Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ vốn triệu tỷ đồng, nhưng thua lỗ đến nghìn tỷ đồng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vừa qua, những doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước làm ăn thua lỗ, âm nặng vốn chủ sở hữu… đã bị “điểm mặt chỉ tên”. doanh nghiệp

Qua báo cáo của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2019, có 818 doanh nghiệp (DN) có vốn Nhà nước (trong đó 491 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 327 DN có cổ phần có vốn góp của Nhà nước).

491 DNNN nắm 100% vốn, 44 doanh nghiệp thua lỗ

Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 818 DN là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2018. Tổng tài sản của 491 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xấp xỉ 3 triệu tỷ đồng.

Đáng chú ý, có 44/491 DNNN (chiếm 9% tổng số DNNN) có lỗ phát sinh, với tổng số lỗ phát sinh là 619 nghìn tỷ đồng.

Riêng số liệu 76 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ con, cho thấy tổng tài sản các đơn vị này nắm giữ là trên 2,73 triệu tỷ đồng.

Tổng số nợ phải trả là trên 1,44 triệu tỷ đồng, chiếm 53% tổng nguồn vốn của các tập đoàn, tổng công ty.

Báo cáo hợp nhất có 12 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là hơn 7.440 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty Hàng hải lỗ hơn 3.000 tỷ đồng, Tập đoàn Hóa chất lỗ hơn 2.780 tỷ đồng, Tổng công ty Cà phê lỗ hơn 819 tỷ đồng...

Ngoài ra, có 6 Công ty mẹ còn lỗ lũy kế là 2.819,607 tỷ đồng, gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất VN (1.845 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tổng công ty Cà phê VN (463,415 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tổng ty Hàng hải VN (280,129 tỷ đồng)...

Tổng công ty Hàng hải lỗ hơn 3.000 tỷ đồng (Ảnh: vinalines.com.vn)
Tổng công ty Hàng hải lỗ hơn 3.000 tỷ đồng (Ảnh: vinalines.com.vn)

Nhiều doanh nghiệp âm nặng vốn

Đối với 327 DN có vốn góp của nhà nước, báo cáo của Chính phủ cho biết: Vẫn còn có một số DN sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu như:

  • TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (âm vốn chủ sở hữu 505 tỷ đồng);
  • Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (âm vốn chủ sở hữu 48 tỷ đồng);
  • TCT Sông Hồng (âm vốn chủ sở hữu 666 tỷ đồng);
  • Công ty CP Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (âm vốn chủ sở hữu 99 tỷ đồng);
  • Công ty CP Xuất nhập khẩu Đà Nẵng (âm vốn chủ sở hữu 40 tỷ đồng).

Một số DN liên doanh hoạt động kém hiệu quả, bị âm vốn chủ sở hữu như: Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh VN - Đài truyền hình VN (âm vốn chủ sở hữu 2.962 tỷ đồng); Công ty liên doanh Hải Thành - Hải Phòng (âm vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng)...

Thu về gần 1.800 tỷ từ thoái vốn DNNN

Số liệu của Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho thấy, trong 9 tháng đầu năm DNNN đã thoái được 899 tỷ đồng, thu về 1.845 tỷ đồng.

Việc chuyển giao phần vốn Nhà nước đã hoàn thành tại 5 tổng công ty, với tổng giá trị phần vốn Nhà nước chuyển giao là 8.186 tỷ đồng về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 9/2020 cho thấy đã thoái 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn Nhà nước tại 102 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng với giá trị 4.964 tỷ đồng, thu về 9.643 tỷ đồng.

Với các doanh nghiệp ngoài danh mục theo Quyết định trên, đã thoái 3.785 tỷ đồng vốn Nhà nước, thu về 110.392 tỷ đồng.

Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện thoái 16.919 tỷ đồng, thu về 52.881 tỷ đồng.

Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ vốn triệu tỷ đồng, nhưng thua lỗ đến nghìn tỷ đồng