‘Chiến tranh tàng hình’ Mỹ-Trung: Cuộc chiến cũ - Chiến thuật mới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Trung Quốc đã và đang có chiến tranh với Hoa Kỳ. Cuộc chiến này có chủ đích và gây thiệt hại hơn cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhật Bản, mặc dù không có quả bom nào được thả xuống hay viên đạn nào được bắn ra. Các thành viên nội các trong chính quyền mới nên là những người nhận ra mối nguy hiểm mà ĐCSTQ gây ra cho Hoa Kỳ, nhưng điều đó vẫn được xem là một... “kỳ vọng”.

Năm 1998, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xuất bản cuốn “Chiến tranh không giới hạn” (Unrestrictive Warfare), chỉ ra rằng không có quốc gia nào có thể cạnh tranh về tài chính hoặc công nghệ, hoặc giành chiến thắng trước Hoa Kỳ - trong một cuộc chiến tranh vũ lực truyền thống.

Cuốn sách khẳng định rằng đối với một quốc gia (như Trung Quốc), thì để đánh bại Mỹ, các cuộc chiến trong tương lai sẽ dựa trên các phương pháp bất bạo động - thông qua ảnh hưởng tài chính, hối lộ chính trị, gián điệp công nghiệp, đánh cắp tài sản trí tuệ và các phương tiện phi truyền thống khác.

Việc chính quyền mới đảo ngược mọi hành động của cựu Tổng thống Trump cho thấy chính quyền mới có thể không nhận thức được mối nguy hiểm này. Một câu hỏi cần được đặt ra: Liệu chính quyền Biden có bảo vệ Hoa Kỳ trước các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không?

‘Chiến tranh tàng hình’: ĐCSTQ phát động chiến tranh mà 'không cần bạo lực'

Cuốn “Chiến tranh tàng hình” của Robert Spalding ghi lại cuộc chiến của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ - khi chính quyền này tận dụng công nghệ của Hoa Kỳ và hình thức xã hội cởi mở, “khuyến khích tài chính” các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ - khiến họ tập trung vào lợi ích cá nhân của mình hơn là lợi ích an ninh quốc gia.

Ông Spalding đưa ra ví dụ về cách Trung Quốc chinh phục mà không cần bạo lực. Chẳng hạn như việc Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho Bắc Kinh thông qua chương trình Một vành đai, Một con đường (BRI) do vị thế Trung Quốc là một quốc gia "chưa phát triển". Sau khi có được nguồn vốn này, Trung Quốc cấp vốn và (xuất khẩu lao động Trung Quốc) xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba.

Bước “chiến lược” cuối cùng là buộc các quốc gia này như “thị trường bị giam cầm” - phải mua hàng hóa "Sản xuất tại Trung Quốc" của họ.

Ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 4 năm 2019 cho thấy cảng cạn KTZE-Khorgos Gateway Dry, một trung tâm hậu cần ở Kazakhstan của biên giới - nơi mà Trung Quốc coi là rất quan trọng đối với sự thành công của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh của ABDUAZIZ MADYAROV / AFP/ Getty Images)
Ảnh được chụp vào ngày 15 tháng 4 năm 2019 cho thấy cảng cạn KTZE-Khorgos Gateway Dry, một trung tâm hậu cần ở Kazakhstan của biên giới - nơi mà Trung Quốc coi là rất quan trọng đối với sự thành công của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh của ABDUAZIZ MADYAROV / AFP/ Getty Images)

Trong nước, Trung Quốc đã xây dựng vô số thành phố "ma", nơi các tòa nhà chung cư cao tầng được xây dựng - có sức chứa cho hơn 64 triệu người - bị bỏ trống. Do nới lỏng định lượng, các ngân hàng phương Tây, Hoa Kỳ đã tài trợ cho các dự án này, trong đó ngân hàng trung ương của Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ để đổi lại các khoản vay. Trong khi mỗi căn hộ (trống) có giá trị sổ sách là 100.000 USD, thì giá trị thị trường thực của nó chỉ gần 20.000 USD.

Khi các khoản vay này vỡ nợ, các ngân hàng phương Tây sẽ phải thanh lý các căn hộ với lãi suất giảm cho các gia đình Trung Quốc, những người sẽ có những căn hộ hoàn toàn mới được xây dựng và trả tiền bởi người nộp thuế Hoa Kỳ.

Ngoài ra, gây thiệt hại không kém là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ - đặt lợi ích kinh doanh lên trên an ninh quốc gia. Họ bảo vệ hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì họ có các nhà máy ở Trung Quốc - nơi họ "được phép" bóc lột nhân viên làm việc trong điều kiện như nô lệ; đổi lại, các công ty Mỹ phải từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa liên doanh và thực hiện chuyển giao công nghệ.

Tận dụng chủ nghĩa tư bản thân hữu là kế hoạch mà ĐCSTQ áp dụng - tương tự cách Hitler đã làm đối với Hoa Kỳ vào năm 1940. Hitler đã trao độc quyền cho các thị trường mới ở các quốc gia bị chinh phục. Hitler ban đầu không có ý định chiến đấu trên bộ với Hoa Kỳ, vì hắn muốn kiểm soát Hoa Kỳ bằng cách gây ảnh hưởng tài chính và kinh tế lên các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị.

Các chính trị gia Hoa Kỳ không miễn nhiễm với ảnh hưởng của Trung Quốc

Ngoại trưởng Tony Blinken: đã được Trung Quốc “tôn trọng” trong cả lĩnh vực riêng tư và công vụ của mình. Với tư cách là thứ trưởng ngoại giao của Obama, ông Blinken đã giảm việc bán vũ khí cho Đài Loan xuống còn 1,7 tỷ USD để xoa dịu ĐCSTQ (so với 16,9 tỷ USD của ông Trump trong hai năm cuối chính quyền của ông).

Trong một bài phát biểu vào tháng 9 năm 2020 trước Phòng Thương mại Hoa Kỳ, ông Blinken tuyên bố rằng việc tách khỏi Trung Quốc sẽ là một sai lầm. Sau thời gian nắm quyền dưới thời Obama, ông Blinken là giám đốc điều hành của Trung tâm Ngoại giao và Gắn kết Toàn cầu Penn Biden của ông Joe Biden. Trong thời gian đó, tổng số tiền mà trung tâm này nhận quyên góp từ Trung Quốc là 67 triệu USD.

Bên cạnh đó, ông Blinken không giải thích nguồn gốc của khoản đóng góp ẩn danh 22 triệu USD từ Trung Quốc, bao gồm khoản tài trợ một lần trị giá 14 triệu USD vào tháng 5 năm 2018. Theo luật của Hoa Kỳ, ông Blinken và Hunter Biden (con trai đương kim Tổng thống Biden) - là thành viên của Trung tâm này - lẽ ra phải đăng ký theo Đạo luật đăng ký đại lý nước ngoài (FARA), nhưng họ chưa bao giờ đăng ký. Tại sao lại như vậy?

Ông Blinken làm chứng tại phiên điều trần đề cử do Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tổ chức vào ngày 19/1. (GRAEME JENNINGS / POOL / AFP qua Getty)
Ông Blinken làm chứng tại phiên điều trần đề cử do Ủy ban Đối ngoại Thượng viện tổ chức vào ngày 19/1. (GRAEME JENNINGS / POOL / AFP qua Getty)

Điều phối viên Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Kurt Campbell: là một chuyên gia Đông Á, nhưng lại có đề xuất “không thúc đẩy lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ”.

Với tư cách là trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời Obama-Biden, ông ta đã không ngăn cản, ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình xây dựng quân đội, các thành lũy và sân bay ở Biển Đông của ĐCSTQ; vấn đề Bắc Kinh vi phạm các quy tắc hàng hải quốc tế và đe dọa quyền tự do hàng hải từ Singapore, Đài Loan đến Nhật Bản.

Hơn nữa, ông Campbell là một trong 100 người ký một bức thư ngỏ có tựa đề "Trung Quốc không phải là kẻ thù", được công bố vào ngày 3 tháng 7 năm 2019, trong đó nêu rõ: "Chúng tôi không tin rằng Bắc Kinh là một mối đe dọa kinh tế hay an ninh quốc gia hiện hữu".

Nghị sĩ Dân chủ Eric Swalwell: là thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện và đã bị dính “bẫy mật ngọt” của một điệp viên Trung Quốc. Người phát ngôn của Hạ viện và các thành viên đảng Dân chủ khác đều không kêu gọi loại bỏ ông Swalwell khỏi ủy ban, cũng như không hề tiến hành một cuộc điều tra thực sự nào.

Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, Mitch McConnell - một thành viên đảng Cộng hòa, đã kết hôn với con gái một gia đình tài phiệt người Hoa có quan hệ với ĐCSTQ. Ông McConnell đã nhận được món quà trị giá 5 đến 25 triệu USD từ tỷ phú Trung Quốc Gordon SC Chao khi kết hôn với con gái của ông Chao là Elaine Chao.

Ông Gordon SC Chao là người sáng lập Tập đoàn Foremost, một trong những tập đoàn vận tải biển lớn nhất trên thế giới, với những con tàu được đóng bởi China State Shipbuilding, một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Một bài báo trên New York Times ngày 5/7/2019 trích dẫn rằng 72% hàng hóa vận chuyển của Tập đoàn Foremost đi thẳng đến Trung Quốc.

Anh cả bà Chao là bạn học tại Đại học Giao thông Thượng Hải vào giữa những năm 1930 với Giang Trạch Dân - nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2003; cả hai người họ đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ trong những năm sau đó. Em vợ của McConnell, Angela Chao, hiện là chủ tịch của Foremost Group và cũng là giám đốc hội đồng quản trị của Bank of China, ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc.

Cuộc hôn nhân giữa ông McConnell với vị phu nhân là con gái trong đại gia đình Chao trùng khớp với quỹ đạo lợi nhuận cá nhân ngày càng tăng cho cả hai bên.
Cuộc hôn nhân giữa ông McConnell với vị phu nhân là con gái trong đại gia đình Chao trùng khớp với quỹ đạo lợi nhuận cá nhân ngày càng tăng cho cả hai bên. (Getty)

Cố vấn An ninh Quốc gia, Jake Sullivan: trước khi đảm nhận vai trò trong chính quyền Biden, ông Sullivan đã phát biểu tại Viện nghiên cứu Lowy có trụ sở tại Sydney, Úc vào năm 2017 rằng: "Chúng tôi [Hoa Kỳ] cần phải đạt được một khóa học trung dung — một khóa học khuyến khích sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Còn đối với Tổng thống Biden? Gia đình Biden - anh trai James và con trai Hunter của ông Biden - đã có được nhưng giao thương “thuận lợi” và “mờ ám” với Trung Quốc.

Tóm lại, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ thông qua các phương tiện phi truyền thống; và các chính trị gia cũng như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Hoa Kỳ liệu có hay biết về điều này?

Trung Quốc là một quốc gia không có tự do, hoàn toàn do ĐCSTQ kiểm soát. Chính quyền này không tuân theo các hiệp định quốc tế về thương mại công bằng và không minh bạch trong kế toán, cũng như không tuân theo bất kỳ tiêu chuẩn nào về quyền của người lao động, nhân quyền, việc bảo vệ người tiêu dùng hoặc đảm bảo môi trường.

Các thành viên nội các trong chính quyền mới nên là những người nhận ra mối nguy hiểm mà ĐCSTQ đã và đang gây ra cho Hoa Kỳ, và cần có tầm nhìn cũng như chiến lược để bảo vệ nền dân chủ, tự do của Hoa Kỳ.

Tâm An

Theo American Thinker

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

‘Chiến tranh tàng hình’ Mỹ-Trung: Cuộc chiến cũ - Chiến thuật mới