Chiến lược Vành đai và Con đường - ‘nhát cắt phản chủ’ chí mạng dành cho ông Tập

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hầu hết những người đã nghe nói về Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của ông Tập Cận Bình đều nghĩ về nó như một bài tập về kỹ trị kinh tế. Giả thuyết này là sai. BRI không phải là một trò chơi sức mạnh địa kinh tế mà là một chiến lược tiếp thị của Bắc Kinh, là thể hiện sự ưu việt của chế độ này với thế giới bên ngoài…(Tanner Geer, nhà báo- nhà nghiên cứu kinh tế)

Rất ít trong vô số các dự án và kế hoạch đầu tư được gắn nhãn BRI sinh ra bởi sáng kiến này, thực ra nhiều dự án được sinh ra trước khi có sáng kiến này. Các chiến lược gia ở Bắc Kinh không phải là nguyên nhân khiến dòng tiền dịch chuyển, hay huy động được nhân lực và vật chất khổng lồ tiêu hao trong BRI, họ cũng không thể chỉ đạo nó.

Chính vị "chủ tịch quyền uy" Tập Cận Bình là người có quyền ảnh hưởng đến những "dòng chảy" này. Chính vì lý do này, BRI đã ra đời.

Mục đích thực sự của BRI: Xuất khẩu mô hình toàn trị của ĐCSTQ ra thế giới

Ngay từ đầu, sáng kiến ​​này đã ít sử dụng các công cụ kinh tế cho mục đích địa chính trị mà chủ yếu sử dụng các công cụ chính trị, ngoại giao và tuyên truyền để định hình phản ứng toàn cầu trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Bởi vậy sáng kiến BRI phải được đánh giá dựa trên mục tiêu tồn tại của nó. Nếu dựa trên tiêu chuẩn của mục tiêu này, các thất bại của BRI là không thể rõ ràng hơn.

Tất cả các chiến dịch lớn do chính quyền Trung Quốc theo đuổi đều xuất phát từ sứ mệnh đã tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhiệm vụ trung tâm của ĐCSTQ là mang lại “sự trẻ hóa của đất nước Trung Quốc” - một mệnh lệnh đưa Trung Quốc trở lại sự thịnh vượng và vinh quang mà Trung Quốc đã từng có - gắn liền với các đế chế trong quá khứ của họ. Đây là một nỗ lực cạnh tranh.

Ông Tập Cận Bình tin rằng “sự trở lại vinh quang của Trung Quốc” đòi hỏi phải “xây dựng một chủ nghĩa xã hội ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản”, và do đó “đặt nền tảng cho một tương lai mà chúng ta sẽ giành được thế chủ động và có vị trí thống trị”.

Những mục tiêu lớn này đặt ra những yêu cầu đặc biệt đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc: “Điều quan trọng là Trung Quốc phải chủ động tạo ra một môi trường an ninh quốc gia thuận lợi”, ông Tập giải thích.

Như ông Tập đã lưu ý trong một bài phát biểu quan trọng sau này “Giấc mơ Trung Hoa chỉ có thể thành hiện thực trong một môi trường quốc tế hòa bình và một trật tự quốc tế ổn định”.

“Ông Tập Cận Bình muốn thông qua BRI thay đổi các chuẩn mực của chính các thể chế toàn cầu theo chuẩn mực của ĐCSTQ, chứ không chỉ là khiến các thể chế khác phải thích nghi với ĐCSTQ, hoặc buộc phải vi phạm các chuẩn mực đã cam kết của họ để kiếm lời từ ĐCSTQ”

Khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, môi trường an ninh quốc tế có vẻ không mấy thuận lợi. Hoa Kỳ là đồng minh quân sự thân thiết với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc và vừa tuyên bố ý định xoay trục thế trận quân sự sang châu Á. Washington đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do khu vực Châu Á mà không có Trung Quốc.

Các nhà quan sát ở Bắc Kinh lo sợ làn sóng phản đối từ bên trong Trung Quốc. Điều đáng lo ngại không kém là “sức mạnh ngôn luận” của phương Tây.

Các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ xác định rằng các mô hình tư tưởng tự do là mối đe dọa đối với sự cai trị của họ; họ lo sợ rằng một trật tự quốc tế với các quy tắc vận hành tự do triệt để sẽ gây bất ổn cho Trung Quốc và làm suy yếu động lực của họ trong việc "tiến gần hơn đến giai đoạn trung tâm” của các vấn đề thế giới.

Để phát triển mạnh mẽ, ĐCSTQ cần phải thúc đẩy trật tự quốc tế theo hướng “công bằng và hợp lý hơn”, theo chuẩn mực của họ. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã tưởng tượng về một tương lai nơi hệ thống xã hội chủ nghĩa của họ giữ một vị trí danh dự; trong đó các hệ thống liên minh phương Tây sẽ bị thay thế bởi "một mạng lưới quan hệ đối tác liên kết tất cả các nơi trên thế giới".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc họp báo cuối Diễn đàn Vành đai và Con đường về Hợp tác Quốc tế vào ngày 15 tháng 5 năm 2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, dự kiến sẽ tạo cơ sở cho các sáng kiến cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh dẫn đầu nhằm kết nối Trung Quốc với châu Âu, châu Phi và châu Á. (Ảnh của Jason Lee-Pool / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc họp báo cuối Diễn đàn Vành đai và Con đường về Hợp tác Quốc tế vào ngày 15 tháng 5 năm 2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, dự kiến sẽ tạo cơ sở cho các sáng kiến cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh dẫn đầu nhằm kết nối Trung Quốc với châu Âu, châu Phi và châu Á. (Ảnh của Jason Lee-Pool / Getty Images)

Trong một thế giới như vậy, ĐCSTQ có thể yên tâm khi biết rằng việc Trung Quốc vươn lên dẫn đầu đã được đảm bảo an toàn.

Câu hỏi duy nhất là làm thế nào để tạo ra thế giới nơi ĐCSTQ được ca ngợi và bảo hộ?

BRI là nỗ lực cá nhân của ông Tập Cận Bình nhằm đưa tổ hợp cơ sở hạ tầng-công nghiệp của Trung Quốc vào nhiệm vụ định hình lại trật tự quốc tế của ĐCSTQ. Chỉ vài năm trước khi ông Tập lên nắm quyền, Trung Quốc đã dựa vào tổ hợp này để tìm cách thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.

Các chính quyền địa phương hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để xây dựng cơ sở hạ tầng mới trên quy mô lớn, tài trợ cho các dự án thông qua các khoản vay lãi suất thấp do các ngân hàng chính sách lớn của Trung Quốc cung cấp. Nhưng đến đầu những năm 2010, mối quan hệ giữa chính quyền địa phương-DNNN-ngân hàng chính sách này rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Tiền kích thích đã biến mất, lợi nhuận từ cơ sở hạ tầng trong nước có xu hướng tiêu cực, công suất vượt quá 30% trong các ngành như sắt, xi măng và nhôm, và các ngân hàng Trung Quốc có khoảng 3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối chưa sử dụng. Cách duy nhất để duy trì lợi nhuận của nó là tìm kiếm khách hàng mới, chi tiền ở nước ngoài.

Nhà kinh tế học Andrew Batson nhận xét rằng: “Bài học mà Trung Quốc đã học được [trong cuộc suy thoái], đó là nợ là tốt, không có chi phí cho nợ, những lời chỉ trích của phương Tây về việc đầu tư cơ sở hạ tầng quá mức là vô nghĩa. Vì vậy, việc cho vay nợ để xây dựng thêm cơ sở hạ tầng lúc nào cũng chỉ có lợi mà thôi [không có mặt trái].

Tổ hợp xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, đối mặt với lợi nhuận đang giảm dần trong nước, [đã áp dụng] bài học đó cho toàn thế giới”.

Toàn cầu hóa tổ hợp cơ sở hạ tầng-công nghiệp Trung Quốc đã được tiến hành tốt khi ông Tập quyết định mô tả nó như một phần của Con đường Tơ lụa của thế kỷ 21. Nhiều dự án lớn nhất và nổi bật nhất của sáng kiến ​​đã được công bố, đàm phán hoặc bắt đầu xây dựng nhiều năm trước khi BRI chính thức ra mắt, và chỉ đơn giản là đổi tên thương hiệu, sau khi có được sự ủng hộ của giới lãnh đạo ĐCSTQ.

Ông Tập đã đi quá xa để gắn các dự án của DNNN với chiến lược lớn của cá nhân ông. Ông Tập đã tổ chức hai diễn đàn quốc tế lớn dành riêng cho Vành đai và Con đường, mỗi diễn đàn đều đưa các phái đoàn từ hơn 40 quốc gia đến Bắc Kinh. Ông Tập sử dụng các cuộc gặp với các nguyên thủ nước ngoài để công bố Bản ghi nhớ BRI mới và để công khai thúc đẩy hiệu quả của phương pháp tiếp cận “đôi bên cùng có lợi” của sáng kiến ​​này .

BRI - Tư tưởng Tập Cận Bình về đối ngoại

Một danh mục các bài phát biểu chính về BRI cho thấy ông Tập đã đưa ra chủ đề này nhiều hơn bất kể thành viên nào khác của Bộ Chính trị. BRI đã được tái khẳng định như một kế hoạch trọng tâm của “Tư tưởng Tập Cận Bình về đối ngoại” —một tập hợp các nguyên tắc và hướng dẫn mà tất cả các cơ quan đối ngoại của Trung Quốc phải ghi nhớ, nội bộ hóa và triển khai thực hiện — được trao một vị trí nổi bật trong Báo cáo công tác chính trị của ông Tập trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19.

Đại hội đó đã chứng kiến ​​việc sáng kiến ​​có chữ ký của ông Tập được xác nhận và ghi vào hiến pháp của ĐCSTQ.

Có hai lý do rõ ràng cho quyết định của ông Tập khi coi việc toàn cầu hóa tổ hợp công nghiệp-cơ sở hạ tầng DNNN là đứa con tinh thần của cá nhân ông.

Đầu tiên là ông Tập hy vọng rằng khuôn khổ này có thể định hình các đường nét về đầu tư và xây dựng ra nước ngoài trong tương lai, hướng chúng về các ưu tiên ngoại giao của cá nhân ông. Ông Tập đã nêu rõ ưu tiên: vận tải và năng lượng cơ sở hạ tầng ở những nơi chiến lược.

Các tài liệu hướng dẫn của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan điều phối phát triển hàng đầu của Trung Quốc, hướng dẫn các nhà quản lý dự án ưu tiên sáu “hành lang kinh tế” với các nước láng giềng của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta trước cuộc gặp song phương trong Diễn đàn Vành đai và Con đường về Hợp tác Quốc tế tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 15/5/2017 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Etienne Oliveau / Pool / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta trước cuộc gặp song phương trong Diễn đàn Vành đai và Con đường về Hợp tác Quốc tế tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 15/5/2017 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Etienne Oliveau / Pool / Getty Images)

Như một nhà phân tích lưu ý, các hành lang “rõ ràng là vượt qua các điểm nghẽn hàng hải mà Trung Quốc có cho đến nay (một cách cần thiết) dựa vào khả năng hải quân và 'lòng nhân từ' của Mỹ để đảm bảo”.

Ông Tập nhấn mạnh rằng BRI phải “ưu tiên cho các dự án có tầm quan trọng chiến lược”, kết nối cơ sở hạ tầng là nền tảng của sự phát triển thông qua hợp tác.

"Chúng ta nên thúc đẩy kết nối trên bộ, hàng hải, hàng không và không gian mạng, tập trung nỗ lực vào các tuyến đường, thành phố và dự án trọng điểm và kết nối mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và cảng biển. Mục tiêu xây dựng sáu hành lang kinh tế lớn trong khuôn khổ BRI đã được đặt ra và chúng ta cần nỗ lực để đạt được mục tiêu đó”, ông Tập tuyên bố.

Giảm các quy trình chính trị phức tạp xuống thành các khẩu hiệu nhạt nhẽo (“vành đai và con đường”), danh sách được đánh số (“sáu hành lang kinh tế lớn”) và các chủ trương chính sách quá rộng (“ưu tiên cho các dự án có tầm quan trọng chiến lược”) là một chiến lược kiểm soát mà các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thường dùng đến.

Họ lãnh đạo một nhà nước toàn trị, có số thành viên lên tới hàng chục triệu người; hầu hết các cá nhân làm việc cho ĐCSTQ nhận thấy mình phải chịu sự chồng chéo, và đôi khi xung đột, giữa các tuyến quyền lực.

Để hình thành trật tự trong hỗn loạn, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ dựa vào tuyên truyền và khẩu hiệu để truyền đạt trực tiếp cho các cán bộ; ban hành các chỉ thị chi tiết "dự đoán trước mọi tình huống bất ngờ" với hy vọng rằng các cán bộ sẽ nắm được các nguyên tắc trong tư tưởng chỉ đạo của ĐCSTQ, và sau đó phát triển con đường riêng của họ để thực hiện các nguyên tắc này.

Khi ông Tập tuyên bố rằng “liệu ​​chúng ta có thành công trong việc theo đuổi phát triển hòa bình ở một mức độ lớn hay không, phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể biến các cơ hội ở phần còn lại của thế giới thành cơ hội của Trung Quốc hay không”, ông biết rằng tuyên bố của mình sẽ được lặp lại và in lại trên các ấn phẩm nhà nước mà các nhà ngoại giao, các nhà quản lý DNNN, các sĩ quan quân đội và các quan chức ĐCSTQ phải đọc. Họ có trách nhiệm biến những tuyên bố "rộng lớn và nhạt nhẽo" thành những kế hoạch hành động cá nhân.

Hầu hết các chỉ thị của ĐCSTQ là như vậy, tập trung mạnh mẽ vào đối tượng nội bộ của họ là các đảng viên và nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, việc đổi tên thương hiệu BRI mang đến lượng "khán giả thứ hai", lớn hơn: cả thế giới bên ngoài Trung Quốc.

Chào đón những người khác tham gia chuyến tàu tốc hành phát triển, theo đường lối của ĐCSTQ

Việc lớn tiếng kêu gọi sự chú ý đến các dự án của DNNN và đầu tư ra nước ngoài cho phép ông Tập lật đổ những câu chuyện thù địch xung quanh "sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Việc biến các dự án phát triển nước ngoài thành kế hoạch trọng tâm trong chiến lược lớn của ông Tập là một nỗ lực nhằm "hợp pháp hóa việc Trung Quốc trở lại vị thế siêu cường".

“Thúc đẩy BRI, thúc đẩy hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và các nước khác, và theo đuổi sự phát triển chung”, ông Tập nói với các nhà ngoại giao của mình, có nghĩa là “kể cho thế giới nghe những câu chuyện thành công của Trung Quốc, [và thông qua những phương tiện này] thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước khác”.

Sứ mệnh hợp pháp hóa BRI được thể hiện trong lời mời của ông Tập là “chào đón những người khác tham gia chuyến tàu tốc hành phát triển của Trung Quốc”.

Đây là một sự trả giá có chủ đích cho uy tín: Trung Quốc đã công khai đưa ra “một con đường mới cho các nước đang phát triển khác để đạt được hiện đại hóa” theo một thể chế giống như ĐCSTQ đang làm.

Ông Tập đã làm rõ điều này vào năm 2017 khi ông tuyên bố rằng “ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc hiện đang bay cao và tự hào cho tất cả mọi người nhìn thấy”; và ĐCSTQ đã “Mở ra một con đường mới cho các nước đang phát triển khác để đạt được hiện đại hóa. [Ví dụ về Trung Quốc] đưa ra một lựa chọn mới cho các quốc gia và dân tộc khác - những ai muốn tăng tốc độ phát triển trong khi vẫn bảo toàn độc lập của mình; và nó cung cấp sự khôn ngoan của Trung Quốc và cách tiếp cận của Trung Quốc để giải quyết các vấn đề mà nhân loại phải đối mặt”.

Kiểu hùng biện này đã thay đổi các điều khoản cùa BRI. Điều đáng lẽ được hiểu là "các giao dịch kinh doanh giữa các DNNN riêng lẻ và các chính phủ mua dịch vụ của họ", thì nay trở thành sự tán thành ngoại giao về “cách tiếp cận của Trung Quốc để giải quyết các vấn đề mà nhân loại phải đối mặt”.

Mỗi Biên bản Ghi nhớ do một chính phủ nước ngoài ký kết sẽ hợp pháp hóa con đường phát triển của Trung Quốc — và họ sẽ phải đi theo con đường mà ĐCSTQ đã đi tiên phong đi trước.

Tổng thống Argentina Mauricio Macri đi dạo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ đón bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 17/5/2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông Macri đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc sau khi tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường. (Ảnh của Nicolas Asfouri / Pool / Getty Images)
Tổng thống Argentina Mauricio Macri đi dạo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ đón bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 17/5/2017 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông Macri đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc sau khi tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường. (Ảnh của Nicolas Asfouri / Pool / Getty Images)

Đó là một chiến lược 'cáo già', một tham vọng cá nhân cực lớn, nhưng 'gậy ông đập lưng ông'

Việc chuyển đổi các dự án giàu tiền mặt của các DNNN thành những người phụ trách công cuộc trẻ hóa đất nước của Trung Quốc đã gây ra những hậu quả không lường trước được.

Những người Mỹ từ việc xem các dự án này như một loạt các thỏa thuận đầu tư song phương đặc biệt, thì nay lại coi chúng là một thách thức đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.

Phản ứng tự nhiên của những "kẻ giết rồng" trên thế giới trước sự công khai của BRI là săn lùng các dự án BRI mà họ có thể làm mất uy tín — một nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn nhiều do hậu quả của chiến dịch xây dựng thương hiệu của ông Tập.

Theo cách nói của một nhà kinh tế, quyết định của ông Tập gắn chiến lược DNNN với chiến lược của cá nhân ông đã “mang lại cho tổ hợp cơ sở hạ tầng DNNN độc quyền một khoảng trống để theo đuổi bất kỳ dự án nào mà họ [có thể] đạt được”.

Những khoản đầu tư kém cỏi từng bị các nhà quan sát ở Trung Quốc chỉ trích, hoặc ít nhất là giám sát kỹ lưỡng hơn thì nay đã được cho phép thông qua, vì rất ít người Trung Quốc dám liều lĩnh làm nhụt chí sáng kiến ​​mà Tổng Bí thư đã đầu tư rất nhiều uy tín của mình vào.

Ngược lại, ở bên ngoài Trung Quốc, các nhà phê bình giờ đây cho rằng sự cẩu thả hoặc thiếu thiện chí không phải do sự thất bại của các DNNN riêng lẻ hoặc các tập đoàn tài chính, mà là sự ác độc của chính phủ Trung Quốc. Bất cứ điều gì sai sót với bất kỳ dự án nào bây giờ sẽ được đặt trực tiếp dưới chân của ông Tập Cận Bình.

Do đó, một chuỗi dài các sự cố liên quan đến BRI đã nâng những tranh chấp - về cơ bản là thương mại hoặc tài chính - lên thành khủng hoảng trong mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước chủ nhà BRI khác nhau.

Các dự án BRI đã vướng vào bê bối tham nhũng hoặc tranh cãi chính trị ở Malaysia, Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh, Pakistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Cộng hòa Séc, Ý, ÚcMaldives.

Điều tồi tệ nhất trong số những tranh chấp này là việc các đảng chính trị chống Trung Quốc lên nắm quyền tại các quốc gia tham dự BRI, đã lên án BRI là một trò lừa bịp lớn, tố cáo ĐCSTQ về “chủ nghĩa thực dân mới” và coi các nỗ lực của Bắc Kinh là một nỗ lực gài bẫy các quốc gia của họ bằng “ngoại giao bẫy nợ”.

Việc lựa chọn dự án một cách lộn xộn là một kết quả không thể tránh khỏi của ông Tập khi cho phép các DNNN và ngân hàng chính sách - các tổ chức không có động cơ để coi trọng các ưu tiên chính sách đối ngoại dài hạn của ĐCSTQ - trở thành nền tảng cho chiến lược lớn của ông.

Ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 4 năm 2019 cho thấy cảng cạn KTZE-Khorgos Gateway Dry, một trung tâm hậu cần ở Kazakhstan của biên giới - nơi mà Trung Quốc coi là rất quan trọng đối với sự thành công của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh của ABDUAZIZ MADYAROV / AFP/ Getty Images)
Ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 4 năm 2019 cho thấy cảng cạn KTZE-Khorgos Gateway Dry, một trung tâm hậu cần ở Kazakhstan của biên giới - nơi mà Trung Quốc coi là rất quan trọng đối với sự thành công của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh của ABDUAZIZ MADYAROV / AFP/ Getty Images)

Các tác nhân chính trong hệ thống này là các chính phủ chủ nhà, các quan chức chính quyền cấp tỉnh và thành phố Trung Quốc, các DNNN lớn (những người cung cấp hàng hóa và dịch vụ thực tế được đấu thầu) và các ngân hàng chính sách của Trung Quốc (có các khoản vay tài trợ cho các dự án).

Khi có hàng tỷ USD tham dự vào, những "lời hô hào" của Tư tưởng Tập Cận Bình đối với DNNN đã trở nên yếu ớt

Tầm nhìn chiến lược của ông Tập và các thực tế về BRI cũng không có nhiều sự tương đồng với nhau. Một phân tích từ 173 dự án BRI kết luận rằng, ngoài Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, “dường như không có mối quan hệ đáng kể nào giữa việc tham gia hành lang và hoạt động của dự án”.

Khi sự tham gia được đo lường thông qua lượng tiền đầu tư, thì con số này thậm chí còn lớn hơn: khoảng 30% trong số 148 nghìn tỷ USD đầu tư vào các quốc gia BRI từ năm 2014 đến năm 2018 là đến ba quốc gia: Singapore, Hàn Quốc và Israel. Không có cái nào trong 3 cái này nằm trong 6 hành lang kinh tế chiến lược.

Các dự án có thể hoạt động với nhiều mục đích chiến lược: Vào năm 2013, các quan chức ở Quảng Tây và các đồng minh DNNN của họ đã tài trợ khoản đầu tư hàng tỷ USD vào một cảng, đường sắt xuyên quốc gia và khu công nghiệp ở bang Pahang của Malaysia. Hai năm sau, các quan chức ở tỉnh Quảng Đông đã ký một thỏa thuận với Malacca để tài trợ cho khu công nghiệp và cảng này trị giá hàng tỷ USD.

Các nhà khoa học chính trị Zeng Jinhan và Lee Jones lưu ý: “Có rất ít cơ sở kinh tế hợp lý cho việc phát triển hai cảng đẳng cấp thế giới trên Bán đảo Malaysia. Những dự án này không phản ánh một quy hoạch tổng thể nhất quán mà là các động lực tiểu quốc gia mang tính cạnh tranh ở cả hai nước. Hơn nữa, những động lực ở cấp độ vi mô này rõ ràng không - thực sự, không thể - bổ sung vào một mạng lưới cơ sở hạ tầng cấp vĩ mô, chặt chẽ”.

Việc phân bổ đầu tư bừa bãi, thiếu tầm nhìn chiến lược và chặt chẽ đặt ra câu hỏi liệu các DNNN Trung Quốc có hành xử khác với những gì họ sẽ làm nếu không có khuôn khổ BRI hay không.

Một nhà nghiên cứu đã phỏng vấn hàng chục người ra quyết định trong các DNNN Trung Quốc báo cáo rằng việc cân nhắc lợi nhuận chứ không phải chính trị đang thúc đẩy việc lựa chọn dự án.

Sau khi sử dụng dự trữ ngoại hối dư thừa trong nửa đầu những năm 2010, nguồn vốn từ các ngân hàng chính sách để bắt đầu các dự án mới đạt đỉnh vào năm 2017 và đã giảm mạnh kể từ đó. Các chủ ngân hàng và doanh nhân chỉ đơn giản là không sẵn sàng lao vào việc thực hiện các chỉ thị mơ hồ có chủ ý của chủ tịch Tập.

Ông Tập đã không tạo ra quá trình lựa chọn và phát triển dự án của tổ hợp công nghiệp-cơ sở hạ tầng. Ông ấy thừa hưởng nó, nói cách khác là tự gắn thương hiệu cá nhân của mình lên đó mà thôi.

Việc coi điều này là trung tâm của quan hệ đối ngoại Trung Quốc là sai lầm của ông. Các tác nhân quá khác nhau và mối quan hệ của họ quá phức tạp, đối với một hệ thống kiểm soát tập trung đơn giản.

Điều này khiến ông Tập không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào bộ máy tuyên truyền và hệ tư tưởng để cố gắng đưa ra định hướng chiến lược cho BRI. Những hướng dẫn hành vi cho cán bộ ĐCSTQ rất hiệu quả khi không có các khuyến khích khác - nhưng khi có hàng tỷ USD được thực hiện, những "lời hô hào" của Tư tưởng Tập Cận Bình đã trở nên yếu ớt. Điều trớ trêu là người nước ngoài đã chú ý đến những lời khuyên của ông Tập.

Tương lai của thương hiệu BRI là không chắc chắn. Sáng kiến ​​này vướng vào uy tín cá nhân của ông Tập. Thật khó có thể tưởng tượng sáng kiến có ​​chữ ký của ông Tập lại biến mất, trừ khi chính ông gục ngã trước.

Khi đó, nhiều khả năng là sự chú ý của cả quốc tế và các bên tập trung vào sáng kiến ​​này sẽ giảm dần, vì các DNNN muốn kiếm tiền dễ dàng sẽ xác định rằng tiền nước ngoài không còn dễ kiếm như vậy nữa.

Tác giả: Tanner Greer là một nhà báo và nhà nghiên cứu. Bài viết của ông tập trung vào các vấn đề an ninh đương đại ở Châu Á - Thái Bình Dương và lịch sử quân sự của Đông và Đông Nam Á.

Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

Chiến lược Vành đai và Con đường - ‘nhát cắt phản chủ’ chí mạng dành cho ông Tập