Chính quyền Trung Quốc đối mặt với lựa chọn định mệnh: Có chiếm Đài Loan hay không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự vươn lên của chính quyền Trung Quốc liên quan đến một số quyết định “mang tính định mệnh” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Không gì quan trọng hơn việc “liệu có nên tấn công Đài Loan hay không” - để đưa hòn đảo dân chủ, “thân phương Tây” với 24 triệu dân này - nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đối với chính quyền Trung Quốc, việc chinh phục quốc đảo Đài Loan là một "sứ mệnh thiêng liêng".

Nếu một ngày nào đó, một chiếc xe limousine bọc thép chở ông Tập đi “chinh phục” các con phố ở thủ đô Đài Bắc, ông sẽ ghi danh cùng những nhà độc tài khác, sẽ tham gia cùng Mao Trạch Đông với tư cách là người đồng chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc - vốn bị bỏ dở vào năm 1949 khi Quốc dân đảng rời bỏ Trung Quốc và lập quốc tại Đài Loan.

Có lẽ ông Tập sẽ đi xe qua những con phố Đài Bắc vẫn còn bị lửa thiêu đốt, nhuốm đầy máu và vắng bóng những người dân Đài Loan bình thường - bởi lệnh thiết quân luật. Cuộc chinh phục Đài Loan có thể đánh dấu sự nâng tầm của Trung Quốc lên hàng các cường quốc độc tài hùng mạnh - đến mức không một quốc gia nào dám thách thức mong muốn của họ.

Liệu Mỹ có ngăn cản ông Tập chiếm Đài Loan?

Nếu ông Tập ra lệnh cho Quân đội Giải phóng Nhân dân chiếm Đài Loan, quyết định của ông sẽ được định hình bởi một phán đoán trên hết: Liệu Mỹ có thể ngăn cản ông không?

Trong 71 năm, sự tồn tại của Đài Loan với tư cách là một hòn đảo tự trị đã dựa vào khả năng ngăn chặn sự xâm lược từ Trung Quốc của Mỹ. Đúng như vậy, Đài Loan có lẽ được yên bình do Trung Quốc muốn các trò chơi khác để có thể tránh được cuộc chiến “có thể có” với Hoa Kỳ.

Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ràng buộc Đài Loan với đại lục về mặt kinh tế. Họ cũng đã cố gắng thu hút công chúng Đài Loan bằng những lời hứa về quyền tự chủ, nếu quốc đảo này chấp nhận sự cai trị từ Bắc Kinh, theo tiêu chuẩn "một quốc gia, hai chế độ".

Năm ngoái, khái niệm đó đã bị phá vỡ bởi sự phá hủy các quyền tự do công dân ở Hong Kong, một lãnh thổ được đưa ra những lời hứa tương tự. Nhưng Trung Quốc đang mất kiên nhẫn với việc “tái thống nhất hòa bình”, và những tính toán lạnh lùng luôn có ý nghĩa hơn. Về cơ bản, Trung Quốc đã tạm dừng tay vì sợ rằng quân đội Đài Loan sẽ cầm cự cho đến khi lực lượng cứu hộ Mỹ đến.

Cảnh sát dẫn ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ Hong Kong Jimmy Lai (giữa), 72 tuổi, rời khỏi nhà sau khi ông bị bắt theo luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong vào ngày 10/8/2020. (Ảnh của VERNON YUEN / AFP qua Getty Images)
Cảnh sát dẫn ông trùm truyền thông ủng hộ dân chủ Hong Kong Jimmy Lai (giữa), 72 tuổi, rời khỏi nhà sau khi ông bị bắt theo luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong vào ngày 10/8/2020. (Ảnh của VERNON YUEN / AFP qua Getty Images)

Tổng thống Joe Biden và các trợ lý chính sách đối ngoại của ông đã biết đến vai trò trung tâm của nước Mỹ đối với thế trận này. Đó là lý do tại sao, vào ngày thứ tư sau lễ nhậm chức của chính quyền Biden, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã khiển trách Trung Quốc về các nỗ lực quân sự, kinh tế và ngoại giao nhằm đe dọa Đài Loan, đồng thời tuyên bố cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này là "vững chắc như đá".

Tuy nhiên, nhà phân tích James R. Gorrie - tác giả của “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” - cho rằng chính quyền Biden đã gửi nhiều thông điệp hỗn hợp tới Bắc Kinh và Đài Bắc, nhưng không có điều gì thực sự có tác dụng... Trước thái độ yếu ớt và "thân thiện" với chính quyền Trung Quốc của ông Biden, tư thế của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là “vô định hình”, và điều này đe dọa vị thế dẫn đầu toàn cầu của Hoa Kỳ.

Trên thực tế, khả năng của Mỹ trong việc ngăn chặn một cuộc xâm lược Đài Loan - đang suy sụp. Lý do chính là sự theo đuổi của Trung Quốc đối với các loại vũ khí và kỹ năng tiên tiến cần thiết để ngăn chặn các lực lượng Mỹ trong hơn 20 năm qua. Một yếu tố khác là ý thức về vận mệnh lịch sử của ông Tập, và việc ông sử dụng chủ nghĩa dân tộc dân túy để củng cố quyền lực của mình - mặc dù chủ nghĩa dân tộc cũng làm tăng “cái giá phải trả” của một cuộc tấn công thất bại.

Trong một số diễn đàn, các học giả Mỹ và các quan chức cấp cao nghỉ hưu - đã ca ngợi chính quyền cựu Tổng thống Trump vì đã thông qua việc bán hơn 17 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan.

Vào ngày 17/9, thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đến thăm Đài Loan - được cho là để thảo luận về việc bán vũ khí mới cho hòn đảo này. (Ảnh chụp video Youtube)
Vào ngày 17/9, thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đến thăm Đài Loan - được cho là để thảo luận về việc bán vũ khí mới cho hòn đảo này. (Ảnh chụp video Youtube)

Một số học giả-nhà ngoại giao, chẳng hạn như Richard Haass của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đã thúc giục Mỹ chấm dứt chính sách “mơ hồ chiến lược” - không đưa ra các cam kết rõ ràng để đáp trả các hành động gây hấn của Bắc Kinh chống lại Đài Loan.

Bonnie Glaser, chuyên gia về an ninh Trung Quốc và Đài Loan tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn ở Washington, nói rằng chính quyền Biden đang tỏ ra kiên quyết khi nói về Trung Quốc và Đài Loan, vì họ “rất lo lắng về tiềm năng xảy ra những tai nạn và tính toán sai lầm”.

Robert Blackwill, cựu trợ lý an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush và là đồng tác giả của bài báo “Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan: Chiến lược ngăn chặn chiến tranh” - mong muốn Mỹ tạo ra “khả năng răn đe kinh tế địa lý đáng tin cậy”, cũng như củng cố loại hình quân sự.

Ông nói rằng Mỹ và các đồng minh như Nhật Bản nên làm rõ rằng Trung Quốc sẽ bị trục xuất khỏi các hệ thống tài chính và thương mại dựa trên đồng đô-la-Mỹ nếu nước này tấn công Đài Loan.

Ông Blackwill nói rằng nếu các lãnh đạo Trung Quốc thúc giục chiến tranh, "chúng tôi muốn các cường quốc kinh tế đồng minh" nói rõ cho họ về cái giá phải trả.

Người châu Á sẽ nhớ nước Mỹ nếu họ ‘rời đi’

Phần khó nhất của việc ngăn chặn Trung Quốc bao gồm việc xây dựng các liên minh vững mạnh sẵn sàng thách thức sự xâm lược của chính quyền này.

Sự tồn vong của Tây Berlin trong cuộc Chiến Tranh Lạnh được coi là vì lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ và các đồng minh khối Nato. Nhưng điều quan trọng là Liên Xô là một “con thiêu thân kinh tế” trong thời điểm đó.

Ngày nay, không có sự đồng thuận nào giữa các đồng minh khu vực của Mỹ - cho rằng sự sống còn của Đài Loan là lợi ích quan trọng, khi mà điều đó có thể khiến Trung Quốc - thường là đối tác thương mại lớn nhất của họ - tức giận.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháp tùng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (R) đến xem một đội bảo vệ danh dự trong buổi lễ chào đón bên trong Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18 tháng 8 năm 2011 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháp tùng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bên cạnh một đội bảo vệ danh dự trong buổi lễ chào đón bên trong Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18 tháng 8 năm 2011 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Lintao Zhang / Getty Images)

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt “tính dễ bị tổn thương của đất nước” trước sức ép kinh tế bên ngoài. Trong một bài báo hồi tháng 5 năm ngoái, Qiao Liang, một thiếu tướng không quân đã nghỉ hưu, dự đoán rằng trong cuộc chiến tranh giành Đài Loan, Mỹ và các đồng minh sẽ chặn các tuyến đường biển - đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời cắt giảm khả năng tiếp cận thị trường vốn của Trung Quốc.

Tướng Qiao xác nhận các động thái của ông Tập nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhu cầu kinh tế từ phần còn lại của thế giới. Ông nói thêm rằng mấu chốt của vấn đề đánh chiếm Đài Loan - sẽ là kết quả của cuộc cạnh tranh sức mạnh của Trung Quốc và Mỹ.

Đối với chế độ Trung Quốc, việc khôi phục Đài Loan không chỉ là một nhiệm vụ quốc gia thiêng liêng. Sự hoàn thành của việc này cũng sẽ báo hiệu rằng vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ sắp kết thúc.

Nếu Trung Quốc tin rằng họ có thể hoàn thành nhiệm vụ với chi phí có thể chấp nhận được, họ sẽ hành động...

Thiện Nhân

Theo The Economist



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trung Quốc đối mặt với lựa chọn định mệnh: Có chiếm Đài Loan hay không?