Chiến tranh tiền tệ: Các ngân hàng Trung Quốc kêu gọi chuyển khỏi SWIFT khi lệnh trừng phạt của Mỹ đang tới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trước đe dọa trừng phạt của Mỹ về việc cắt bỏ các ngân hàng Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán đô-la (SWIFT), các ngân hàng Trung Quốc kêu gọi chủ động rút trước; nhưng Trung Quốc đã phụ thuộc quá lớn vào đồng bạc xanh - đồng tiền chính trong thanh toán toàn cầu và SWIFT.

Trung Quốc muốn chạy khỏi SWIFT

Theo Reuters, Trung Quốc nên chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt tiềm năng của Mỹ bằng cách tăng cường sử dụng mạng nhắn tin tài chính của riêng mình cho các giao dịch xuyên biên giới ở đại lục, Hong Kong và Ma Cao, theo báo cáo từ đơn vị ngân hàng đầu tư của Ngân hàng Trung Quốc.

Các tổ chức tín dụng nhà nước Trung Quốc đã sửa đổi kế hoạch dự phòng trước dự luật của Hoa Kỳ có thể xử phạt các ngân hàng vì phục vụ các quan chức thực thi an ninh quốc gia mới cho Hong Kong, Reuters đưa tin hồi đầu tháng.

Việc sử dụng nhiều hơn Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) thay vì hệ thống SWIFT tại Bỉ cũng sẽ làm giảm sự tiếp xúc của dữ liệu thanh toán toàn cầu của Trung Quốc với Hoa Kỳ, BOC International (BOCI) cho biết trong báo cáo, được đồng tác giả bởi một cựu quan chức quản lý ngoại hối.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng Guan Tao trước đây là giám đốc của bộ phận thanh toán quốc tế của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).

Báo cáo đã xem xét các biện pháp tiềm năng mà Hoa Kỳ có thể áp dụng đối với các ngân hàng Trung Quốc, bao gồm cắt đứt quyền truy cập của họ vào dịch vụ nhắn tin tài chính SWIFT, một mạng lưới chính được các ngân hàng trên toàn cầu sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính.

“Một cú đấm mạnh chặn kẻ thù sẽ cứu bạn khỏi hàng trăm cú đấm từ kẻ thù của bạn”, báo cáo đã viết, trong bối cảnh quan hệ xấu đi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. “Chúng tôi cần chuẩn bị trước, về tinh thần và thực tế”.

Nếu Hoa Kỳ thực hiện hành động cực đoan là cắt đứt sự tiếp cận của một số ngân hàng Trung Quốc đối với các thanh toán bằng đồng đô-la, Trung Quốc cũng nên xem xét ngừng sử dụng đồng đô-la Mỹ làm tiền tệ neo cho kiểm soát ngoại hối.

Nó cũng khuyến nghị Trung Quốc xây dựng luật tương tự như Đạo luật ngăn chặn của Liên minh châu Âu, cho phép EU duy trì quan hệ thương mại và kinh tế với Iran, một quốc gia bị Mỹ trừng phạt.

Nhưng Trung Quốc đã quá phụ thuộc vào đô-la - đồng tiền chính thanh toán qua SWIFT

Giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Trung Quốc dựa vào đồng USD như một phương thức thanh toán cho hầu hết các hoạt động thương mại, tài chính và đầu tư quốc tế, với các tổ chức tài chính ở Hong Kong thường đóng vai trò cửa ngõ. Việc Bắc Kinh sử dụng đồng USD đã giúp Mỹ duy trì “đặc quyền quốc tế” của đồng USD - một cụm từ được sử dụng bởi cựu bộ trưởng tài chính Pháp Valéry Giscard d'Estaing vào năm 1965 - trong hệ thống tiền tệ quốc tế.

Trung Quốc đã ra mắt hệ thống dịch vụ thanh toán bù trừ CIPS vào năm 2015 để giúp quốc tế hóa việc sử dụng đồng nhân dân tệ (CNY). Được giám sát bởi ngân hàng trung ương, CIPS cho biết họ đã xử lý 135,7 tỷ nhân dân tệ (19,4 tỷ USD) mỗi ngày vào năm 2019, một con số quá khiêm tốn.

Trung Quốc đã khuyến khích sử dụng đồng CNY trong các thanh toán thương mại, họ đã thiết lập một thị trường ở Thượng Hải để giao dịch các hợp đồng tương lai dầu thô bằng đồng CNY, và họ đã phát triển một hệ thống thanh toán CNY xuyên biên giới, ký kết hàng chục giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương và thậm chí tạo ra ngân hàng đa phương của riêng mình.

Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ đạt được thành công hạn chế vì đồng USD vẫn là lựa chọn hàng đầu của các thương nhân, nhà đầu tư và ngân hàng trung ương trên toàn thế giới. Việc sử dụng quốc tế của đồng CNY bị giới hạn so với đồng USD - con số mới nhất từ ​​hệ thống SWIFT cho thấy đồng CNY chỉ chiếm 1,66% giao dịch thanh toán quốc tế so với 43% của USD.

Ngoài ra, hơn 70% giao dịch thương mại sử dụng CNY trong thanh toán quốc tế diễn ra tại Hong Kong, nơi có hệ thống tài chính và tiền tệ riêng biệt với đại lục. Bởi vì đồng đô-la Hong Kong có tỷ giá neo theo đồng USD và có thể tự do chuyển đổi sang các loại tiền tệ khác, nó phục vụ như một phương tiện để Trung Quốc tiếp cận thị trường vốn toàn cầu.

Mối lo ngại đang gia tăng rằng Hoa Kỳ có thể quyết định làm suy yếu hoặc thậm chí phá vỡ các liên kết này, tước quyền tiếp cận tài trợ toàn cầu của Trung Quốc trong khi làm suy yếu vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính quốc tế.

Theo Bloomberg Intelligence, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Trung QuốcNgân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, bốn ngân hàng cho vay lớn nhất do nhà nước kiểm soát, có tổng cộng 7,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,1 nghìn tỷ USD) các khoản nợ bằng đồng đô-la vào cuối năm 2019, trong đó 47% là tiền gửi, theo báo cáo hàng năm của họ. Phần còn lại đến từ vay liên ngân hàng và phát hành chứng khoán cho các nhà đầu tư toàn cầu.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

Chiến tranh tiền tệ: Các ngân hàng Trung Quốc kêu gọi chuyển khỏi SWIFT khi lệnh trừng phạt của Mỹ đang tới