Đông Nam Á chiếm lợi thế khi Hoa Kỳ ‘cứng rắn’ lập trường về Biển Đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với việc Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết của Tòa án Liên Hợp Quốc (LHQ) về việc bác bỏ “yêu sách hàng hải” của Trung Quốc tại Biển Đông, khu vực các nước Đông Nam Á giành được nhiều lợi thế.

Phải mất 4 năm, nhưng cuối cùng Hoa Kỳ cũng đã khẳng định “sức nặng” của mình trong việc ủng hộ phán quyết của Tòa án LHQ nhằm bác bỏ toàn diện các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mặc dù chờ đợi từ lâu, sự ủng hộ của Washington đối với các quyền tài nguyên của các quốc gia ven biển Đông Nam Á là tín hiệu rất tích cực.

Bất chấp đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực nhằm củng cố các “tuyên bố chủ quyền” và quyền kiểm soát Biển Đông. Trong số các hành vi vi phạm của mình, chính quyền này đã lấn sâu hơn vào các vùng đặc quyền kinh tế hay còn gọi là EEZ của Indonesia, Việt Nam và Malaysia, trái với phán quyết của tòa.

Do lo ngại về sự vượt trội quân sự của Trung Quốc và muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh, các quốc gia Đông Nam Á đã chống lại các cuộc xâm lấn của Trung Quốc nhưng... trong giới hạn.

Cuộc khủng hoảng dịch bệnh chỉ làm gia tăng sự cấp thiết này. Indonesia, Malaysia và Philippines đang thiết lập quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc khi các quốc gia này tìm cách xây dựng lại nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, một tín hiệu lạc quan liên quan đến Biển Đông đã xuất hiện từ cuối năm ngoái, với ý nghĩa rõ ràng rằng, ngoài trừ Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đang hành động theo luật pháp quốc tế.

Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia, đã thông qua một loạt các công hàm gửi lên LHQ, nêu rõ rằng Tòa án LHQ đã ra phán quyết chống lại Trung Quốc, và việc Trung Quốc khẳng định các quyền hàng hải đối với Biển Đông là trái với Công ước LHQ về Luật Biển, hay UNCLOS.

Hoa Kỳ cũng đã đệ trình một công hàm lên LHQ vào đầu tháng 6/2020 nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc, mặc dù Washington không phản hồi trước câu hỏi rằng liệu có hợp pháp không nếu Trung Quốc tuyên bố một đặc khu kinh tế từ các đảo nhỏ lẻ ở Biển Đông là thuộc sở hữu của mình.

Nhưng điều này đã thay đổi vào tháng trước, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra tuyên bố cấp cao, trong đó "gắn kết" quan điểm của Mỹ với phán quyết của Tòa án LHQ về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuyên bố trên khẳng định rằng cả quần đảo Trường Sa (riêng lẻ hay một nhóm) cũng như Bãi cạn Scarborough đều được hưởng đặc quyền kinh tế. Ông Pompeo tiếp tục lên án các hành động trái pháp luật của Trung Quốc như quấy rối việc đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines.

Đáng chú ý, ông Pompeo cũng tuyên bố bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá, phát triển thăm dò khai thác tài nguyên của các quốc gia Đông Nam Á, hoặc bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc đối với việc khai thác các nguồn tài nguyên này... là bất hợp pháp.

Hoa Kỳ đã thực hiện các bước phù hợp với phán quyết của Tòa án LHQ như: lên án việc Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động dầu khí, bao gồm cả các hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.

Điều này mang lại dấu hiệu rất tích cực. Đầu tiên, nó hướng tới việc trấn an các nước Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ quan tâm đến quyền lợi kinh tế của họ.

Thứ hai, các hành động ủng hộ này khiến phán quyết của Tòa án LHQ có tính hợp pháp cao hơn, và có khả năng sẽ thúc đẩy sự ủng hộ cho các nỗ lực song phương và đa phương để bảo vệ trật tự Biển Đông dựa trên luật lệ.

Thứ ba, những tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ giúp chống lại những cáo buộc sai lầm của Trung Quốc rằng "các cường quốc nước ngoài đang khuấy động rắc rối ở Biển Đông". Tuyên bố của Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa nếu những hành động bảo vệ chủ quyền Biển Đông của các quốc gia Đông Nam Á được luật pháp quốc tế ủng hộ.

Cuối cùng, sự ủng hộ này mở đường cho các hành động mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc, có khả năng bao gồm các biện pháp trừng phạt. Một ngày sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stillwell đã có động thái nhắm vào các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, cụ thể là Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) - công ty dẫn đầu hoạt động nạo vét Biển Đông của Trung Quốc; các căn cứ quân sự và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Ông Stillwell tuyên bố rằng những công ty này đã xâm phạm các đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển thông qua các hoạt động khảo sát khác nhau.

Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức hoặc doanh nghiệp nhà nước “liên quan đến việc cưỡng chế ở Biển Đông” hay không, ông Stilwell trả lời rằng "không gì là không thể".

Phản ứng của Đông Nam Á đối với các tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ được cho là tương đối “trầm lặng”. Việt Nam và Malaysia kêu gọi giải quyết trong hòa bình đối với các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Philippines kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của tòa.

Tuy nhiên, một tuần sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Hoa Kỳ nhằm tăng cường năng lực quản lý nghề đánh bắt cá và thực thi pháp luật của Việt Nam. Cho đến nay, Philippines và Indonesia là các quốc gia Đông Nam Á duy nhất đưa ra phán quyết của tòa về quyền tài nguyên.

Việc điều hướng những vùng biển “đầy sóng gió” phía trước sẽ rất khó khăn, nhưng một cách tiếp cận có nguyên tắc, dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế sẽ mang lại sự ổn định cần thiết, có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á.

Tác giả: Tiến sĩ Lynn Kuok là thành viên cao cấp của Đối thoại Shangri-La về An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.

Thiện Nhân



BÀI CHỌN LỌC

Đông Nam Á chiếm lợi thế khi Hoa Kỳ ‘cứng rắn’ lập trường về Biển Đông