Điều gì tiếp theo và đường lùi của các 'ông lớn' doanh nghiệp Trung Quốc bị chặt đứt cửa tại Nasdaq ra sao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bị chặt đứt cửa tại Nasdaq, các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc buộc phải tìm đường lùi, nhưng con đường lùi về vùng đệm lại thành ngõ hẹp… và chưa hết, vẫn đang ám ảnh phía trước kịch bản trừng phạt khủng khiếp tiếp theo...

Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tháng trước đã phê duyệt một dự luật có thể đẩy các công ty ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ kiểm toán quy định của nước này trong ba năm liên tiếp. Các quan chức Trung Quốc đã nói rằng dự luật sẽ gây tổn hại cho lợi ích của cả Washington và Bắc Kinh và các sức mạnh chính trị ở Mỹ đang đẩy hai cường quốc vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Cổ phiếu của các công ty công nghệ Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ, như Alibaba Group HoldingJD.com, vẫn chưa phục hồi sau những tổn thất nặng nề sau khi chi tiết về dự luật được tiết lộ vào ngày 20 tháng 5 vừa qua.

"Mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới đang bị hủy hoại", Hao Hong, người đứng đầu nghiên cứu tại BOCOM International ở Hong Kong, nói về mối quan hệ Mỹ-Trung. "Hầu hết các nhà đầu tư hiện đang dự đoán dự luật được thông qua và tôi hy vọng các công ty Trung Quốc sẽ đưa ra một kế hoạch để niêm yết tại Hong Kong".

Dưới đây là năm chi tiết xoay quanh vấn đề này và viễn cảnh về vùng đệm Hong Kong để các ông lớn Trung Quốc lùi về đang ra sao.

Một nghìn tỷ đô la bị đe dọa và tại sao bây giờ?

Bằng một biện pháp, ít nhất 1 nghìn tỷ đô la đang bị đe dọa trong cái được biết là chứng chỉ lưu ký của Mỹ (ADR). Đây là những công cụ cho phép cổ phiếu của một công ty nước ngoài được giao dịch ở Mỹ mà không niêm yết đầy đủ tại thị trường chứng khoán. Goldman Sachs ước tính có 233 ADR của Trung Quốc với tổng giá trị thị trường là 1,03 nghìn tỷ đô la. Con số này chiếm 3,3% tổng giá trị thị trường chứng khoán Mỹ, mức cao nhất trong một thập kỷ. Nó cũng chiếm 8% tổng vốn hóa thị trường của Trung Quốc.

Các công ty có trong danh sách trên bao gồm các tên công nghệ lớn nhất ở Trung Quốc. Ngoài hãng thương mại điện tử Alibaba đứng đầu và JD.com, việc niêm yết Pinduoduo, hãng tìm kiếm khổng lồ Baidu và công ty trò chơi NetEase đều đang gặp rủi ro.

Ngay cả Yum China, nhà điều hành chuỗi nhà hàng lớn nhất Trung Quốc và trước đây là một đơn vị của Thương hiệu Yum có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể cũng không được bỏ qua. Trong khi nhà điều hành của các chi nhánh các công ty KFC, Pizza Hut và Taco Bell tại Trung Quốc được đăng ký ở Mỹ, hồ sơ kiểm toán của công ty này lại ở đại lục.

Nếu dự luật, chính thức được biết là Đạo luật về Trách nhiệm của các Công ty nước ngoài, trở thành luật, tất cả những cái tên này sẽ phải đáp ứng các quy định hoặc hủy niêm yết từ các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Đáp ứng các quy định hiện nay là không thể đối với các công ty Trung Quốc. Ủy ban quản lý Chứng khoán Trung Quốc quy định các giấy tờ kiểm toán cho các công ty Trung Quốc niêm yết ở nước ngoài phải được giữ tại Trung Quốc đại lục. Các tài liệu này không thể được kiểm tra bởi các cơ quan quản lý nước ngoài, vì nó có thể mâu thuẫn với luật pháp Trung Quốc về việc bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh quốc gia.

Trong khi các cơ quan quản lý Hoa Kỳ từ lâu đã nêu lên những lo ngại về sự không tuân thủ như là một vấn đề cần bảo vệ nhà đầu tư, thì sự tập trung đã tăng cao với các trường hợp gần đây về những tình huống bất thường trong kế toán bị cáo buộc, chẳng hạn như tại Luckin Coffee. Chuỗi kinh doanh cà phê được niêm yết trên thị trường Nasdaq năm ngoái, đã được báo cáo vào tháng 4 rằng các nhà quản lý cấp cao của nó đã “tăng khống” doanh thu 310 triệu đô la, khiến giá cổ phiếu của nó gãy đổ.

Trung Quốc 'vừa ăn cắp vừa la làng' với Mỹ

Cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc đã phản đối dự luật và cáo buộc Mỹ "chính trị hóa quy định chứng khoán".

"Trong khi cản trở các nhà phát hành nước ngoài niêm yết ở Mỹ, [dự luật] cũng sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu vào thị trường vốn của Mỹ và làm suy yếu vị thế quốc tế của thị trường Mỹ", ủy ban tuyên bố trong tháng trước.

Luật này "hoàn toàn bỏ qua những nỗ lực liên tục của các nhà quản lý Trung Quốc và Mỹ nhằm tăng cường hợp tác giám sát kiểm toán", cơ quan quản lý nói thêm, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng cả hai bên sẽ hợp tác để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư.

Hội đồng Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Mỹ từ lâu đã phàn nàn về việc thiếu quyền tiếp cận các tài liệu kiểm toán của các công ty tại Trung Quốc đã đăng ký với hội đồng. Kể từ khi ký kết biên bản ghi nhớ năm 2013, sự hợp tác của phía Trung Quốc "đã không đủ để PCAOB tiếp cận kịp thời các tài liệu và lời khai có liên quan", hội đồng cho biết gần đây.

Mỹ sẽ không lo ngại áp lực thanh khoản nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ rất khó khăn

Nếu dự luật được Hạ viện thông qua và được Tổng thống Donald Trump ký, dự luật sẽ được kích hoạt.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ sau đó sẽ ban hành các quy tắc cụ thể để giám sát và thực hiện theo quy định. Hiện vẫn chưa rõ quá trình lập pháp có thể kéo dài bao lâu, nhưng nếu Đạo luật được thông qua, có thể có một giai đoạn chuyển tiếp "không kiểm tra" trong ba năm để các công ty tuân thủ các quy định. Điều này có thể để lại chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng giữa các bên liên quan có tỷ lệ cổ phần cao, theo các nhà phân tích.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs, Citigroup và các nhà theo dõi thị trường trông đợi các chuyển động hướng tới Hong Kong sẽ bắt đầu. Goldman Sachs ước tính 29 công ty có giá trị thị trường là 370 tỷ USD đủ điều kiện niêm yết tại Hong Kong...

Nhà bán lẻ trực tuyến JD.com, cũng niêm yết trên Nasdaq, sẽ mở đợt chào bán tại Hong Kong vào tuần tới. Baidu đang xem xét một động thái tương tự, với Chủ tịch Robin Li nói với China Daily, công ty đang thảo luận về các lựa chọn trong nội bộ.

Giám đốc tài chính của Alibaba Maggie Wu cho biết tháng trước công ty đã "giám sát chặt chẽ sự diễn biến của dự luật này". Công ty "sẽ nỗ lực tuân thủ bất kỳ luật pháp nào với mục đích bảo vệ và mang lại sự minh bạch cho các nhà đầu tư mua chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ", bà nói.

Nếu dự luật trở thành luật, nó "có thể gây ra sự không chắc chắn của nhà đầu tư đối với các công ty phát hành chứng khoán liên quan, bao gồm cả chúng tôi, giá thị trường của [cổ phiếu lưu ký Mỹ] có thể bị ảnh hưởng bất lợi và chúng tôi có thể sẽ bị hủy niêm yết khỏi Nasdaq", NetEase nói.

Sẽ có thể không có bất kỳ tác động thanh khoản nào tại Mỹ như Trung Quốc "cảnh báo", nhưng luật này sẽ tác động nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc

Goldman Sachs ước tính rằng các nhà đầu tư có trụ sở tại Mỹ hiện đang sở hữu ADRs trị giá 350 tỷ USD, tương đương khoảng một phần ba toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư Mỹ giao dịch 8,1 tỷ đô la các công cụ như vậy hàng ngày, chiếm 6% doanh thu thị trường chứng khoán hàng ngày ở Mỹ. Theo lý thuyết, sẽ mất hơn 200 ngày để các nhà đầu tư Mỹ thanh lý hoàn toàn ADR của họ.

Mặc dù điều đó có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn cho các nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng, nhưng các nhà phân tích nói rằng giai đoạn chuyển đổi ba năm tiềm năng cho thấy tác động lên thanh khoản sẽ không ngay lập tức.

Các nhà phân tích cho biết cổ phiếu của các công ty không có kế hoạch chuyển dời và bị đẩy vào tình trạng hủy niêm yết sẽ chịu áp lực nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả công ty và nhà đầu tư.

Cổ phiếu các công ty Trung Quốc có thể đi đâu? Từ bỏ ước mơ ra biển lớn, lùi về sân nhỏ

Quy mô của các công ty Trung Quốc cho thấy họ cần được niêm yết tại thị trường đại chúng.

Trong nhiều năm, các tập đoàn Trung Quốc ưa thích niêm yết tại các thị trường vốn của Mỹ vì nền tảng các nhà đầu tư lớn và giàu có đô la tại nền kinh tế này, trong bối cảnh dòng vốn bị kiểm soát chặt chẽ tại quê nhà. Còn giờ đây, không có thị trường nào thanh khoản tốt như Hong Kong, các nhà phân tích từ Morgan Stanley và Jefferies cho biết, điểm đến niêm yết lớn nhất trên toàn cầu năm ngoái - và trong 11 năm qua - là một lựa chọn đương nhiên.

Các lựa chọn khác bao gồm các sàn chứng khoán đại lục - Thượng Hải, Thâm Quyến và thị trường STAR - và London, với các kênh kết nối chứng khoán London-Thượng Hải. Chương trình này, bắt đầu hoạt động vào năm ngoái, nhằm giúp các công ty Trung Quốc mở rộng cơ sở nhà đầu tư cho họ và cho các nhà đầu tư đại lục tiếp cận với các công ty niêm yết ở Anh. Trung Quốc đang kêu gọi các công ty trong nước xem xét việc niêm yết tại London (quy mô thị trường chứng khoán của Anh là nhỏ hơn rất nhiều lần so với Mỹ), Reuters đưa tin vào tháng trước trước khi dự luật của Mỹ được Thượng viện thông qua, trích dẫn một số nguồn tin.

Trong khi các công ty có thể có được định giá cao hơn trên các sàn giao dịch đại lục, điều đó sẽ không giải quyết được vấn đề đạt được sự tiếp cận vào một thị trường lớn, các nhà phân tích nói. Do không phải tất cả các công ty đều đủ điều kiện niêm yết tại Hong Kong, những công ty chỉ có niêm yết lần đầu ở Mỹ có thể bị buộc phải xem xét các lựa chọn này. Nhưng đối với những công ty có đủ điều kiện giao dịch ở Hong Kong, sàn giao dịch chứng khoán của thành phố với các yêu cầu niêm yết tương đối dễ dàng hơn chiếm vị trí đầu trong lựa chọn, các nhà phân tích từ Morgan Stanley đến JPMorgan Chase cho biết.

Nhưng Hong Kong không còn là vùng đệm lý tưởng bởi nó đã bị Mỹ tước bỏ mọi đặc quyền

Ngày 29/5/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo chính quyền bắt đầu quá trình loại bỏ chính sách ưu đãi đối với Hong Kong. Ông Trump cương quyết với Hong Kong bởi ngày 28/5/2020, Quốc hội Trung Quốc biểu quyết thông qua quyết định về xây dựng, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu Hành chính Hong Kong (Luật An ninh quốc gia đối với Hong Kong), trong đó cấm những hành vi nổi loạn, ly khai và lật đổ. Trước đó, ngày 27/5/2020, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Hong Kong không còn duy trì mức độ tự chủ cao với Trung Quốc đại lục, vì vậy không còn đủ điều kiện để được đối xử theo luật Mỹ áp dụng cho đặc khu trước tháng 7/1997, thời điểm thành phố được Anh bàn giao cho Trung Quốc.

“Kinh tế Hong kong cơ bản là ra đi, nếu Mỹ kết thúc toàn bộ đặc quyền bởi hiệp ước 1992”, Diana Choyleva, kinh tế trưởng của Enodo Economics nói với Market Watch; “Hong Kong đang trở thành một thành phố khác của Trung Quốc, và điều rất quan trọng cần nhận ra là Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không ưu đãi Hong Kong”.

Về lâu dài, nhiều khả năng Trung Quốc đại lục cũng sẽ cảm thấy đau đớn nếu vị thế là trung tâm tài chính của Hong Kong suy giảm, do ngày càng nhiều công ty ở Trung Quốc đại lục đang sử dụng Hong Kong làm bước đệm để hoạt động ở nước ngoài. Theo Chính phủ của khu vực hành chính đặc biệt Hong Kong, số lượng các công ty Trung Quốc đại lục có trụ sở khu vực tại Hong Kong đã tăng gần gấp đôi sau năm năm đến 2019, tổng cộng là 216.

Nhiều công ty Trung Quốc, bao gồm tập đoàn Alibaba và Tencent, được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán của Hong Kong.

Nhưng thị trường tài chính đang có dấu hiệu bất ổn trong tương lai, với lãi suất đô la Hong Kong tăng trong thị trường tiền gửi ngắn hạn.

Lãi suất liên ngân hàng Hong Kong ba tháng, hay HIBOR, lãi suất chuẩn, đã tăng lên khoảng 1,45% vào cuối tháng 5. Mức chênh lệch của nó đối với tỷ giá được cung cấp liên ngân hàng London, hay LIBOR, đã mở rộng lên khoảng 1 điểm phần trăm, lớn nhất kể từ năm 1999.

Một đại lý ngoại hối ở Hong Kong cho biết, ngoài việc nới lỏng tiền tệ của Mỹ, những lo ngại về việc rút vốn từ Hong Kong cũng là một lý do khiến HIBOR tăng.

Ngày 25/5, Goldman Sachs trong một báo cáo chiến lược đầu tư đã nói những khẩu vị của nó là “tập trung vào các chủ đề bên ngoài trong bối cảnh những bất ổn tại địa phương (Hong Kong) đang tăng lên”.

Hong Kong từng là một thành phố vốn của toàn cầu. Cư dân quốc tế của nó - 5% dân số - là một tổ hợp gồm các chủ ngân hàng, nhà báo, nhà ngoại giao, nhà tư tưởng, giám đốc điều hành vận chuyển, thương nhân và nhà đầu tư bất động sản. Bên cạnh họ là những người cực kỳ giàu có và những người phục vụ của họ - chủ ngân hàng tư nhân, người quản lý tài sản, người bán đấu giá… thành phố đã có một sự pha trộn hoàn hảo giữa Trung Quốc và tự do cá nhân của phương Tây cho họ. Tình trạng độc đáo này khiến nó trở thành trung tâm tài chính thực sự của châu Á.

Việc các doanh nghiệp có tiếp tục phát triển hay không phụ thuộc vào việc các công ty và cá nhân kinh doanh ở Hong Kong có còn thoải mái hoạt động ở một thành phố không khác gì với đại lục hay không.

"Nó có hạn chế các quyền tự do trực tuyến, báo chí và cá nhân không? Mọi người cũng có thể hỏi liệu mối quan tâm của Bắc Kinh đối với sự can thiệp của nước ngoài có làm tăng thêm yếu tố rủi ro cho người nước ngoài sống ở đây hay không", Tara Joseph, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Hong Kong, nói.

Năm ngoái, Cơ quan tiền tệ Singapore đã nhận được khoảng 200 đơn đăng ký từ các nhà quản lý quỹ tìm kiếm ủy quyền, tăng từ 180 trong năm trước, theo báo cáo trên tờ Thời báo Tài chính. Các nhà quản lý tài sản bao gồm Văn phòng gia tộc Raffles, Quản lý tài sản Pinpoint, Tài sản Myriad và Nine Masts Capital đã thành lập thêm văn phòng tại Singapore gần đây.

Sự giàu có tư nhân của châu Á được quản lý chủ yếu ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ, cũng đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Tính đến cuối năm 2018, tài sản của thành phố được quản lý lên tới 7.6 nghìn tỷ đô la Hong Kong (980 tỷ đô la Mỹ), theo KPMG.

"Đối với hầu hết các gia tộc giàu có, việc thừa kế tài sản là sự cân nhắc quan trọng nhất của họ. Họ nghĩ về 20 đến 30 năm tới và Hong Kong có quá nhiều bất ổn trong dài hạn", một giám đốc quản lý tài sản ở Hong Kong nói với Nikkei. "Nếu tình trạng bất ổn địa phương tiếp tục và Bắc Kinh bắt đầu quản lý thành phố, nhiều nhà đầu tư lo ngại Hong Kong sẽ trở thành một Thượng Hải khác”.

"Trung Quốc cần tiếp cận thị trường vốn ... Rõ ràng là Thượng Hải và Thâm Quyến chưa sẵn sàng trở thành trung tâm tài chính quốc tế đáng tin cậy", Louis-Vincent Gave của Gavekal Capital viết trong một tài liệu cho khách hàng. "Trung Quốc muốn bảo tồn các chức năng tài chính và thương mại của vùng đất này, do không có sự thay thế dễ dàng nào. Song đây là một con đường hẹp để đi".

Ở một diễn biến khác, các quỹ đầu tư phòng hộ , từng là một biểu tượng tiêu biểu cho sự phát triển của thị trường tài chính tại Hong Kong đang xem xét rời hoạt động khỏi Hong Kong sau khi Trung Quốc chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia sâu rộng lên trung tâm tài chính châu Á này.

Các nhà quản lý quỹ và thương nhân ở đây bày tỏ lo ngại rằng lĩnh vực này bị đặt vào tầm ngắm của Bắc Kinh, sau khi ĐCSTQ phê duyệt kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia nhắm vào cái gọi là "lật đổ quyền lực nhà nước" hay "can thiệp" từ nước ngoài.

"Hong Kong như chúng ta biết là đã chết", một tư vấn viên làm việc với các quỹ đầu tư phòng hộ trong thành phố và các nơi khác trong khu vực nói. "Nó sẽ trở thành một thành phố khác ở Trung Quốc. Cộng đồng quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ chuyển đến Singapore và các nơi khác", nhà tư vấn, giống như nhiều người trong ngành yêu cầu giấu tên để nói chuyện cởi mở, cho biết.

Chính quyền ĐCSTQ được biết đến với việc nhằm mục tiêu vào các thực thể nước ngoài khi thị trường giảm. Vào tháng 1, Chứng khoán Citadel đã đồng ý trả gần 100 triệu đô la cho chính quyền Trung Quốc để chấm dứt một cuộc điều tra về cáo buộc "bán khống độc hại" khi thực hiện một thông lệ trên thị trường chứng khoán.

Một người quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm khác nói rằng "chúng tôi hơi lo lắng" về tác động chính trị đối với việc các quy định tài chính được thi hành như thế nào. "Quan trọng tương tự như vậy”, người quản lý quỹ cho biết, là "tính khách quan của thông tin không bị ép buộc bởi chính trị".

"Chúng tôi dựa vào thông tin khách quan, báo cáo khách quan", người quản lý quỹ cho biết thêm rằng nếu báo chí tự do của Hong Kong bị luật mới làm cho khiếp nhược, "tuyên truyền sẽ can thiệp vào và làm ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư".

Vào tháng 1, Dịch vụ Nhà đầu tư của Moody đã hạ xếp hạng tín dụng có chủ quyền của Hong Kong, với lý do chính phủ không có khả năng xử lý khủng hoảng. "Việc hạ cấp chủ yếu phản ánh quan điểm của Moody rằng các thể chế và sức mạnh quản trị của Hong Kong thấp hơn so với ước tính trước đây", cơ quan xếp hạng cho biết trong một tuyên bố.

"Niềm tin kinh doanh nằm ở sự ổn định và cảm giác an toàn, được duy trì bởi một hệ thống tòa án nguyên vẹn và một chính phủ có trách nhiệm", ông Ng nói. "Nếu niềm tin vào các tổ chức bị mất, Hong Kong sẽ chỉ còn lại rất ít sức mạnh".

Và vẫn còn kịch bản trừng phạt khủng khiếp hơn ở phía trước?

Một logic đang trở nên phổ biến trong các nhà lập pháp Washington. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Đảng Cộng hòa Florida, người đã lãnh đạo cáo buộc về một số dự luật và luật chống Trung Quốc gần đây, cho biết trên Twitter hôm thứ Tư rằng, "sẽ không có trách nhiệm đối với các CEO và giám đốc công ty không xem xét lại việc sử dụng Hong Kong như một kênh để kinh doanh ở Trung Quốc".

Điều quan trọng nhất, Choyleva nói, là luật pháp bắt buộc trao đổi miễn phí đô la Hong Kong lấy đô la Mỹ. Nếu Mỹ chuyển sang hạn chế quyền tiếp cận của Cơ quan tiền tệ Hong Kong với đô la Mỹ, thì đó sẽ là một lựa chọn như bom hạt nhân khủng khiếp, có thể phá tan các ngành ngân hàng và vận tải và logistics của khu vực, đồng thời kích hoạt hoạt động tháo chạy vốn lan rộng.

Theo Reuters, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết trong tuần đầu tháng 6, ông đang làm việc cho nhiều phản ứng của thị trường vốn đối với luật An ninh Hong Kong của Trung Quốc, bao gồm một số biện pháp có thể hạn chế dòng vốn chảy qua lãnh thổ này.

Tâm Minh

Tài liệu tham khảo:

https://asia.nikkei.com/Business/Markets/China-US-clash-over-stock-market-rules-casts-doubt-over-1tn-of-listings

https://asia.nikkei.com/Spotlight/Cover-Story/Despair-and-defiance-as-Hong-Kong-mounts-its-last-stand

https://www.marketwatch.com/story/revoking-hong-kongs-special-status-is-trumps-nuclear-option-that-could-trigger-irrevocable-us-china-split-analysts-warn-2020-05-27

https://asia.nikkei.com/Spotlight/Datawatch/Hong-Kong-turmoil-threatens-to-disrupt-4tn-investment-flow

https://asia.nikkei.com/Business/Business-trends/Hong-Kong-hedge-funds-eye-exit-as-national-security-law-looms

https://asia.nikkei.com/Economy/Trade-war/US-weighs-restrictions-on-capital-flows-through-Hong-Kong-Mnuchin



BÀI CHỌN LỌC

Điều gì tiếp theo và đường lùi của các 'ông lớn' doanh nghiệp Trung Quốc bị chặt đứt cửa tại Nasdaq ra sao?