Cổ phiếu First Republic Bank của Mỹ mất 49% ngay sau tin tiền gửi sụt giảm 100 tỷ USD

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phiên giao dịch hôm qua 25/4, cổ phiếu của First Republic (FRC) đã giảm 49% sau khi ngân hàng này khiến các nhà đầu tư và nhà phân tích ngạc nhiên khi tiết lộ khoản tiền gửi hơn 100 tỷ đô la bị rút ra trong tháng Ba.

Như NTDVN đã đưa tin vào ngày 25/4/2023 vừa qua, trong quý đầu tiên của năm 2023, cùng với làn sóng người gửi tiền tháo chạy làm sụp đổ 3 ngân hàng thương mại cỡ vừa và nhỏ ở Mỹ, ngân hàng First Republic Bank (FRB) cũng mất 102 tỷ USD tiền gửi, bao gồm cả khoản tiền gửi cứu trợ lên tới 30 tỷ USD của các siêu ngân hàng lớn của Mỹ.

Lượng tiền gửi rời khỏi FRB tương đương với 1/2 tổng tài sản của ngân hàng này và bằng 1/7 tổng số tiền gửi sụt giảm của cả hệ thống ngân hàng Mỹ trong 4 tháng qua. FRB đối mặt với các lựa chọn về giải pháp. Dù là gì thì rất có thể FRB sẽ là ngân hàng phá sản kế tiếp trong thời gian tới.

Ngay sau khi tin tức này xuất hiện trên thị trường, cổ phiếu của FRB lao dốc không phanh, đặt ra câu hỏi về số phận của FRB. Trong phiên giao dịch hôm qua, cổ phiếu FRB mất 49%. Tính trong cả năm 2023, cổ phiếu FRB đã giảm 93%. Trong phiên giao dịch hôm qua, cổ phiếu này bị tạm dừng giao dịch một thời gian ngắn do biến động quá lớn. Các cổ phiếu ngân hàng khác cũng giảm giá, bao gồm một số ngân hàng đối thủ trong khu vực của FRB.

"Chắc chắn là một rủi ro," nhà phân tích David Smith của Autonomous Research nói với Yahoo Finance hôm thứ Ba. "Số tiền gửi vào trong quý tệ hơn nhiều so với dự kiến". Theo dự kiến của thị trường, số tiền gửi chỉ sụt giảm khoảng 40 tỷ USD và các siêu ngân hàng đã vội vã hỗ trợ FRB 30 tỷ USD. Nhưng số liệu cuối cùng đã cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường, 102 tỷ USD.

Bloomberg đưa tin rằng ngân hàng đang xem xét thoái vốn từ 50 tỷ đến 100 tỷ USD chứng khoán và thế chấp dài hạn (đang nắm giữ) để bù đắp thanh khoản. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ đang ở mức cao với triển vọng tiếp tục tăng thì FRB sẽ phải chấp nhận khoản lỗ khá lớn khi bán tháo các tài sản dài hạn này; vốn rất nhạy cảm với lãi suất.

CNBCReuters cũng đưa tin rằng việc thành lập một "ngân hàng xấu" là một phương án có thể xảy ra. Ở Mỹ, để xử lý một ngân hàng sụp đổ, các cơ quan giám sát thường thành lập một ngân hàng xấu để khoanh vùng, thanh lý tài sản, giám sát quản trị.... Đây là một kỹ thuật được sử dụng thường xuyên trong xử lý các cuộc khủng hoảng vào những năm 1980 và 1990 để xử lý các tài sản ngân hàng gặp khó khăn.

Quang Nhật tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Cổ phiếu First Republic Bank của Mỹ mất 49% ngay sau tin tiền gửi sụt giảm 100 tỷ USD