Chương trình trợ cấp chip của Mỹ gặp trở ngại về vấn đề Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một loạt sửa đổi đối với dự luật của Thượng viện Mỹ về việc hỗ trợ 190 tỷ USD cho hoạt động sản xuất chip nhằm đảm bảo rằng không có khoản tiền nào tuồn sang Trung Quốc hoặc các đối thủ khác của Mỹ. Dự luật này hiện đang vấp phải sự phản đối của các tổ chức của doanh nghiệp.

Nguyên nhân là các quy định mới xem xét các khoản đầu tư hay những thỏa thuận tại Trung Quốc có thể làm gián đoạn hoạt động của những doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, trong đó có hoạt động sản xuất chất bán dẫn và thiết bị y tế. Trong khi đó, thâm hụt thương mại song phương đã lên tới hơn 100 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2002.

Dự luật của Thượng viện Mỹ đề xuất dành 120 tỷ USD cho việc nghiên cứu công nghệ cao và 54 tỷ USD để hỗ trợ sản xuất chip tại Mỹ. Với các nhà máy sản xuất chip, dự luật không phân biệt giữa người thụ hưởng là công ty nước ngoài hay doanh nghiệp của Mỹ.

Mục tiêu chính của dự luật là kéo các nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất của thế giới đến Mỹ và chỉ Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cùng với Samsung Electronics Co Ltd của Hàn Quốc có được công nghệ để thực hiện điều đó.

Cả TSMC và Samsung đều có hoạt động tại Trung Quốc.

Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa đến của bang Florida, Marco Rubio, đã đề xuất một sửa đổi yêu cầu các quan chức phụ trách an ninh quốc gia của Mỹ rà soát những công ty được nhận hỗ trợ và buộc công khai các khoản hỗ trợ đã nhận từ các thể chế nước ngoài như Chính phủ Trung Quốc hay các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

Một sửa đổi khác theo đề nghị từ Thượng nghị sỹ Bob Casey của đảng Dân chủ và thượng nghị sỹ John Cornyn của đảng Cộng hòa yêu cầu đánh giá liên cơ quan về tất cả các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc hay một số quốc gia đối địch. Đây là thay đổi lớn trong luật pháp Mỹ vốn trước đây chỉ có các quy định về sàng lọc các khoản đầu tư vào Mỹ vào chứ chưa có quy định đối với đầu tư ra nước ngoài.

"Nếu một công ty muốn đưa chất bán dẫn ra nước ngoài đến Trung Quốc, chúng tôi cần biết về điều đó", ông Casey nói. "Tuy nhiên, các tổ chức có lợi ích kinh doanh, như Phòng Thương mại Mỹ và Hội đồng Kinh doanh Mỹ -Trung Quốc, đang chống lại đề xuất này".

Ông Casey đã giao nhiệm vụ cho các đảng viên Cộng hòa phản đối biện pháp này, nói rằng họ cần nói chuyện cứng rắn với Trung Quốc, nhưng họ đã "bỏ chạy" khi nói đến các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh quy mô lớn.

Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ phụ trách chính sách quốc tế, John Murphy, cho rằng các quy định hiện hành như Đạo luật Cải cách Kiểm soát Xuất khẩu năm 2018 (ECRA) có thể giải quyết vấn đề đầu tư tại Trung Quốc và đề xuất trên cần được tiếp tục thảo luận tại Thượng viện trước khi được đưa vào một chính sách sâu rộng như vậy.

Sửa đổi mà ông Casey-Cornyn đề xuất vấp phải sự phản đối gay gắt từ các doanh nghiệp và một số đảng viên Cộng hòa, bao gồm Thượng nghị sĩ Mike Crapo, thành viên cao cấp trong Ủy ban Tài chính Thượng viện, ông này nói: "Chúng tôi không tự tin rằng nó sẽ dẫn đến một cuộc bỏ phiếu".

Ông Crapo từ chối bình luận.

Ông Derek Scissors, thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ bảo thủ, người nghiên cứu về Trung Quốc và các vấn đề an ninh, cho rằng các công ty nên buộc phải đưa ra lựa chọn.

"Nếu bạn nhận tiền của chính phủ liên bang, bạn không thể mở rộng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc. Và nếu bạn không thích điều đó thì đừng nhận tiền của liên bang", ông Scissors nói.

Hạ viện đang lên kế hoạch cho phiên bản riêng của dự luật đối với vấn đề Trung Quốc và có thể bổ sung các điều khoản khác về tài trợ chip.

Đức Duy

Theo Reuters

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Chương trình trợ cấp chip của Mỹ gặp trở ngại về vấn đề Trung Quốc