Cổ phiếu Việt Nam và Châu Á lao dốc trong tuần vì lo ngại biến thể Delta và lạm phát đồng thời bùng phát

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thị trường chứng khoán Việt Nam và cả châu Á giảm xuống mức thấp trong tuần và tiếp tục giảm vào hôm nay. Dòng tiền có xu hướng đổ vào tài sản trú ẩn an toàn như vàng và đồng YEN trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại lạm phát, biến thể coronavirus Vũ Hán chủng Delta mới.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, ngay trong phiên giao dịch ngày đầu tuần (thứ Hai, 19/7), chỉ số Vnindex đã mất 46,9 điểm (-3,58%). Trong tuần vừa qua, Vnindex mất 3,55%.

Trên thế giới, MSCI ex-Japan lao dốc ngày thứ hai liên tiếp. Yên Nhật tăng giá so với đô la Mỹ. Vàng tăng giá, duy trì ở mức trên 1.800 đô la một ounce.

Chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương, MSCI, không tính Nhật Bản giảm 1,1% trong ngày thứ hai liên tiếp, xuống mức 677,45 điểm, mức điểm chưa từng thấy kể từ ngày 12 tháng 7. Chỉ số này đang có tốc độ giảm ngày càng lớn kể từ ngày 8 tháng 7.

Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm 1,3%, tương đương với mức giảm của chỉ số cổ phiếu chuẩn của Úc (.AXJO). Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc (.KS11) giảm hơn 1%, trong khi chứng khoán Trung Quốc, dù có dấu hiệu khởi sắc, nhưng chỉ số blue-chip (.CSI300) cũng giảm 0,6%.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi khi nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á, đang vật lộn để kiềm chế biến thể Delta rất dễ lây lan của coronavirus. Nhiều thành phố khắp Châu Á đã phải đóng cửa trở lại. Đồng thành với biển thể Delta là bóng ma lạm phát tăng cao mà thị trường lo sợ từ lâu cũng đang ám ảnh các nhà đầu tư Việt Nam và khắp Châu Á.

Không chỉ Châu Á, tại Mỹ, các nhà kinh tế tại Bank of America (BoA) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 6,5% trong năm nay, từ mức 7% trước đó, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo 5,5% cho năm tới.

"Đối với lạm phát, tin xấu là lạm phát có khả năng vẫn tăng cao trong thời gian tới", BoA nhận định. "Tin tốt là ... chúng ta có thể đang ở gần mức đỉnh, ít nhất là trong vài tháng tới, vì các tác động [kinh tế] cơ bản (như giá đẩy, cầu kéo) giảm bớt, cầu sẽ không tăng ở hàng hóa mà chuyển sang dịch vụ"

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell đã nhiều lần cho biết bất kỳ đợt bùng phát lạm phát nào đều chỉ là "tạm thời" và "nằm trong dự kiến". Thông điệp này cho thấy Fed sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ nền kinh tế bằng tiền rẻ thêm một thời gian nữa.

Dù vậy, có vẻ như các trấn an của Fed về lạm phát không an ủi được nỗi lo lắng của thị trường. Dòng tiền có xu hướng đổ về những tài sản trú ẩn an toàn như YEN và vàng trong khi các nhà đầu tư do dự và có dấu hiệu bất an đáng kể trên thị trường tài chính khắp toàn cầu.

Trà Nguyễn

(Theo Reuters)



BÀI CHỌN LỌC

Cổ phiếu Việt Nam và Châu Á lao dốc trong tuần vì lo ngại biến thể Delta và lạm phát đồng thời bùng phát