Coi thất nghiệp là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, Trung Quốc giờ đây đang nếm ‘trái đắng’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một nhà phân tích, có tới 205 triệu công nhân Trung Quốc không thể tìm được việc làm hoặc không thể quay trở lại công việc trước đây của họ. Con số thất nghiệp thực tế ở Trung Quốc trong bối cảnh coronavirus đang là chủ đề tranh luận nóng bỏng doi các lỗ hổng trong số liệu thống kê chính thức của chính phủ.

Ông Yu Zhixiang nhận được thông báo nghỉ việc vào đầu tháng 3 năm ngoái, khi đang nghỉ ốm, chỉ vài tuần sau khi dịch Covid 19 bùng phát khiến nền kinh tế Trung Quốc đi vào bế tắc.

Người đàn ông 47 tuổi này từng làm công việc biên dịch hợp đồng trên Phố Tài chính của Bắc Kinh, nơi có nhiều ngân hàng lớn nhất Trung Quốc và ngân hàng trung ương của quốc gia này. Ông là một trong số hàng triệu, thậm chí có thể hàng chục triệu người Trung Quốc bị mất việc làm trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh, nhưng không được ghi nhận ngay vào trong dữ liệu thất nghiệp quốc gia.

Nếu như ở Mỹ, dữ liệu về số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đầu tiên mỗi tuần cung cấp một số liệu tương đối cập nhật về tình hình thất nghiệp trên toàn quốc. Nhưng ở Trung Quốc, các chỉ số thất nghiệp được công bố hàng tháng hoặc thậm chí hàng quý và chỉ bao gồm một phần lực lượng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị trong tháng 1 và tháng 2 năm 2021 được khảo sát bởi Cục Thống kê Quốc gia (NBS), đã tăng lên cao nhất mọi thời đại là 6,2%, tăng từ 5,2% trong tháng 12 năm ngoái. Con số này tương đương với việc có thêm 5 triệu người bị mất việc.

Tuy nhiên, chỉ số đó chắc chắn đánh đã giá thấp bức tranh thất nghiệp thực sự ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, vì nó loại trừ nhiều công nhân nhập cư bị mất việc làm hoặc không thể trở lại làm việc do các hạn chế đi lại được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

Hiện tại, một cuộc tranh luận đang diễn ra sôi nổi ở Trung Quốc, khi các nhà thống kê cố gắng suy luận ra các con số sát với thực tế nhất.

Ôn Liu Chenjie, nhà kinh tế trưởng tại công ty quản lý quỹ Upright Asset, nhận định rằng đại dịch có thể đã đẩy 205 triệu công nhân vào tình trạng “thất nghiệp căng thẳng”, nơi họ muốn làm việc nhưng không được tuyển dụng lại hoặc không thể quay lại nơi làm việc.

Nếu đúng như vậy, thì con số đó sẽ chiếm đến hơn 1/4 trong số 775 triệu người lao động của Trung Quốc và sẽ cao hơn rất nhiều so với con số 6,2% mà cuộc khảo sát của chính phủ đưa ra.

Các tính toán của ông Liu nhấn mạnh những hạn chế của dữ liệu chính thức, chỉ bao gồm lực lượng lao động thành thị, 442 triệu người, nhưng loại trừ 290 triệu người di cư người lao động thường dễ bị tổn thương hơn trước những biến động kinh tế.

Ngoài ra, cuộc khảo sát hàng tháng của Trung Quốc được thực hiện trên cơ sở mẫu nhỏ khoảng 120.000 hộ gia đình, chỉ 0,03% lực lượng lao động thành thị của quốc gia này.

Theo tính toán của South China Morning Post, ở mức 6,2%, cuộc khảo sát chính thức về tình trạng thất nghiệp đối với người lao động thành thị có nghĩa là 27,4 triệu người không có việc làm, theo tính toán của South China Morning Post, so với con số 205 triệu của ông Liu trên toàn quốc.

Phần lớn tình trạng mất việc làm ở Trung Quốc diễn ra trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc, nơi các điều kiện việc làm phụ thuộc nhiều vào khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, vốn đã bị cắt giảm mạnh bởi đại dịch.

Tổng cộng khoảng 180 triệu việc làm khu vực dịch vụ theo ông Liu tính toán, dựa trên một loạt thống kê của chính phủ, đã biến mất do sự bùng phát của virus coronavirus.

Một số liệu khác của chính phủ về tỷ lệ thất nghiệp đăng ký ở thành thị được công bố hàng quý và chỉ đo lường những người dân thành thị chấp nhận nộp hàng đống thủ tục tẻ nhạt để đăng ký thất nghiệp. Chỉ số này ổn định ở mức khoảng 4% trong nhiều năm, ít biến động theo các chu kỳ kinh tế.

Do thiếu dữ liệu chính thức về toàn bộ lực lượng lao động của Trung Quốc, các nhà kinh tế và nhà phân tích đã bắt đầu dựa vào các cuộc khảo sát tư nhân, danh sách việc làm trực tuyến, báo cáo sự kiện và thậm chí là các chỉ số như đi tàu điện ngầm ở các thành phố lớn để có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của virus coronavirus bùng phát về tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc.

Một cuộc khảo sát tại Dongguan, một trung tâm sản xuất ở Đồng bằng sông Châu Giang, nhiều nhà máy cắt giảm việc làm và tuyển dụng, vì các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu biến mất. Nhiều người trong số 180 triệu công việc liên quan tới xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gặp rủi ro nếu nhu cầu tiêu dùng toàn cầu tiếp tục giảm khi đại dịch lây lan.

Còn quá sớm để nói rằng có bao nhiêu người trong số những người thất nghiệp tạm thời trong tháng 2 hoặc tháng 3 năm nay sẽ phải chịu cảnh thất nghiệp kéo dài. Nhưng rõ ràng là Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức thất nghiệp lớn nhất kể từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền công nhận rằng trên thực tế, “thất nghiệp” đã tồn tại vào đầu những năm 1990. Trước đó, Bắc Kinh coi thất nghiệp là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

Không giống như hai đợt thất nghiệp hàng loạt trước đó, khi Trung Quốc sa thải hàng chục triệu công nhân nhà máy quốc doanh vào cuối những năm 1990 khi nước này tái cơ cấu nền kinh tế, hay khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến 20 triệu công nhân nhập cư mất việc làm, cú sốc coronavirus đang ảnh hưởng đến việc làm trên hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Thách thức của Bắc Kinh càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng do thiếu mạng lưới an sinh xã hội đầy đủ ở Trung Quốc.

Trợ cấp thất nghiệp rất nhỏ và chỉ dành cho một số ít người - tối đa 2,5 triệu người đã yêu cầu trợ cấp thất nghiệp trong mỗi quý trong thập kỷ qua, ở một quốc gia gần 1,4 tỷ dân.

Ông Lu Zhengwei, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Công nghiệp, cho biết “tình trạng thất nghiệp tiềm ẩn” của Trung Quốc sẽ trở nên rõ ràng hơn vào năm 2020.

“Những người lao động nhập cư ở nông thôn bị mất việc làm được trả lương thường không được đưa vào dữ liệu của chính phủ”, ông Lu nói. “Nhiều người trong số họ có thể khó duy trì mức sống trước đây của họ. Nhiều công nhân nhập cư sẽ phải quay trở lại quê hương chỉ để duy trì một cuộc sống cơ bản”.

Lê Minh

Theo SCMP



BÀI CHỌN LỌC

Coi thất nghiệp là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, Trung Quốc giờ đây đang nếm ‘trái đắng’