Đã đến lúc vạch trần và tiêu diệt ‘Bà ngoại Sói’ - chủ nghĩa xã hội của phe 'cấp tiến'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lịch sử đã đến một thời khắc quan trọng, và những mánh khóe của phe cấp tiến không có nơi nào để che giấu. Sự điên cuồng của phe cấp tiến trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ chỉ là tiếng gõ cửa cuối cùng của “Bà ngoại Sói” hung ác.

“Con đường thứ ba” của Chavez

Năm 1998, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Venezuela, để giành chính quyền, Chavez đã cố ý nói giảm, nói tránh đi mục tiêu thực thi "chủ nghĩa xã hội" của mình. Khẩu hiệu của chiến dịch là “Cứu người nghèo”, tuyên bố tìm ra “con đường thứ ba” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, thực thi “Cách mạng hòa bình, dân chủ”.

Tuy nhiên, sau khi Chavez lên nắm quyền, việc đầu tiên là ông kiểm soát cơ quan lập pháp và sửa đổi hiến pháp. Kể từ đó, hình thái chủ nghĩa xã hội đã được đẩy mạnh một cách toàn diện tại Venezuela; các lĩnh vực kinh tế quan trọng đã được quốc hữu hóa, và các hệ thống chăm sóc y tế miễn phí, giáo dục miễn phí và nhà ở công cộng được thực hiện. Xăng của Venezuela rẻ nhất trên thế giới, rẻ hơn cả nước đóng chai nên bạn có thể sử dụng tùy ý.

Thời điểm Chavez nắm được quyền lực tại Venezuela, quốc gia này đang là quốc gia giàu có, thịnh vượng nhất trong khối Mỹ La Tinh. Bởi thế dễ lý giải tại sao trong những năm đầu cầm quyền của ông, người dân Venezuela có cuộc sống khá giả, thu nhập của người nghèo ở nhiều nơi tăng 55% trong vài năm; tỷ lệ thất nghiệp giảm 6,4% và dân số nghèo giảm 10%. Điều này khiến danh tiếng của Chavez ngày càng lên cao, đưa ông ta đã trở thành “vị cứu tinh vĩ đại” của người nghèo.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA) tại Havana, vào ngày 12 tháng 12 năm 2009 (Ảnh: OMAR TORRES / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA) tại Havana, vào ngày 12 tháng 12 năm 2009 (Ảnh: OMAR TORRES / AFP qua Getty Images)

Năm 2007, 132 trung tâm đào tạo xã hội chủ nghĩa được thành lập. Chavez ra lệnh cho tất cả nhân viên của các doanh nghiệp phải học ít nhất 4 giờ lý luận chủ nghĩa xã hội mỗi tuần, đồng thời mở rộng quy định này cho quân đội và trường học.

Trong những ngày đầu, với trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và giá dầu cao, Chavez đã tạo ra một thiên đường - nơi mọi người có thể "tận hưởng miễn phí". Tuy nhiên, khi giá dầu lao dốc, nền kinh tế kế hoạch của Chavez đã xấu đi từng ngày.

Không sớm thì muộn, “chế độ tập thể” là "miệng ăn núi lở". Cuộc “Đại nhảy vọt” và “chế độ tập thể” của Trung Quốc trong những năm 1950 cũng chứng minh thực tế này. Các chính sách phúc lợi đã sinh ra càng ngày càng nhiều “kẻ lười biếng”, tình trạng xã hội kém hiệu quả và ngày càng đình trệ.

Kể từ năm 2010, tình hình kinh tế của Venezuela ngày một xấu đi. Cuối cùng, nền kinh tế Venezuela sụp đổ vì in tiền quá lớn, nạn đói và chạy trốn nạn đói tràn ngập xã hội.

Khi Chavez tuyên bố sẽ phân phối lại của cải và phân phối tiền của người giàu cho người nghèo, người giàu bắt đầu di cư. Khi Chavez tuyên bố quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân, thực hiện các biện pháp kiểm soát ngoại hối và kiểm soát giá cả đối với các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, tầng lớp trung lưu bắt đầu di cư. Khi người kế nhiệm, Maduro, thông báo rằng các máy in tiền đã hoạt động hết công suất, những người nghèo bắt đầu làm mọi cách để trốn sang các nước khác.

Lạm phát năm 2018 đạt mức đáng kinh ngạc 1.000.000%. Chính phủ kế nhiệm của Maduro tiếp tục phát hành tiền tệ và vay nợ nước ngoài, nợ nước ngoài hơn 120 tỷ USD, trong đó hơn 60 tỷ USD nợ Trung Quốc.

Theo thống kê của “Cuộc khảo sát điều kiện sống của Venezuela” (ENCOVI): 75% người dân nước này không đủ ăn vì đói kinh niên, trung bình trọng lượng của họ giảm 8,7 kg.

Các giáo viên hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình với những người đã nghỉ hưu do lãnh đạo phe đối lập Venezuela tổ chức ở Caracas, Venezuela vào ngày 20 tháng 11 năm 2019. Venezuela đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lạm phát dự kiến sẽ đạt mức 200.000% trong năm 2019. (Ảnh của YURI CORTEZ / AFP qua Getty Images)
Các giáo viên hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình với những người đã nghỉ hưu do lãnh đạo phe đối lập Venezuela tổ chức ở Caracas, Venezuela vào ngày 20 tháng 11 năm 2019. Venezuela đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lạm phát dự kiến sẽ đạt mức 200.000% trong năm 2019. (Ảnh của YURI CORTEZ / AFP qua Getty Images)

Một lần nữa, Venezuela chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội là ngõ cụt, không mang lại hạnh phúc cho người dân, chỉ để lại cái ác, tham nhũng, sự đau khổ và nghèo đói của con người.

Và hơn hết, Venezuela góp thêm một bằng chứng bên cạnh Cuba, Triều Tiên, Trung Quốc (thời cách mạng văn hóa và đại nhảy vọt, thậm chí cho đến ngày nay), rằng chủ nghĩa xã hội nói là để chia của cải cho người nghèo, thực chất là cướp bức chuyển giao tài sản của người giàu cho chính quyền và tạo ra sự nghèo túng "bình đẳng" hơn, ở góc độ sâu sắc hơn mà thôi.

Vỏ bọc 'cấp tiến' trong 'Định hướng Chủ nghĩa xã hội' của Mỹ

Nhà chủ nghĩa xã hội có ảnh hưởng nhất của Mỹ là Sanders và những người khác đã tránh nói về điều này, nhưng tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội kiểu Bắc Âu là đối tượng mà Hoa Kỳ nên theo đuổi.

Các phương tiện truyền thông lớn của phương Tây chủ yếu do cánh tả chi phối, đã "thổi phồng" rằng người dân các nước Bắc Âu đang sống trong hòa bình và hạnh phúc, dường như "ngọn hải đăng" của chủ nghĩa xã hội Bắc Âu luôn sáng ngời.

Nhưng vào đầu năm 2019, khi Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen đến thăm Hoa Kỳ, ông đã thẳng thừng nói: “Tôi biết rằng một số người ở Hoa Kỳ liên kết mô hình Bắc Âu với một loại chủ nghĩa xã hội nào đó, vì vậy tôi muốn làm rõ một điều. Đan Mạch khác xa nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa. Đan Mạch là một nền kinh tế thị trường”.

Trong khi đó, các học giả Thụy Điển tin rằng phúc lợi dồi dào đã bị lạm dụng và đạo đức làm việc đã bị xói mòn. Người Thụy Điển bắt đầu cảm thấy rằng các loại hành động theo chủ nghĩa xã hội là một thất bại nặng nề.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thống, từ lâu đã bị mắc kẹt trong vũng lầy của “đúng đắn chính trị”, không thể đưa tin về những rắc rối do việc thực hiện chủ nghĩa xã hội ở các nước Bắc Âu gây ra.

“Thuốc mê ảo” chủ nghĩa xã hội được đưa ra dưới cái tên “Green New Deal” (Thỏa thuận xanh mới), đang hưng thịnh, nhưng thực tế nó đầu độc người dân như thuốc phiện.

Trên thực tế, trong những thập kỷ của thế kỷ trước, chính sách xoa dịu của Hoa Kỳ đã khiến cho chủ nghĩa xã hội “đăng đường” đến từng nhà người dân ở Mỹ, cuộc khảo sát của thế hệ Millennials (chỉ những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) cho thấy 70% người dân tin vào chủ nghĩa xã hội.

Tám năm cầm quyền của Obama và 2 năm cuối của ông Bush được người Mỹ gọi là “thập kỷ mất mát”. Có hai chỉ số mang tính biểu tượng:

  • Thứ nhất, ngày càng có nhiều người nghèo sống dựa vào phúc lợi;
  • Thứ hai, tầng lớp trung lưu đang thu hẹp lại.

Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, ân xá cho hàng trăm tử tù liên quan đến ma túy, và nhà vệ sinh vô lý (cho cả nam nữ) đã trở nên phổ biến. Ngay cả các nhà kinh tế ở Trung Quốc đại lục cũng cho rằng “lỗ hổng lớn” của tài chính Mỹ hiện nay là do Obama để lại.

Dưới thời Obama, chính phủ 'vươn tay' thâu tóm gần như mọi lĩnh vực của nền kinh tế tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. Hầu hết các việc làm được tạo ra chỉ là tạm thời hoặc bán thời gian, đã dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. (Ảnh: Getty)
Dưới thời Obama, chính phủ 'vươn tay' thâu tóm gần như mọi lĩnh vực của nền kinh tế tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. Hầu hết các việc làm được tạo ra chỉ là tạm thời hoặc bán thời gian, đã dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. (Ảnh: Getty)

Sự thật về 'Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc'

Năm 1949, ĐCSTQ tuyên bố thành lập một “Trung Quốc mới tự do và dân chủ”, và bao nhiêu người yêu nước ở nước ngoài rời bỏ nhà cửa và kinh doanh để trở về nước, nhưng họ bị coi là gián điệp, chính quyền phản động, v.v., và bị lật đổ, thậm chí bị bức hại đến chết.

Trong nhiều thập kỷ, đã có một lập luận như vậy rằng ĐCSTQ đã khác trước và đang thay đổi, và “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” đang đi theo con đường riêng của nó. Nhưng nhìn lại sau 40 năm cải cách và mở cửa, sự dối trá, bạo lực và phá hoại đức tin vẫn y nguyên.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp báo tháng trước rằng 600 triệu trong số 1,4 tỷ cư dân Trung Quốc sống với thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 NDT (tương đương 146 USD).

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, gần 1/2 dân số Trung Quốc có mức sống trì trệ, họ không được quyền chi tiêu dù chính quyền hứa hẹn là vì lợi ích của người nghèo, rằng khoảng cách giàu nghèo chỉ tồn tại ở những nền kinh tế tư bản "mất nhân tính"; chẳng phải đó là điều mà Marx đã miệt thị chủ nghĩa tư bản để thúc đẩy đấu tranh giai cấp và kêu gọi con người đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa hay sao?

Đưa ra một con số còn chấn động hơn của Thủ tướng Lý Khắc Cường, ông Cao Dewang, một doanh nhân và là chủ tịch của một trong những nhà sản xuất kính lớn nhất trên thế giới. Ông đã trở nên nổi tiếng quốc tế sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu American Factory và nói rằng từ 900 triệu đến 1 tỷ người Trung Quốc “không có quyền tiêu dùng”. Đoạn clip đã được lan truyền rộng rãi trên mạng ở Trung Quốc.

Học giả người Mỹ Steven Westley Mosher, tác giả cuốn sách “Ác bá của Á châu: Tại sao giấc mơ Trung Hoa là mối đe dọa mới đối với trật tự thế giới”, cho rằng khía cạnh đầu tiên là bản thân ĐCSTQ tiêu tốn khoảng một nghìn tỷ USD mỗi năm, chủ yếu được sử dụng để trả lương cho cán bộ và viên chức, nhà nghỉ, phục hồi sức khỏe, du lịch nước ngoài do nhà nước tài trợ và các khía cạnh khác.

Gánh nặng thứ hai mà người Trung Quốc phải gánh, là khu vực quốc doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Tất cả các xí nghiệp kinh tế quốc doanh đều làm ăn thua lỗ. Đây đều là những gánh nặng mà người dân Trung Quốc gánh chịu.

Steven Westley Mosher nói rằng, nền kinh tế Trung Quốc đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu và rất khó để quay trở lại. Sự tan rã của ĐCSTQ là không thể tránh khỏi và không xa vời lắm.

Thấy bóng dáng 'chiến lược trăm năm' của ĐCSTQ' trong sự gian dối của cuộc bầu cử Mỹ

ĐCSTQ có một bí mật, Mao Trạch Đông đã nuôi mộng soán vị Hoa Kỳ để cai trị thế giới trong vòng 100 năm kể từ ngày thành lập. Mặc dù ý tưởng này nghe có vẻ hoang đường, các quan chức ĐCSTQ đã theo đuổi nó và gọi đó là “chiến lược trăm năm” của Trung Quốc thời hiện đại.

Cuộc bầu cử Hoa Kỳ này khiến mọi người thấy chủ nghĩa xã hội dưới danh nghĩa "thỏa thuận xanh", "môi trường", "cấp tiến", "bình đẳng", "tái lập vĩ đại của chủ nghĩa toàn cầu"... đã thâm nhập vào Hoa Kỳ đến mức độ nào.

Một cư dân mạng để lại lời nhắn rằng: ở Hoa Kỳ, chúng tôi không muốn đồ bị đánh cắp, bị cướp tiền, người nhập cư bất hợp pháp tùy ý tràn vào, giết người và đốt phá mà không bị trừng phạt, xúi giục chuyển đổi giới tính, lạm dụng ma túy, bảo kê hiếp dâm các cô gái trẻ, vô pháp luật, việc trộm cắp 950 USD là hợp pháp, cuộc bầu cử không cần giấy tờ tùy thân... Nếu muốn phản đối việc biến chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa xã hội, thì ắt phải tẩy chay Biden.

Thế giới ngày nay chỉ tập trung "mổ xẻ", lên án tội ác của Adolf Hitler. Nhưng trớ trêu thay, một kẻ độc tài khát máu, tàn bạo hơn cả Adolf Hitler như Mao Trạch Đông lại được trang trọng chào đón ở một quốc gia như Mỹ.
Thế giới ngày nay chỉ tập trung "mổ xẻ", lên án tội ác của Adolf Hitler. Nhưng trớ trêu thay, một kẻ độc tài khát máu, tàn bạo hơn cả Adolf Hitler như Mao Trạch Đông lại được trang trọng chào đón ở một quốc gia như Mỹ. (Getty)

Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cập trong các bài phát biểu của mình: “Đừng bao giờ để Hoa Kỳ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa”. Trong cuộc tổng tuyển cử, ông Trump đã khiến hầu hết người Mỹ nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa xã hội. Nhiều người Mỹ hiện đã nhìn thấu sự dối trá này và đang ủng hộ Tổng thống Trump chống lại việc chủ nghĩa xã hội kéo nước Mỹ "xuống đầm lầy".

Trong khi Biden đã bắt đầu quá trình chuyển giao khi truyền thông công bố ông ta là “tổng thống đắc cử”, thì rất nhiều thông tin về việc ĐCSTQ xâm nhập vào nền chính trị Hoa Kỳ - đang được tiết lộ một cách chi tiết hơn, với “mối quan hệ mờ ám” giữa nhà Biden và ĐCSTQ.

Sự thâm nhập sâu và thao túng trực tiếp của ĐCSTQ đối với cuộc bầu cử Hoa Kỳ đã đẩy toàn bộ Hoa Kỳ vào một cuộc khủng hoảng về Hiến pháp. Gian lận bầu cử đã xuất hiện tràn lan trong "pháo đài" của phe cánh tả theo đường lối “xã hội dân chủ”. ĐCSTQ đã sử dụng cuộc đảo chính do các nhóm lợi ích của Mỹ dàn dựng - để loại bỏ vị tổng thống được 74 triệu cử tri hợp pháp ở Hoa Kỳ bầu chọn.

Như Tướng MacArthur đã nói, hiện nay chúng ta đang phải trả giá cho sự nhân nhượng trong quá khứ bằng cái giá cắt cổ để ngăn chặn sự tiếm quyền này.

Song, trước niềm tin của Tướng MacArthur, thế giới đang thức tỉnh; những con chiên của đức Chúa đã thề “không bao giờ bỏ cuộc”. Giữ vững các nguyên tắc và không từ bỏ hy vọng, ngay cả trong thời điểm đen tối nhất. Cơn ác mộng này rồi sẽ qua đi!

Lịch sử đã đến một thời khắc quan trọng, và những mánh khóe của "Quỷ đỏ" không có nơi nào để che giấu. Sự điên cuồng của phe xã hội chủ nghĩa đội lốt "cấp tiến" trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ chỉ là tiếng gõ cửa cuối cùng của “Bà ngoại Sói”.

Thanh Vân



BÀI CHỌN LỌC

Đã đến lúc vạch trần và tiêu diệt ‘Bà ngoại Sói’ - chủ nghĩa xã hội của phe 'cấp tiến'