Fed tăng lãi suất tháng 5 năm 2023, ảnh hưởng gì đến kinh tế Việt Nam?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 3/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp trong hơn một năm, đồng thời báo hiệu chu kỳ thắt chặt sẽ sớm kết thúc.

Sau hai ngày họp 2 – 3/5, các thành viên thuộc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed đã nhất trí nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản (bps).

Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 5-5,25%. Đây là mức cao nhất trong hơn 15 năm qua.

Fed đã tăng lãi 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Lãi suất này áp dụng cho các khoản vay qua đêm liên ngân hàng. Dù đây không phải mức mà người tiêu dùng phải trả, động thái của Fed vẫn có thể ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tiết kiệm mà họ tiếp xúc hàng ngày, như vay mua nhà, mua xe, dùng thẻ tín dụng.

Lãi suất quỹ liên bang là mức giá mà các ngân hàng phải trả khi vay mượn lẫn nhau theo kỳ hạn qua đêm, nhưng cũng gián tiếp ảnh hưởng nhiều hoạt động kinh tế khác như cho vay mua nhà, mua xe hơi, thẻ tín dụng, ….

Fed tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023?

  • Sự chú ý của nhà đầu tư hướng tới việc liệu Fed có dừng nâng lãi suất sau cuộc họp này hay không, đặc biệt là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy yếu và cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến Phố Wall lo sợ vẫn chưa có hồi kết.
  • Trong thông cáo sau cuộc họp, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nhận định: “Các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ đè nặng lên hoạt động kinh tế, thuê lao động và lạm phát ”.
  • Khác biệt lớn nhất trong thông cáo lần này và thông cáo sau cuộc họp lần trước vào ngày 21 – 22/3 nằm ở phần định hướng chính sách trong tương lai.
  • Thông cáo hồi tháng 3 viết: “Ủy ban dự đoán rằng chính sách tiền tệ sẽ cần tiếp tục cứng rắn để đạt đến mức thắt chặt cần thiết nhằm đưa lạm phát dần quay về ngưỡng 2%. Khi xác định mức độ tăng trong khoảng lãi suất mục tiêu, Ủy ban sẽ tính đến tác động thắt chặt lũy kế của chính sách tiền tệ, độ trễ khi chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như những diễn biến kinh tế và tài chính”.
  • Thông cáo ngày 3/5 viết: “Khi xác định mức độ cần thiết phải tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cứng rắn nhằm đưa lạm phát về ngưỡng 2%, Ủy ban sẽ tính đến tác động thắt chặt lũy kế của chính sách tiền tệ, độ trễ khi chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như những diễn biến kinh tế và tài chính”.
  • Có thể thấy, trong thông cáo sau cuộc họp gần đây nhất, FOMC đã loại bỏ dự đoán rằng “chính sách tiền tệ sẽ cần tiếp tục cứng rắn”, đồng thời không khẳng định cần “xác định mức độ tăng với khoảng lãi suất mục tiêu”. Thay vào đó, các quan chức Fed chỉ nói rằng sẽ đánh giá xem việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cứng rắn là cần thiết hay không.

Giá vàng tăng vọt, chứng khoán Mỹ giảm vì Fed nâng lãi suất

  • Mỗi ounce vàng tăng hơn 40 USD từ khi Fed thông báo nâng lãi, trong khi các chỉ số chủ chốt của Wall Street giảm gần 1%.
  • Chốt phiên giao dịch 3/5, mỗi ounce vàng thế giới giao ngay tăng 23 USD lên 2.039 USD. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng tốc, có thời điểm lên 2.066 USD.
  • Kim loại quý đi lên sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25%) như dự kiến và ra tín hiệu sắp dừng quá trình thắt chặt.
  • Dollar Index – đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn – giảm 0,6% hôm qua. Việc này giúp vàng bớt đắt đỏ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng đi xuống.
  • Nhu cầu vàng sẽ giảm khi lãi suất tăng, do vàng không trả lãi cố định. Dù vậy, đây lại là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế.
  • Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chủ chốt ban đầu tăng điểm trong phiên 3/5 khi Fed nâng lãi như dự báo. Tuy nhiên, thị trường sau đó quay đầu giảm khi các bình luận của Powell khiến nhà đầu tư băn khoăn về động thái sắp tới của Fed. Họ không rõ đây có phải là lần tăng cuối cùng của Fed hay không, và lo ngại việc tiếp tục nâng lãi có thể đẩy Mỹ vào suy thoái.
  • Toàn bộ nhóm ngành chính trong S&P 500 hôm qua giảm điểm. Nhóm năng lượng và tài chính giảm mạnh nhất. Chỉ số theo dõi các ngân hàng địa phương KBW mất 0,9%. Chốt phiên giao dịch 3/5, DJIA giảm 0,8%. S&P 500 và Nasdaq Composite mất lần lượt 0,7% và 0,46%.

Fed đã tăng lãi suất tháng 12/2022

  • Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã tăng lãi suất thêm 0,5%, đưa phạm vi mục tiêu lên 4,25% đến 4,5%. Quyết định này đã kết thúc 4 đợt tăng 0,75% liên tiếp với những động thái chính sách cứng rắn chưa từng có kể từ những năm 1980.
  • Lãi suất chuẩn tiếp tục tăng lên, chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2007, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khi Fed đang mạnh tay nới lỏng chính sách để ứng phó với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. Ở lần này, Fed sẽ tăng lãi suất trong bối cảnh rủi ro suy thoái kinh tế có thể xảy ra vào năm 2023.
  • Ngoài ra, một tín hiệu trong cuộc họp cũng cho thấy giới chức Fed dự kiến sẽ duy trì mức lãi suất cao hơn trong cuộc họp tới và không hạ lãi suất cho đến năm 2024. Theo biểu đồ dot plot, “mức lãi suất tối đa” (terminal rate) dự kiến là 5,1%, tức là sau đó các quan chức mới kết thúc đợt tăng lãi suất. Theo đó, phạm vi lãi suất trong năm tới có thể là 5% đến 5,25%.
  • Chủ tịch Fed cũng nói “số liệu lạm phát tháng 10 và tháng 11 cho thấy một sự suy giảm được mong đợi của tốc độ tăng giá hàng hàng. Nhưng vẫn cần phải có thêm nhiều bằng chứng nữa để có thể tin chắc rằng lạm phát đang giảm xuống một cách bền vững”.
fed tăng lãi suất 2022 fed tăng lãi suất ảnh hưởng đến việt nam fed tăng lãi suất tháng 9 fed tăng lãi suất 27/7 fed tăng lãi suất là gì lịch fed tăng lãi suất fed tăng lãi suất tháng 10 lãi suất fed hôm nay
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) tại trụ sở của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington, Mỹ, vào ngày 21/09/2022. (Ảnh: Drew Angerer / Getty Images)

Kinh tế Mỹ sẽ về đâu khi FED tăng lãi suất?

  • Các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang cam kết kiềm chế lạm phát và dự báo về khả năng lãi suất cao sẽ vẫn được duy trì cho đến khi Fed có thêm bước tiến trong kiềm chế lạm phát, theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 12/2022 của Fed.
  • “Các thành viên thuộc Fed khẳng định rằng việc duy trì chính sách hạn chế sẽ cần phải được duy trì cho đến khi dữ liệu công bố cho thấy rằng lạm phát vẫn đang trong xu thế giảm đều đặn về mức khoảng 2%. Xét đến việc lạm phát duy trì ở ngưỡng cao dai dẳng, một số thành viên thị trường khẳng định rằng cần phải vô cùng thận trọng với chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức”, biên bản cuộc họp nhấn mạnh.
  • “Nhiều thành viên thuộc Fed nhấn mạnh rằng sẽ cần phải truyền tải đi thông điệp rõ ràng rằng việc hãm lại tốc độ nâng lãi suất không phải chỉ báo cho thấy cam kết đảm bảo ổn định giá cả của FOMC đang yếu đi hoặc nó cho thấy quan điểm của FOMC về việc lạm phát đang trong xu thế sụt giảm”, biên bản cuộc họp nhấn mạnh.
  • Nhìn chung, tài liệu này cho thấy các dự báo không mấy lạc quan về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Quan chức Fed cho rằng tỷ lệ thất nghiệp tại đây sẽ lên 4,6% cuối năm 2023 và giữ nguyên đến năm 2024. Mức này cao hơn đáng kể so với 3,7% hiện tại. Tăng trưởng GDP được dự báo chậm lại, còn 0,5% năm tới, giảm so với 1,2% hồi tháng 9.

  • Các số liệu này có thể làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư và kinh tế học rằng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái năm tới. Chủ tịch Fed Jerome Powell tháng trước cũng cho biết Mỹ vẫn có khả năng thoát suy thoái, nhưng xác suất sẽ thấp.

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam
Nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 26/08/2022 tại Thành phố New York. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 1000 điểm sau bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Jerome Powell rằng Fed sẽ lại tăng lãi suất khi lạm phát tiếp tục tác động đến nền kinh tế Mỹ. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)

Mục tiêu giảm lạm phát của Fed

Trong buổi họp báo hôm 14/12, Powell khẳng định cơ quan này vẫn chưa tiến gần đến việc chấm dứt quá trình nâng lãi. "Chúng tôi sẽ không cân nhắc giảm lãi cho đến khi tự tin rằng lạm phát đang hướng về 2% một cách bền vững. Dù vậy, để phục hồi sự ổn định giá cả, thỉnh thoảng chúng tôi sẽ giữ nguyên lãi suất", ông nói.

Tháng 9 vừa qua, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (core PCE) – thước đo giá cả ưa thích của Fed – tăng 5,1% so với cùng kỳ 2021, cao gấp nhiều lần so với mục tiêu 2% của các quan chức Fed. Mức đỉnh 40 năm hiện nay là 5,3% được thiết lập vào tháng 2/2022.

Fed “chiến đấu” với lạm phát bằng cách thắt chặt các điều kiện tài chính (như lãi suất tăng, giá cổ phiếu giảm và đồng USD tăng giá) để khiến nền kinh tế chậm lại. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Fed, thậm chí không phải là các hành động nâng hạ lãi suất cụ thể mà chỉ là những thay đổi trong phương hướng, cũng ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường.

Những tin tức tồi tệ hơn nữa vẫn đang chờ đợi phố Wall
Nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) vào ngày 16/09/2022 tại Thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)

Việc Fed tăng lãi suất ảnh hưởng đến Việt Nam?

Việc Fed tăng lãi suất có khả năng ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thị trường tài chính thế giới thường tự cân bằng với tỷ giá và lãi suất tại mỗi quốc gia, cùng với những luồng giao thương vô cùng phức tạp. Vì vậy, khi Mỹ, quốc gia quyết định “vận mệnh” của đồng tiền quyền lực nhất thế giới tăng lãi suất, về mặt nguyên tắc dòng tiền từ các quốc gia khác sẽ đổ về Mỹ. Để giảm việc “chảy máu” này, NHTW các nước buộc phải tăng lãi suất để thị trường tài chính của mình đủ hấp dẫn để giữ dòng tiền ở lại.

Ngay cả Nhật Bản, dù vẫn duy trì chính sách lãi suất thấp, đã phải bán tháo USD để nâng đỡ đồng Yên sau động thái nâng lãi suất liên tiếp của Fed.

Khi Fed tiếp tục tăng lãi suất, dòng tiền trên thế giới sẽ đổ về Mỹ và đồng USD tăng giá. Điều khó khiến ngoại tệ trở lên khan hiếm với nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Như vậy tỷ giá sẽ tiếp tục tăng và đồng tiền Việt Nam mất giá thêm.

Điều này tiếp tục ảnh hưởng đến lạm phát và khả năng trả nợ của nền kinh tế, gây áp lực lớn đặc biệt là ngân sách.

Lãi suất FED là gì?

  • Lãi suất mà Fed điều chỉnh, tiếng Anh là Federal Fund Rate, chính là mức lãi suất mà các NHTM vay tiền lẫn nhau, được gọi là lãi suất liên ngân hàng. Loại lãi suất này có kỳ hạn rất ngắn, thường là qua đêm, khi các ngân hàng cần tiền để đảm bảo tỷ lệ dự trữ tiền mặt tối thiểu mà Fed quy định.
  • Thực ra Fed không có quyền quyết định mức lãi suất cho vay giữa hai ngân hàng, nhưng một khi đưa ra thông điệp về mức lãi suất, cơ quan này có các công cụ khác nhau để đưa mức lãi suất về con số mục tiêu. Sức mạnh và uy tín của Fed trong hơn 1 thế kỷ qua khiến thị trường có cơ sở để tin vào khả năng điều tiết thị trường của Fed.
  • Lãi suất được coi là chi phí đi vay. Khi lãi suất tăng, đồng tiền sẽ trở nên khan hiếm trong hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh – chủ yếu là cấp tín dụng, NHTM phải thu hút dòng tiền nhàn rỗi bằng cách tăng lãi suất tiền gửi từ khách hàng.
  • FED được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, đây chính là nơi được in tiền USD. Các chính sách tiền tệ của FED không những chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.
  • Đây là một công cụ mà Fed sử dụng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác. Mức lãi suất này sẽ làm nền tảng và bất kỳ thay đổi nào trong fed rate đều gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng đô la Mỹ.

Xem thêm:

 

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Fed tăng lãi suất tháng 5 năm 2023, ảnh hưởng gì đến kinh tế Việt Nam?