Mỹ dẫn đầu 'Bộ Tứ' đương đầu với Trung Quốc 'ngông cuồng'

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Bộ Tứ” hay còn gọi là “Nato Châu Á” do Mỹ dẫn đầu gồm Nhật bản, Úc, Ấn Độ và Mỹ, sẽ họp vào ngày 6/10 nhằm thúc đẩy và củng cố quyết tâm đoàn kết ngăn chặn sự trỗi dậy và ngông cuồng của Trung Quốc trong khu vực và thế giới, trong đó có nghị sự liên minh chuỗi cung ứng độc lập giữa 3 nước Úc, Ấn, Nhật.

Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp vào tuần tới với các ngoại trưởng của bốn nền dân chủ lớn nhất khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nhóm Quad này được coi là đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

‘Bộ Tứ’ Quad liên minh chặt chẽ, đối trọng Trung Quốc

Diễn đàn ngày 6 tháng 10 tại Tokyo sẽ quy tụ ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo, ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, ngoại trưởng Úc Marise Payne và ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar của Ấn Độ để thảo luận về các vấn đề bao gồm đại dịch viêm phổi Vũ Hán và tình hình khu vực, ông Motegi nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba (ngày 29/9).

Cuộc gặp được coi là một trong những cuộc họp ngoại giao cấp cao nhất của chính quyền Trump trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nơi mà chính sách đối với Bắc Kinh đã trở thành một vấn đề lớn trong tranh cử. Nó cũng diễn ra khi Trung Quốc và Ấn Độ cố gắng xoa dịu căng thẳng ở biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya của họ, sau khi quân đội hai bên đã nổ súng ở biên giới lần đầu tiên kể từ năm 1975.

“Tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở ngày càng quan trọng trong thế giới ‘hậu Covid-19’, vì vậy chúng tôi muốn khẳng định tầm quan trọng của việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác giữa chúng tôi và nhiều quốc gia khác để hiện thực hóa tầm nhìn”, ông Motegi nói.

Cuộc gặp cũng sẽ là sự kiện ngoại giao lớn nhất đối với chính phủ của tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, người đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Sáu (ngày 25/9) qua điện thoại và nhất trí hợp tác chặt chẽ về các vấn đề.

Ông Suga - người trở thành thủ tướng Nhật Bản vào giữa tháng 9/2020, có rất ít kinh nghiệm ngoại giao. Một trong những nhiệm vụ thách thức nhất của ông là tìm kiếm sự cân bằng tinh tế giữa đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản - Trung Quốc, và đồng minh quân sự duy nhất của họ - Mỹ. Trong những tháng gần đây, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này (Mỹ - Trung) đã xung đột về mọi mặt, từ thương mại đến bảo mật dữ liệu.

Quad đã tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng chính thức đầu tiên khoảng một năm trước tại New York, được coi là dấu hiệu cho thấy sự bất bình ngày càng tăng đối với chính sách đối ngoại ngông cuồng của ông Tập. Việc nâng cuộc thảo luận vào năm ngoái thành các cuộc đàm phán chính thức, cho thấy liên minh Quad đang củng cố để cải thiện việc thu thập thông tin tình báo và thể hiện một mặt trận thống nhất về các vấn đề an ninh khu vực.

Úc và Hoa Kỳ đã tham gia vào một thỏa thuận đầy tham vọng để tạo ra chuỗi cung ứng “không có Trung Quốc” đối với nguyên liệu đất hiếm (Ảnh: Zach Gibson/Getty Images)
Úc và Hoa Kỳ đã tham gia vào một thỏa thuận đầy tham vọng để tạo ra chuỗi cung ứng “không có Trung Quốc” đối với nguyên liệu đất hiếm (Ảnh: Zach Gibson/Getty Images)

Bắc Kinh lại ‘giở’ chiêu bài ngoại giao ‘chiến lang’

Bắc Kinh đã thể hiện rõ sự phản đối của mình đối với “chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Mỹ - chiến lược được coi là nâng tầm Ấn Độ thành một đối trọng tiềm năng trong khu vực đối với Trung Quốc.

Theo đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị có thể đến thăm Tokyo vào tháng 10/2020, và ông Vương đã bác bỏ “Bộ tứ”, xem đây như là một “ý tưởng giật tít”.

“Không nước nào nên tìm kiếm một bè phái độc quyền”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân phát biểu trong cuộc họp giao ban hàng ngày tại Bắc Kinh hôm thứ Ba, nói thêm rằng cần phải nỗ lực để nâng cao lòng tin lẫn nhau thay vì nhắm mục tiêu vào bên thứ ba.

Ấn Độ - Nhật Bản - Úc hình thành liên minh chuỗi cung ứng

Cùng với liên minh Bộ Tứ, ba nước Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đang hướng tới một liên minh “Chuỗi cung ứng ba bên” nhằm "cô lập" Trung Quốc và đảm bảo giảm sự phụ thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu vào Trung Quốc.

Trong tháng này, các bộ trưởng thương mại của ba nước đã nhất trí làm việc để đạt được khả năng phục hồi chuỗi cung ứng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương; nhằm tạo thế đối trọng với nền sản xuất tại Trung Quốc và “kiềm chế” những hành vi chính trị, quân sự hung hăng của Bắc Kinh.

Các cuộc thảo luận về Sáng kiến Phục hồi Chuỗi cung ứng (SCRI) đang diễn ra, với SCRI do Nhật Bản đề xuất, dự kiến sẽ thành hình vào tháng 11/2020.

Trong bài phát biểu vào Ngày Độc lập (ngày 15/8) của Thủ tướng Modi, ông nói rằng các doanh nghiệp đã bắt đầu coi Ấn Độ như một “trung tâm cho chuỗi cung ứng” và giờ đây Ấn Độ cũng phải “sản xuất cho thế giới”.

Úc và Hoa Kỳ, trong bối cảnh tình hình an ninh và sức khỏe ngày càng căng thẳng với Bắc Kinh, đã tham gia vào một thỏa thuận đầy tham vọng để tạo ra chuỗi cung ứng “không có Trung Quốc” đối với nguyên liệu đất hiếm.

Nói về ý tưởng liên minh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Thủ tướng Úc Scott Morrison cho rằng đây là “ưu tiên cốt yếu” nhằm “tạo dựng cân bằng chiến lược lâu dài”.

Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ dẫn đầu 'Bộ Tứ' đương đầu với Trung Quốc 'ngông cuồng'