ kéo phần còn lại của TTTC Mỹ, thậm chí là quốc tế sụp đổ, giống như năm 2008 khi cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn của Mỹ lên đến đỉnh điểm và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Hữu Nguyên

NGUỒN TIN THAM KHẢO

  1. https://www.fxstreet.com/analysis/small-speculators-pile-into-treasury-shorts-is-a-short-squeeze-coming-202103080513
  2. https://www.marketwatch.com/story/heres-a-technical-analysts-explanation-of-the-short-squeeze-driving-bonds-11618836495
  3. https://www.investopedia.com/articles/investing/051915/how-short-us-bond-market.asp
  4. https://finance.zacks.com/dangers-short-selling-stocks-bonds-6296.html
  5. https://investing.vn/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-quy-hoan-doi-danh-muc-etfs.html



BÀI CHỌN LỌC

Cảnh báo: Khủng hoảng sẽ tệ hơn 1929 vì thị trường tài chính Mỹ ngập 'hàng giả'