‘Đòn cân não’ trước bầu cử Mỹ: Nợ quốc gia sẽ bùng nổ bất kể ai đắc cử, nhưng chính sách của TT Trump mang lại lợi ích cho dân nhiều hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nền chính trị của chúng ta ngày nay, cử tri cả hai phe bầu cử thường coi các cuộc bầu cử là thảm họa, với các tuyên truyền kiểu như: “Nếu Bên Xấu thắng vào tháng 11, mọi thứ sẽ sụp đổ. Nhưng nếu Bên Tốt được bầu chọn, thì mọi thứ sẽ ổn”; trong khi vấn đề là nợ quốc gia Hoa Kỳ đang ngày càng nặng thêm...

Câu chuyện này có thể giúp các nhà hoạt động đảng phái thúc đẩy số cử tri đi bỏ phiếu, nhưng xét cho cùng, tình trạng thảm hại của nền tài chính công và nợ quốc gia hoành hành là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà đất nước chúng ta phải đối mặt.

Theo một báo cáo mới từ Ủy ban phi đảng phái về Ngân sách cho thấy rằng chúng ta đang gặp khó khăn, cho dù đảng nào giành được ghế trong Nhà Trắng.

Mọi thứ đã trở nên tồi tệ?

“Theo luật hiện hành, thâm hụt ngân sách hàng năm là hàng nghìn tỷ đô-la Mỹ sẽ trở thành bình thường mới, ngay cả sau khi tình trạng khẩn cấp về y tế cộng đồng giảm bớt”, Ủy ban này cảnh báo.

“Trong khi đó, nợ quốc gia được dự báo sẽ vượt mức cao kỷ lục sau Thế chiến thứ II trong thời gian 4 năm tới và đạt gấp đôi quy mô nền kinh tế trong vòng 30 năm”, báo cáo viết. “Bốn quỹ ủy thác lớn cũng đang đứng trước tình trạng vỡ nợ trong nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo, bao gồm quỹ ủy thác Highway và Medicare Hospital Insurance”.

Nợ quốc gia gần đây đã phá vỡ con số đáng kinh ngạc 27 nghìn tỷ USD. Nghĩa là lên đến 216.000 USD cho mỗi người Mỹ đóng thuế. Các đề xuất chi tiêu và thuế từ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump và các đề xuất của đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.

Theo kế hoạch của Tổng thống Trump, khoản nợ sẽ tăng thêm 4,95 nghìn tỷ USD trong 10 năm, tương đương với mỗi người đóng thuế phải chịu khoản nợ mới là khoảng 35.000 USD/người.

Theo chính sách của ông Biden, khoản nợ sẽ còn tăng hơn nữa, con số khổng lồ 5,6 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ, tương đương mỗi người đóng thuế phải chịu khoản nợ mới vào khoảng 39.000 USD/người cho.

Dù là thâm hụt, nhưng định hướng phát triển khác nhau

Điều quan trọng là phải phân tích số liệu nợ so với quy mô tổng thể của nền kinh tế. Theo hiện trạng, nợ liên bang dự kiến ​​sẽ đạt tỷ lệ nợ/nền kinh tế là 109% vào năm 2030. Dưới thời Tổng thống Trump, nó sẽ đạt 125% trong cùng khung thời gian đó; dưới thời Biden, nó sẽ đạt 129%.

Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua báo cáo này với một số sai khác giữa chiến dịch Biden và Trump. Đầu tiên, dự báo thâm hụt cho chương trình nghị sự của Biden có phần tồi tệ hơn. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải xem xét hai ứng cử viên sẽ chi tiêu này như thế nào.

Theo báo cáo ngân sách, sự gia tăng thâm hụt của Biden sẽ là sản phẩm của 11,1 nghìn tỷ USD chi tiêu mới, được bù đắp một phần bởi khoảng 5,8 nghìn tỷ USD tiền thuế và doanh thu tăng.

Trong khi đó, mức tăng thâm hụt của ông Trump sẽ được thúc đẩy bởi khoản giảm thuế 1,7 nghìn tỷ USD cùng với vài nghìn tỷ chi tiêu mới của chính phủ.

Vậy vấn đề ở đây là gì?

Khi tư lợi thúc đẩy việc đưa ra quyết định của các cá nhân trên các thị trường tư nhân, thị trường tự do, thì “bàn tay vô hình” sẽ phát huy tác dụng kỳ diệu của nó.

Theo Adam Smith, khi nền kinh tế vận hành đầy đủ theo quy luật cung - cầu, tức là không có sự can thiệp chính quyền trong sở hữu, kinh doanh, mà chính quyền chỉ đảm bảo duy trì nền pháp trị công bằng và minh bạch, khi đó giá trị gia tăng, phúc lợi xã hội và cân bằng thị trường đạt mức tối ưu. Điều này mang lại phúc lợi tốt nhất cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, khi động cơ tư lợi tương tự được áp dụng cho các chính trị gia, điều đó có nghĩa là họ có động cơ để bỏ qua những gì tốt nhất cho người dân về lâu dài và chỉ đơn giản là làm bất cứ điều gì tốt nhất phục vụ lợi ích tranh cử ngắn hạn của họ.

Như David Boaz của Viện Cato đã tóm tắt: “Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel James Buchanan lo lắng rằng các cơ quan chính phủ và cơ quan lập pháp sẽ thiển cận, thiếu hiểu biết về kinh tế hoặc hoạt động kém hiệu quả và thờ ơ với việc áp đặt gánh nặng lên người khác”.

Do đó, ngay cả khi kết quả thâm hụt là tương tự, một kịch bản với thuế thấp hơn và chi tiêu chính phủ ít hơn vẫn được ưu tiên hơn.

Nó có nghĩa là theo chính sách của ông Trump, người Mỹ có thể giữ nhiều tài sản của riêng mình hơn, ít thiệt hại kinh tế hơn từ các biện pháp khuyến khích thu thuế cao; và ít sự xâm nhập của chính phủ vào nền kinh tế nói chung.

Tác giả: Brad Polumbo là một nhà báo theo chủ nghĩa tự do - chủ nghĩa bảo thủ và là thành viên Viết văn của Eugene S. Thorpe tại Quỹ Giáo dục Kinh tế.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

‘Đòn cân não’ trước bầu cử Mỹ: Nợ quốc gia sẽ bùng nổ bất kể ai đắc cử, nhưng chính sách của TT Trump mang lại lợi ích cho dân nhiều hơn