Đổ 140 tỷ USD vào trái phiếu Trung Quốc, giới tài phiệt phương Tây đã lường trước hậu quả?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Goldman Sachs dự báo sẽ có 140 tỷ USD từ các nhà tài phiệt và giới đầu tư tài chính đổ vào thị trường trái phiếu Trung Quốc. Lợi nhuận hấp dẫn đi kèm với đạo đức đầu tư kém tạo điều kiện cho các vi phạm nhân quyền đẫm máu của Bắc Kinh.

Gần đây, các nhà đầu tư toàn cầu theo đuổi lợi nhuận cao đã đổ tiền vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc với tốc độ kỷ lục. Điều này đặt ra câu hỏi liệu họ có chuẩn bị cho “cơn bão đầu tư phi đạo đức" mà họ có thể đang khuấy động hay không.

Đầu tư thiếu đạo đức - lợi nhuận bất chấp

Họ sẽ trả lời như thế nào nếu được hỏi về tiền quỹ hưu trí tài trợ cho nhà nước Trung Quốc khi nước này đàn áp chính công dân của mình từ Tân Cương tới Hong Kong?

Số liệu từ nhóm nghiên cứu Wind Information cho thấy người nước ngoài nắm giữ 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) (412,47 tỷ USD) trái phiếu Trung Quốc tính đến ngày 31/8; tăng so với 2,19 nghìn tỷ NDT hồi đầu năm, và ít hơn 1 nghìn tỷ NDT chỉ 3 năm trước.

Goldman Sachs dự đoán rằng 140 tỷ USD khác sẽ được đổ vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc sau thông báo của FTSE Russell hôm thứ Năm (ngày 24/9) rằng họ sẽ đưa chúng vào chỉ số trái phiếu chính phủ toàn cầu của mình vào năm tới.

Trong hơn một năm qua, Cathay Pacific Airways, HSBC Holdings và Walt Disney đều đã cố gắng với những thành công khác nhau để cân bằng một cách tinh vi nhu cầu (vốn rất nhạy cảm) của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, với nhu cầu của khách hàng và nhà đầu tư nước ngoài, những người có kỳ vọng lớn hơn và rất khác nhau về hành vi phù hợp đạo đức của công ty.

Những lo ngại lâu nay về rủi ro vỡ nợ và rủi ro tín dụng ở Trung Quốc, đặc biệt là kể từ khi chính quyền mở các “vòi hút” để đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, là rất thực tế nhưng chúng không đáp ứng được nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc hoặc trái phiếu do các ngân hàng chính sách phát hành. .

Goldman Sachs dự đoán rằng 140 tỷ USD khác sẽ được đổ vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc bất chấp các vi phạm nhân quyền của nước này (Ảnh: ERIC PIERMONT/AFP qua Getty Images)
Goldman Sachs dự đoán rằng 140 tỷ USD khác sẽ được đổ vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc bất chấp các vi phạm nhân quyền của nước này (Ảnh: ERIC PIERMONT/AFP qua Getty Images)

Điều này là do tiền theo sau lợi tức đầu tư và hiện nay không có các biện pháp kiểm soát vốn đối với việc mua trái phiếu, có nghĩa là lợi tức được cung cấp quá hấp dẫn để từ bỏ. Trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm trả khoảng 3%. Không có đối thủ cạnh tranh khác về lợi suất trong số nợ chính thức của các nền kinh tế lớn khác.

Trong khi đó, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh đã tích cực thu hút vốn nước ngoài bằng cách mở cửa thị trường trái phiếu trong nước.

Hiếm có tháng nào mà Trung Quốc không tung ra một vài chiêu thức hợp lý hoá các quy tắc để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường trái phiếu của họ. Đơn cử trong tuần trước, cơ quan quản lý đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thời gian linh hoạt trong việc giải quyết các giao dịch trái phiếu của họ và kéo dài giờ giao dịch cho đến buổi tối của Trung Quốc, cung cấp sự thuận tiện cho người mua trái phiếu châu Âu.

Các ‘lỗ đen’ có thể gây bất ngờ cho các nhà đầu tư quá lạc quan

Các tuyên truyền và kinh nghiệm quá khứ khiến các nhà đầu tư hầu như chắc chắn rằng trái phiếu chính phủ Trung Quốc có vẻ như không có rủi ro, nhưng là không phải vậy.

Tất nhiên, sẽ hơi quá trong thời điểm này khi đánh giá rằng Bắc Kinh có thể vỡ nợ đối với các khoản nợ của chính phủ trung ương. Nhưng chắc chắn là, các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc có thể thất bại, các công ty công nghệ có thể theo đuổi các cuộc tái cơ cấu đáng ngờ và thậm chí các doanh nghiệp nhà nước có thể vỡ nợ.

Tuy nhiên, việc không thanh toán trái phiếu chính phủ Trung Quốc hoặc trái phiếu của các ngân hàng chính sách nhà nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc vẫn còn là một khả năng có độ chắc chắn không cao.

Trong tầm nhìn của các nhà đầu tư, niềm tin đến từ mức độ tín nhiệm của các khoản nợ này, được đánh giá bởi các hãng tín nhiệm quốc tế, là cơ sở cho toàn bộ thị trường vốn của đất nước. Thực tế, đánh giá của các hãng tín nhiệm quốc tế chưa hoàn toàn là đáng tin cậy. Nhiều vụ phá sản cấp tập đoàn xuyên quốc gia như Eron vẫn luôn được các hãng đánh giá tín nhiệm và kiểm toán quốc tế xếp hạng A, ngay trước khi họ mất khả thanh toán và phá sản.

Với Trung Quốc, một quốc gia định ra nhiều luật để lách các quy định hạch toán quốc tế về ghi nhận nợ công, nợ xấu... đã khiến các số liệu báo cáo tài chính cấp quốc gia, cấp ngành tài chính, cấp tập đoàn kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn… luôn ẩn chứa quá nhiều rủi ro và các “lỗ đen” có thể nhấn chìm bất kỳ nhà đầu tư kinh nghiệm sắc sảo nào của Phố Wall hay của sàn giao dịch hàng hóa ở London.

Một quan chức PBOC (dấu tên) đã chia sẻ với phóng viên của NTDVN rằng ngay cả PBOC cũng không xác định được quy mô của các khoản nợ địa phương. Theo ông, nợ chính quyền địa phương tại Trung Quốc chính là một lỗ đen lớn. PBOC mới chỉ nhận thức vấn đề này trong một vài năm gần đây và cố gắng ra các chính sách để ngăn chặn rủi ro từ khối nợ thiếu kiểm soát này.

Ngay cả PBOC cũng không xác định được quy mô của các khoản nợ địa phương tại Trung Quốc, vốn là một "lỗ đen lớn" (Ảnh: BERND KAMMERER/AFP qua Getty Images)
Ngay cả PBOC cũng không xác định được quy mô của các khoản nợ địa phương tại Trung Quốc, vốn là một "lỗ đen lớn" (Ảnh: BERND KAMMERER/AFP qua Getty Images)

Trên thực tế, đã xuất hiện các địa phương mất khả năng thanh toán do đầu tư bừa bãi. Toàn Trung Quốc đã xuất hiện tới 50 thành phố ma, hơn 64,5 triệu căn hộ ma, có lẽ tới hàng trăm ngàn công trình văn hoá, du lịch dở dang hoặc không tạo ra nguồn thu như kỳ vọng bởi nợ chính quyền địa phương. Ban đầu, các công trình thất bại này vẫn đóng góp vào GDP, nhưng sau đó, nghĩa vụ trả nợ (trong khi công trình không sinh lời) sẽ trở thành gánh nặng đe dọa sự đổ vỡ nợ của chính quyền địa phương.

Dĩ nhiên, còn khá sớm để nói về đổ vỡ nợ của chính quyền Trung ương, ngay cả khi chính quyền này chưa ý thức hết mức độ tồi tệ của “lỗ đen” trong hệ thống của họ.

Rủi ro tiềm ẩn lớn hơn nhiều so với lợi nhuận hứa hẹn

Trong những năm gần đây Bắc Kinh đã thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường trái phiếu của họ, qua các chương trình như “Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện”. Có một số rủi ro nhãn tiền khi các chương trình như vậy có thể bị đóng cửa hoặc đóng băng.

Nhưng đây có vẻ là một mối quan tâm nhỏ, vì mặc dù Bắc Kinh đã rất chậm chạp trong việc thực hiện các cải cách trong lĩnh vực này, sự đảo ngược hoàn toàn gần như chưa từng xảy ra. Các nhà chức trách cuối cùng đã chấp nhận rằng họ có thể mở cửa, trong khi vẫn giám sát các dòng vốn đầu tư mà không mất quyền kiểm soát tổng thể, đặc biệt khi tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nước ngoài chỉ chiếm 2,4% thị trường trong nước.

Không có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ sớm nới lỏng kiểm soát hơn nữa đối với đồng nhân dân tệ (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP qua Getty Images)
Không có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ sớm nới lỏng kiểm soát hơn nữa đối với đồng nhân dân tệ (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP qua Getty Images)

Rủi ro tiền tệ không nên bị coi thường ở Trung Quốc, nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Đồng nhân dân tệ vẫn ổn định đáng kể trong bối cảnh căng thẳng kinh tế và chính trị, và không có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ sớm nới lỏng kiểm soát hơn nữa đối với đồng tiền này. Nền kinh tế Trung Quốc đã tạm thời vượt qua cơn bão COVID-19, điều này làm giảm rủi ro mất giá, ít nhất là trước mắt.

Những rủi ro lớn hơn mà các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại xoay quanh mối quan hệ của Trung Quốc với môi trường bên ngoài, chưa bao giờ tồi tệ hơn. Có rất ít lý do để nghĩ rằng nó sẽ sớm được cải thiện.

Cho dù là bởi sự chia cắt Mỹ-Trung và cuộc chiến thương mại kiêm công nghệ giữa hai bên đang diễn ra; hay cách đối xử kinh khủng và không thể lý giải của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tây Bắc Tân Cương, và đối với người tu luyện Pháp Luân Công; lời khiêu khích chiến tranh chói tai ở eo biển Đài Loan hay cuộc tranh giành quyền tự do ở Hong Kong; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối mặt với những “khán giả quốc tế” giận dữ và không tin tưởng.

Các nhà đầu tư cần phải suy nghĩ rộng hơn về những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Tuần trước, các ngân hàng Hoa Kỳ bao gồm Bank of America, Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Morgan Stanley đã xúc tiến việc bán trái phiếu của một số công ty nhà nước Trung Quốc gồm China National Chemical và China Three Gorges, là những công ty bị Mỹ liệt kê vào danh sách các công ty phục vụ ĐCSTQ và quân đội Trung Quốc.

Chuẩn mực đạo đức trong đầu tư có thể được gia tăng bằng chính sách

Không có ý nói rằng sự giúp đỡ của các ngân hàng, hoặc việc các nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu là không hợp pháp. Nhưng thời điểm đầu tư này là thời điểm quá rủi ro, sự đầu tư của họ vào Trung Quốc có thể khiến Washington chú ý hơn và có hành động mạnh mẽ hơn tiếp theo. Như vậy, rủi ro chính trị trong các thương vụ này sẽ rất lớn.

Hiện chính quyền Trump đang nỗ lực hạn chế khả năng các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu của họ trên các sàn giao dịch của Mỹ. Các quan chức đã ra chính sách và chế tài để chặn một quỹ hưu trí hàng đầu của chính phủ Mỹ mua cổ phiếu của Trung Quốc và đã dựa vào các trường đại học Mỹ để thoái phần vốn họ nắm giữ.

Các biện pháp trừng phạt liên quan đến Tân Cương do Mỹ áp đặt có nghĩa là một số công ty Trung Quốc niêm yết trong nước hiện không thể giao dịch đối với các nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài, cũng như không thể tiếp tục tham gia vào thế giới giao dịch bằng đồng USD.

Có vẻ như chỉ là vấn đề thời gian để gia tăng hơn chuẩn mực đạo đức trong đầu tư, trước khi các nhà đầu tư và nhà hoạt động gây áp lực lên những người trực tiếp tài trợ cho nhà nước Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho các hành động vi phạm nhân quyền tàn ác của họ. Người mua trái phiếu được khuyến cáo nên suy nghĩ xa hơn về lợi tức và lợi nhuận đơn thuần, và xem xét những tiêu chuẩn họ đã cam kết với các nhà đầu tư và cổ đông của mình để tuân theo.

Tác giả: Fraser Howie là đồng tác giả của "Chủ nghĩa tư bản đỏ: Quỹ tài chính mong manh của sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc". Ông đã làm việc tại các thị trường vốn của Trung Quốc từ năm 1992.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

Đổ 140 tỷ USD vào trái phiếu Trung Quốc, giới tài phiệt phương Tây đã lường trước hậu quả?