Cú ‘bắt tay đỏ’ của Iran, Venezuela và Trung Quốc trong các phi vụ chuyển dầu bất hợp pháp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Iran và Venezuela đang tìm cách lách các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với việc xuất khẩu dầu thô của họ bằng những cách thức “ngày càng sáng tạo”, thường là với sự giúp đỡ của Trung Quốc.

Chiến thuật 'bóng ma'

Iran đang yêu cầu chính phủ Indonesia trả lời vào hôm thứ Hai (ngày 25/1) sau khi lực lượng tuần duyên của họ bắt giữ một tàu mang cờ Iran ngoài khơi bờ biển Indonesia vào cuối tuần qua.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Indonesia cho biết tàu này đã bị "bắt quả tang" trong một chuyến tàu chở dầu bất hợp pháp - với một tàu chở dầu mang cờ Panama. Vụ việc xảy ra hôm Chủ nhật (ngày 24/1), sau khi nhiều báo cáo quốc tế nêu chi tiết những cách thức “ngày càng sáng tạo” mà cả Iran và Venezuela đang tìm cách lách các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu thô của họ, thường là với sự giúp đỡ của Trung Quốc.

Chuyên gia Jason Brodsky của Trung tâm Wilson đã lưu ý rằng tàu MT Horse mang cờ Iran, là một trong những tàu có liên quan, "được Iran cử đến Venezuela vào năm ngoái để giao 2,1 triệu thùng nước ngưng của Iran".

Trong lần mới nhất này, xuất hiện một liên doanh Trung Quốc-Iran để nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu "bị cấm" của nước Hồi giáo này.

Một tàu chở dầu khác tham gia là MT Freya. Cả hai tàu chở dầu đều đã tắt bộ phát tín hiệu theo dõi của họ - trong một nỗ lực rõ ràng là che giấu danh tính của họ bằng một phương pháp gọi là "bóng ma".

"Các tàu chở dầu, được phát hiện lần đầu tiên vào lúc 5:30 sáng giờ địa phương ngày 23 tháng 1, đã che giấu danh tính của họ bằng cách không hiển thị quốc kỳ của họ, tắt hệ thống nhận dạng tự động và không trả lời cuộc gọi vô tuyến", phát ngôn viên Cảnh sát biển Wisnu Pramandita nói.

Iran bác bỏ toàn bộ sự việc là "vấn đề kỹ thuật", trong khi yêu cầu phía Indonesia cung cấp chi tiết lý do tại sao tàu chở dầu của họ bị bắt giữ, theo Zerohedge.

Trong khi đó, theo Reuters, tàu MT Freya đã sẵn sàng tiếp nhận tải trọng của tàu chở dầu Iran do Công ty Quản lý Tàu Thượng Hải quản lý (Shanghai Chengda Ship Management). Các công ty đã không đưa ra bình luận nào.

Tất cả 61 thành viên thủy thủ đoàn trên cả hai con tàu, được cho là chủ yếu là công dân Iran và Trung Quốc, hiện đang bị giam giữ.

Chiến thuật 'pha chế'

Các chiêu trò của công ty Trung Quốc trong kinh doanh - để tránh bị phát hiện và lách khỏi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ - có thể nói là rất tinh vi, bao gồm: chuyển hàng từ tàu sang tàu, công ty vỏ bọc và làm mất tín hiệu vệ tinh...

Họ còn một chiêu khác để né tránh - liên quan đến việc "pha tạp" dầu với các chất phụ gia hóa học và thay đổi tên của nó trong thủ tục giấy tờ - để nó có thể được bán như một loại dầu thô hoàn toàn khác mà không có dấu vết của nguồn gốc từ Venezuela.

Các hóa đơn và email được Bloomberg xem xét cho thấy thời điểm mà một số thương nhân ngụy tạo nguồn gốc của dầu thô từ Venezuela và đưa nó đến châu Á, khiến các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc trở thành “cứu cánh thiết yếu” cho ngành công nghiệp dầu thô của Venezuela.

Bloomberg cho biết có các tài liệu về ít nhất 11,3 triệu thùng dầu của Venezuela đã được Swissoil bán và giao cho Trung Quốc vào năm ngoái, dưới vỏ bọc của những “thương hiệu” khác. Dữ liệu cho thấy hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Venezuela trong năm ngoái được chuyển đến Trung Quốc. Đến tháng 12/2020, Trung Quốc chiếm toàn bộ lượng dầu xuất khẩu của nước này.

Thanh Vân

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Cú ‘bắt tay đỏ’ của Iran, Venezuela và Trung Quốc trong các phi vụ chuyển dầu bất hợp pháp