Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những người ủng hộ ESG có thể lợi dụng nguồn thông tin hạn chế hay mong muốn hội nhập, bắt kịp thế giới của giới doanh nghiệp Việt để 'cổ vũ' cho phong trào ESG ở Việt Nam. Nhưng khi biết rõ bản chất của xu hướng này, có lẽ các doanh nghiệp Việt nên phải dè chừng ESG, cho dù được nghe bao nhiêu lời hoa mỹ về nó đi nữa.

Mời độc giả đọc: Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG (Phần 1).

Làn sóng phản đối dữ dội

Doanh nghiệp và người dân Việt Nam được rêu rao rằng, ESG là một xu hướng ngày càng phát triển mạnh mẽ, thậm chí là không thể tránh khỏi. Nhưng thực tế thì, đi cùng với sự phát triển của ESG là một làn sóng phản đối thực sự dữ dội đang gia tăng, dù rằng khả năng "phủ sóng" phương tiện truyền thông của làn sóng này là kém hơn những giọng điệu ủng hộ ESG.

Ngoài các đề xuất của cổ đông tại các cuộc họp thường niên, làn sóng phản đối còn được thể hiện ở giới quan chức Mỹ, đặc biệt là ở cấp tiểu bang. Một cơn thịnh nộ đã nổ ra khi tập đoàn Walt Disney công khai phản đối luật của bang Florida cấm các trường công dạy những trẻ em còn rất ít tuổi về khuynh hướng tình dục. Ngay lập tức, ông Ron DeSantis thuộc đảng Cộng hòa - Thống đốc của Florida - đã xúc tiến việc hủy bỏ quy chế pháp lý đối với tư cách thuế đặc biệt đã có từ lâu của Disney World.

Mới đây, theo thông tin được công bố vào ngày 25/01, 25 tiểu bang của Mỹ đã kiện chính phủ ông Biden về quy định của Bộ Lao động (DOL) có hiệu lực hôm 30/01, cho phép các nhà quản lý kế hoạch hưu trí 401(k) của Mỹ đầu tư tiền của khách hàng vào các quỹ ESG. Theo đơn kiện, quy định này gây rủi ro cho các tài khoản tiết kiệm hưu trí của 152 triệu người lao động, tương đương ⅔ dân số Mỹ, với tổng tài sản trị giá 12 ngàn tỷ USD, dưới danh nghĩa thúc đẩy chương trình về khí hậu của chính phủ Biden. Theo đơn kiện, quy định khiến những người được ủy thác dễ dàng hành động với nhiều động cơ khác nhau. 25 tiểu bang chỉ ra rằng Tòa án Tối cao đã kết luận rằng đạo luật ERISA yêu cầu các nhà quản lý quỹ đặt lợi ích tài chính của các khoản đầu tư lên hàng đầu chứ không phải bất kỳ lợi ích phi tiền tệ nào.

Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG, ESG là gì, Ngành công nghiệp ESG lớn mạnh ra sao, Mối quan hệ giữa ESG và chính phủ toàn cầu, Báo cáo ESG, ESG reporting, ESG objectives, ESG companies, ESG investing, chỉ số ESG, CSR là gì, Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG framework, sustainability ESG, Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính kinh doanh, tư duy ESG, ESG meaning
Tổng thống Joe Biden phát biểu về nền kinh tế Mỹ tại Steamfitters Local 602 ở Springfield, Virginia, vào ngày 26/01/2023. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP qua Getty Images)

Nói về bản chất chính trị của ESG, Tổng chưởng lý bang Indiana, ông Todd Rokita cho biết, các chiến lược đầu tư ESG không được thiết kế để tối đa hóa lợi nhuận tài chính cho khách hàng, "Thay vào đó, chúng đã được hình thành hoàn toàn để áp đặt một chương trình kinh tế và xã hội cánh tả, thứ không thể được thực hiện thông qua bỏ phiếu". Tổng chưởng lý Indiana cho biết, ông cũng đang điều tra ba trong số những nhà quản lý đầu tư lớn nhất, nói rằng "các doanh nghiệp lớn thức tỉnh đang hợp tác với các đồng minh cánh tả của họ để lật đổ ý chí của người dân". [Phong trào "thức tỉnh" được khởi xướng bởi những người cánh tả nhằm thúc đẩy đấu tranh về các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, môi trường, phá thai…, đây là phong trào có liên quan mật thiết với ESG]. Theo vị Tổng chưởng lý, điều đó trái với nội dung và tinh thần của luật pháp.

Quy định về ESG của chính quyền Biden không chỉ vấp phải vụ kiện của 25 tiểu bang, mà còn phải đối mặt với sự phản đối rộng rãi từ cả Thượng viện và Hạ viện. Mọi Thượng nghị sĩ Cộng hòa - cộng thêm đảng viên Dân chủ Joe Manchin (Thượng nghị sĩ bang West Virginia) - đều đã ủng hộ một nghị quyết không tán thành, phản đối chỉ thị của DOL. Theo các Thượng nghị sĩ Cộng hòa, "Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chính sách đầu tư ESG có tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn. Ví dụ, một nghiên cứu của UCLA và NYU đã phát hiện ra rằng trong 5 năm qua, các quỹ ESG hoạt động kém hiệu quả hơn so với thị trường rộng lớn hơn, trung bình 6,3% so với 8,9% tương ứng".

Dân biểu Andy Barr (Cộng hòa - Kentucky) đang dẫn dắt một nghị quyết tương tự tại Hạ viện. Thông cáo báo chí của ông tuyên bố, "Kế hoạch nghỉ hưu chỉ nên tập trung vào việc mang lại lợi nhuận tối đa, chứ không phải thúc đẩy một chương trình chính trị".

Chưa nói đến nội dung của những lời phản đối, cần chú ý là, các đảng viên Cộng hòa đại diện cho ½ dân số nước Mỹ, do đó có thể nhìn nhận rằng, ½ nước Mỹ không có thiện cảm với ESG. ½ dân số nước Mỹ gần như sẽ khó có thể ủng hộ ESG.

Lập trường của ông Joe Manchin (cần chú ý đây là một đảng viên Dân chủ) cho thấy những điểm yếu "chết người" của các chỉ tiêu ESG, hay những gì mà những chỉ tiêu này đã làm lu mờ. Ông Joe Manchin nói "Tại sao họ không xem xét rủi ro địa chính trị có liên quan? Tại sao bạn không đồng thời đánh giá điều đó? Tại sao bạn không hỏi châu Âu chuyện gì đã xảy ra với họ? Hãy hỏi Đức điều gì đã xảy ra với nền kinh tế của họ. Hãy nhìn những gì Putin đã làm để vũ khí hóa năng lượng". Ông Manchin cho rằng một quy định kiểu như vậy sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế và làm nước Mỹ suy yếu đi rất nhiều.

Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG, ESG là gì, Ngành công nghiệp ESG lớn mạnh ra sao, Mối quan hệ giữa ESG và chính phủ toàn cầu, Báo cáo ESG, ESG reporting, ESG objectives, ESG companies, ESG investing, chỉ số ESG, CSR là gì, Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG framework, sustainability ESG, Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính kinh doanh, tư duy ESG, ESG meaning
Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân chủ - West Virginia), Chủ tịch Ủy ban Tài nguyên và Năng lượng Thượng viện, chủ trì phiên điều trần về công nghệ pin, tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Dirksen ở Washington, Mỹ, vào ngày 22/09/2022. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images )

Cổ đông chán ngán với đường lối của Walt Disney

Trường hợp của Walt Disney chính là bằng chứng về làn sóng phản đối ESG trong doanh nghiệp. Các cổ đông của Walt Disney có vẻ đã "chán ngán" với đường lối thức tỉnh và đi theo hướng ESG của công ty, và Disney đang cảm thấy áp lực từ các cổ đông, những người muốn công ty tập trung vào doanh số bán hàng và lợi nhuận, cũng như giá cổ phiếu vốn đang lao dốc.

Ông Vivek Ramaswamy (người đã tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới), người sáng lập và Chủ tịch của Strive Asset Management, đã thông báo cho Disney với tư cách là một cổ đông vào tháng 09/2022 rằng "trong năm ngoái, tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với Công ty Walt Disney đã giảm mạnh từ 77% xuống còn 33% - một sự sụp đổ chưa từng có sau khi Disney công khai ủng hộ các quan điểm chính trị gây tranh cãi nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với các nhà hoạt động xã hội".

Disney bắt đầu một cuộc chiến chính trị với bang Florida vào mùa xuân năm ngoái, với việc Disney cam kết sẽ đấu tranh để lật ngược luật về quyền của cha mẹ trong việc cấm dạy nội dung tình dục từ mẫu giáo đến lớp ba, đồng thời khẳng định việc theo đuổi “chương trình đồng tính hoàn toàn không bí mật" khi thêm tính biến dị (về giới tính) vào các chương trình dành cho trẻ em. Vào tháng 03/2022, Disney cũng cam kết sẽ chống lại nỗ lực của Texas nhằm điều tra các ca phẫu thuật chuyển giới đối với trẻ vị thành niên vì có khả năng vi phạm về lạm dụng trẻ em.

Chiến dịch chính trị của Disney nhanh chóng nóng lên, với việc Thống đốc Florida Ron DeSantis đáp trả bằng các tuyên bố công khai và cuối cùng loại bỏ tình trạng tự quản đặc quyền của công viên giải trí Disney World khổng lồ bên ngoài Orlando. Các cuộc biểu tình từ cả những người ủng hộ và chỉ trích Giám đốc điều hành Disney Bob Chapek đã xảy ra sau đó, với việc một số gia đình tẩy chay các sản phẩm của Disney. Các nhân viên bảo thủ và theo tôn giáo của Disney đã công bố một lá thư nặc danh, tuyên bố rằng “Công ty Walt Disney đã trở thành một nơi làm việc ngày càng khó chịu đối với những người trong chúng tôi, những người có quan điểm chính trị và tôn giáo không theo khuynh hướng cấp tiến một cách rõ ràng”.

Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG, ESG là gì, Ngành công nghiệp ESG lớn mạnh ra sao, Mối quan hệ giữa ESG và chính phủ toàn cầu, Báo cáo ESG, ESG reporting, ESG objectives, ESG companies, ESG investing, chỉ số ESG, CSR là gì, Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG framework, sustainability ESG, Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính kinh doanh, tư duy ESG, ESG meaning
Những người biểu tình phản đối lập trường của The Walt Disney Co. chống lại luật Florida vừa được thông qua bên ngoài trụ sở chính của công ty ở Burbank, California, Mỹ, vào ngày 06/04/2022. (Ảnh: Jill McLaughlin/The Epoch Times)

Dù đã sa thải ông Chapek, cổ phiếu Disney vẫn không phục hồi. Và tình hình dường như đã chạm tới giới hạn chịu đựng của vài cổ đông.

Một cổ đông lớn gần đây đã khởi kiện ban quản lý của Disney, nói rằng chương trình chính trị của họ đã tạo ra rủi ro tài chính “có ảnh hưởng sâu rộng” cho công ty. Trong một tài liệu dài 22 trang vào tháng trước, nhà đầu tư Kenneth Simeone đã buộc tội rằng “những hậu quả tài chính từ các hành động của Disney, và các tổn hại kéo theo đối với công ty và các cổ đông của nó, diễn ra rất nhanh và nghiêm trọng”. Ông Simeone yêu cầu ban quản lý bàn giao các hồ sơ liên quan đến quyết định chống lại luật về quyền của cha mẹ của Florida như một cơ sở tiềm năng cho các hành động pháp lý tiếp theo chống lại các giám đốc điều hành của Disney.

Vào tháng 4, ông Reed Rubinstein, cựu Phó Thứ trưởng Tư pháp Mỹ và hiện là cố vấn cấp cao của America First Legal, đã viết một lá thư cho hội đồng quản trị của Disney thay mặt cho các cổ đông yêu cầu điều tra về “việc lãng phí tài sản của công ty”, bao gồm cả việc làm hoen ố danh tiếng được tin tưởng của Disney trong việc tạo ra chương trình giải trí dành cho trẻ em được xếp hạng G (xếp hạng phù hợp để cho trẻ em xem), cũng như khả năng vi phạm quyền công dân của nhân viên.

Ông Rubinstein yêu cầu hội đồng quản trị của Disney giải thích cho các cổ đông cơ sở cho chính sách của họ, bao gồm “tại sao công ty hỗ trợ các bài học về khuynh hướng tình dục cho trẻ em năm tuổi, đồng thời phản đối thông báo cho cha mẹ” và làm thế nào “việc thêm tính chất biến dị [về giới tính] vào việc lên chương trình dành cho trẻ em sẽ nâng cao danh tiếng của công ty”.

Càng ngày, các CEO từng nhiệt tình ủng hộ phong trào ESG giờ đây dường như có những suy nghĩ khác. Theo một cuộc khảo sát các CEO của công ty tư vấn quản lý KPMG, một nửa số lãnh đạo công ty cho biết họ hiện đang suy nghĩ lại hoặc tạm dừng các sáng kiến ESG của mình khi mà điều kiện kinh tế trở nên khó khăn hơn.

Quay lại bản chất của ESG

Chủ nghĩa thức tỉnh trong giới tư bản Mỹ đôi khi còn được gọi là đầu tư ESG. Có thể nói, ESG chính là tiêu chuẩn mơ hồ được áp dụng cho các công ty và nhà đầu tư để xác định xem họ "thức tỉnh" hay không "thức tỉnh" đến mức độ nào.

Về mức độ mơ hồ của ESG, theo Barron's, ngay cả các nhà đầu tư lẻ, những người được kỳ vọng là hiểu rõ sự phức tạp của ESG, cũng "gặp khó khăn trong việc giải thích ý nghĩa của nó". 25% nhà đầu tư lẻ tin rằng ESG là viết tắt của "thu nhập, cổ phiếu, tăng trưởng".

Hơn nữa, 9% số người được hỏi thừa nhận rằng "họ không quen thuộc với khái niệm này như những gì các bài báo về chủ đề đầu tư ESG mô tả".

Theo ông Chamath Palihapitiya, người sáng lập công ty đầu tư Social Capital, phong trào ESG là một công cụ "tiếp thị tuyệt vời". Tuy nhiên, bản chất thực tế của nó lại là một điều thất vọng. Đầu tư ESG chỉ hoàn toàn là một trò lừa đảo.

Trong thế giới hiện nay, vẻ ngoài rất quan trọng, các công ty luôn khao khát thể hiện rằng mình quan tâm tới các vấn đề ESG, ngay cả khi họ không thực sự quan tâm. ESG đã nâng việc ra tín hiệu đức hạnh lên một cấp độ hoàn toàn mới.

ESG có những mục tiêu cao cả đến mức viển vông. Khi các công ty cam kết với ESG, họ cố gắng ganh đua với nhau, đưa ra những tuyên bố ngày càng lố bịch.

Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của ESG đã bị phóng đại quá mức - một lập luận được Hiệp hội Chứng khoán Mỹ phân tích chi tiết cho các cơ quan quản lý. Ông Stephen Soukup, một chuyên gia về vấn đề này, nghi ngờ những tuyên bố của những người ủng hộ ESG rằng họ kinh doanh tốt bằng cách làm những việc tốt. Ông nói rằng, thông thường, bất kỳ thành quả vượt mức trung bình nào của các quỹ ESG "được tạo ra bởi những lý do khác ngoài ESG. Thành công được tạo ra đơn giản vì đó là những công ty tốt. Ví dụ: cổ phiếu của Apple tăng giá không phải do ESG, mà do đó là cổ phiếu của Apple.

Một chương trình có liên quan tới ESG là DEI (chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập). Những tiêu chí ESG hay chương trình DEI tập trung vào việc phân chia nơi làm việc theo chủng tộc và giới tính, tạo ra sự nghi ngờ, mất lòng tin và phân cực sâu sắc giữa các nhân viên. Việc tuyển dụng, thăng tiến và công nhận không còn dựa trên thành tích nữa (phù hợp với "chủ nghĩa tư bản các bên liên quan" - khi lợi nhuận không còn là tất cả), kéo theo việc sự hào hứng và động lực của nhân viên bị mất đi.

Theo chuyên gia Andrew Crapuchettes, người sáng lập và CEO của RedBalloon, đây chính là lý do khiến môi trường làm việc của các doanh nghiệp Mỹ đang bị hủy hoại. Theo ông Crapuchettes, nếu người sử dụng lao động lựa chọn công nhận nhân viên của họ không dựa trên thành tích, sự cải thiện bản thân và giá trị tổng thể mang lại cho công ty, thay vào đó lại nâng tầm xếp hạng công bằng xã hội và các hệ tư tưởng thức tỉnh khác, biến chúng thành yếu tố quyết định ai được thăng chức và ai bị bỏ qua... thì văn hóa nơi làm việc sẽ bị phá hủy.

Thực chất, ESG đề cao các yếu tố như bình đẳng chủng tộc, giới tính…, nhưng trên thực tế, các chương trình ESG lại kích động, gia tăng sự mâu thuẫn giữa các nhóm người. Ông Elon Musk cũng từng nhận xét về văn hóa thức tỉnh: "Về bản chất, phong trào thức tỉnh gây chia rẽ, có tính bài trừ và đầy thù hận. Cơ bản mà nói, phong trào thức tỉnh mang lại cho những người xấu tính một sự bảo vệ để trở nên xấu tính và độc ác, được bọc trong thứ đạo đức giả tạo". Thậm chí, ông Musk còn cho rằng ESG là hiện thân của ác quỷ trong một dòng tweet. Trong khi đó, các tuyên bố về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường của phong trào ESG thực chất lại là thiếu cơ sở khoa học, và tạo ra những hệ lụy khó lường.

Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG, ESG là gì, Ngành công nghiệp ESG lớn mạnh ra sao, Mối quan hệ giữa ESG và chính phủ toàn cầu, Báo cáo ESG, ESG reporting, ESG objectives, ESG companies, ESG investing, chỉ số ESG, CSR là gì, Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG framework, sustainability ESG, Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính kinh doanh, tư duy ESG, ESG meaning
Ngày 06/11/2022, Hội nghị lần thứ 27 về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP27) đã khai mạc tại Ai Cập. (Ảnh: STRINGER/AFP qua Getty Images)

Theo đuổi ESG và sụp đổ

Sri Lanka chính là một ví dụ về một đất nước theo đuổi ESG và sụp đổ. Có nhiều yếu tố đứng đằng sau sự sụp đổ của Sri Lanka, nhưng một trong số đó là các chính sách xanh. Họ đặt cược mọi thứ vào kế hoạch này - đến mức Sri Lanka đã đạt được một trong những điểm ESG cao nhất thế giới. Họ dự định sẽ giúp cứu hành tinh trái đất và trở nên giàu có và vững mạnh trong quá trình thực hiện việc đó. Tuy nhiên, cuối cùng, Sri Lanka rơi vào tình trạng suy sụp kinh tế hoàn toàn, và vô chính phủ.

Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG, ESG là gì, Ngành công nghiệp ESG lớn mạnh ra sao, Mối quan hệ giữa ESG và chính phủ toàn cầu, Báo cáo ESG, ESG reporting, ESG objectives, ESG companies, ESG investing, chỉ số ESG, CSR là gì, Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG framework, sustainability ESG, Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính kinh doanh, tư duy ESG, ESG meaning
Người dân xếp hàng dài để mua dầu hỏa để sử dụng trong gia đình tại một trạm xăng dầu ở Colombo, Sri Lanka vào ngày 17/03/2022. (Ảnh: Ishara S. Kodikara / AFP qua Getty Images)

Sri Lanka tự chủ về sản xuất lương thực cho đến năm 2021. Tổng thống khi đó là Gotabaya Rajapaksa đã ban hành lệnh cấm đối với tất cả phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp nhằm thúc đẩy “nông nghiệp hữu cơ”.

Sản lượng gạo, một loại lương thực chính ở Sri Lanka, đã giảm từ 40 đến 50% trên toàn quốc. Giá thực phẩm tăng hơn 80% và bị thiếu hụt trầm trọng, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và thiếu ăn lan rộng.

Ông Michael Shellenberger, một nhà phân tích tự do chuyên về các vấn đề môi trường, đã giải thích trên blog của mình về điều đã xảy ra. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo Sri Lanka “bị mê hoặc bởi giới tinh hoa xanh phương Tây đang rao bán nông nghiệp hữu cơ và ‘ESG’". Các nhà lãnh đạo Sri Lanka đã hoàn toàn tin tưởng vào những câu chuyện hoang đường rằng sẽ không có rắc rối gì với canh tác hữu cơ và thuốc trừ sâu và phân bón là rất nguy hiểm.

Những người ủng hộ môi trường đã có được những gì họ mong muốn. “Sri Lanka có điểm ESG gần như hoàn hảo (98), cao hơn Thụy Điển (96) hay Mỹ (51)”, theo ông Shellenberger. Nhưng Sri Lanka cũng đồng thời không thể nuôi sống người dân của nó và đã cạn kiệt gần như tất cả mọi thứ.

Doanh nghiệp Việt Nam cần phải dè chừng

Cái nguy hiểm của ESG là nó đã trở thành một phong trào, với một bộ máy "tẩy chay". Các doanh nghiệp không tuân theo ESG lo sợ khi phải đối mặt với những câu chất vấn, và nhằm bảo vệ hình ảnh thương hiệu, họ có thể sẽ phải chấp nhận bị áp đặt.

Những người ủng hộ ESG có thể lợi dụng nguồn thông tin hạn chế hay mong muốn hội nhập, bắt kịp thế giới của giới doanh nghiệp Việt Nam để 'cổ vũ' cho phong trào ESG ở Việt Nam. Nhưng khi biết rõ bản chất của xu hướng này, có lẽ các doanh nghiệp Việt nên phải dè chừng ESG, cho dù được nghe bao nhiêu lời hoa mỹ về nó đi nữa.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Bảo Nguyên



BÀI CHỌN LỌC

Doanh nghiệp Việt cần dè chừng trước trào lưu ESG (Phần 2)