Gã khổng lồ Oracle - công ty dự định mua lại TikTok ở Mỹ, đã bán phần mềm giám sát công dân cho Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tập đoàn phần mềm khổng lồ của Mỹ Oracle - công ty dự định mua lại TikTok ở Mỹ - được cho là đã tiếp thị và bán phần mềm phân tích dữ liệu cho các đơn vị cảnh sát Trung Quốc, để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc trấn áp công dân Trung Quốc.

Tập đoàn Oracle, một tập đoàn công nghệ máy tính khổng lồ của Mỹ có trụ sở chính tại Austin, Texas, đang tạo điều kiện cho công cuộc đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc, theo một báo cáo được Mara Hvistendahl đăng trên theintercept.com tiết lộ.

Báo cáo này đã làm sáng tỏ những chi tiết nghiệt ngã về cách mà phần mềm tinh vi do Oracle xây dựng - đã giúp cảnh sát Trung Quốc ở tỉnh Liêu Ninh hiểu được dữ liệu giám sát được thu thập - thông qua các phương tiện xâm nhập: hồ sơ tài chính, thông tin du lịch, đăng ký xe, mạng xã hội và cảnh quay camera giám sát.

‘Cú bắt tay’ của Oracle và chính quyền Trung Quốc?

Các slide từ một bài thuyết trình năm 2018 được tổ chức trên trang web của Oracle, cho thấy bốn sản phẩm do gã khổng lồ điện toán bán ra đã được chính quyền cảnh sát Liêu Ninh sử dụng để “phân tích và dự đoán tội phạm”.

Một trong những trang trình bày cho thấy phần mềm Oracle tạo điều kiện cho cảnh sát tạo đồ thị mạng trên đăng ký khách sạn và truy tìm bất kỳ ai liên quan đến một nghi phạm cụ thể. Một slide khác cho thấy phần mềm Oracle giúp cảnh sát xây dựng “bản đồ nhiệt trường hợp an ninh”.

Bài thuyết trình này có kết luận nói rằng các sản phẩm phần mềm của Oracle đã giúp các quan chức cảnh sát hiểu được các bộ dữ liệu khó hiểu, và cung cấp cho họ những thông tin đầu vào chính để giúp họ tìm kiếm “những người/đối tượng/sự kiện quan trọng” và “xác định những kẻ tình nghi tiềm năng” - theo chính quyền Trung Quốc là những người bất đồng chính kiến ​​và những người dám bày tỏ ý kiến ​​của mình.

Theo vô số tài liệu được lưu trữ trên trang web của mình, đại diện của Oracle đã tiếp thị phân tích dữ liệu của công ty để cảnh sát và các cơ quan an ninh trên khắp Trung Quốc sử dụng. Các tài liệu cho thấy rằng ít nhất trong hai trường hợp, các sở ban ngành của tỉnh đã sử dụng phần mềm của công ty này cho các hoạt động giám sát xâm nhập của họ.

Trong một tài liệu khác, Oracle đã hợp pháp hóa các hoạt động đàn áp của tỉnh Sơn Tây, bằng cách mô tả cảnh sát như một “khách hàng” cần một nền tảng tình báo.

Logo Oracle được trưng bày trên mặt ngoài của trụ sở Oracle vào ngày 16 tháng 12 năm 2014 tại Redwood City, California (Ảnh của Justin Sullivan / Getty Images)
Logo Oracle được trưng bày trên mặt ngoài của trụ sở Oracle vào ngày 16 tháng 12 năm 2014 tại Redwood City, California (Ảnh của Justin Sullivan / Getty Images)

Gã khổng lồ phần mềm Mỹ cũng khoe khoang về việc cung cấp dịch vụ bảo mật dữ liệu cho các đơn vị cảnh sát Trung Quốc khác, bao gồm cảnh sát ở Tân Cương, Trung Quốc - nơi đang tiến hành một cuộc diệt chủng văn hóa chống lại người dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc khác.

Các tài liệu mà nhà báo Mara truy cập được cho thấy Oracle không chỉ giới thiệu phần mềm và cung cấp dịch vụ của họ cho các cơ quan cảnh sát Trung Quốc, mà họ còn tiếp cận các tổ chức khác trong nước này - trong nỗ lực bán phần mềm phân tích dữ liệu của họ.

Oracle được cho là đã thuyết trình trước Quân đội Giải phóng Nhân dân, Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc và mời chào dịch vụ của mình. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các tổ chức nói trên của Trung Quốc có ký kết thỏa thuận với gã khổng lồ điện toán hay không.

Tuy nhiên, kho tài liệu tiết lộ rằng tổ chức của Mỹ này đã luôn quảng bá giả tạo nguyên tắc kinh doanh chuyên nghiệp của mình, và đã hy sinh các giá trị của họ để đổi lấy việc bán các phần mềm tinh vi.

Các bài thuyết trình của Oracle trình bày chi tiết mối quan hệ của họ với các đơn vị cảnh sát Trung Quốc. Những công khai của họ đối với cơ sở an ninh Trung Quốc đặt ra câu hỏi nghiêm trọng, vì Oracle là một thành phần quan trọng của bộ máy an ninh Hoa Kỳ và có liên kết với tất cả 5 chi nhánh của quân đội Hoa Kỳ.

Oracle đã từng dự định tiếp quản các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ - để ngăn chặn dữ liệu được chuyển cho chính quyền Trung Quốc

Đáng chú ý, sự liên kết chặt chẽ của Oracle với chính phủ Mỹ cũng giúp họ đạt được thỏa thuận kiểm soát các hoạt động của Mỹ đối với công ty truyền thông xã hội TikTok của Trung Quốc - công ty nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump vì những lo ngại về quyền riêng tư đi kèm.

Chính quyền Trump đã ra lệnh cho TikTok tìm một người mua Hoa Kỳ cho các hoạt động của mình tại Hoa Kỳ. Kế hoạch được đề xuất - đang được giám sát pháp lý trước tòa án - được thúc đẩy bởi những lo ngại rằng công ty mẹ của TikTok (có trụ sở tại Bắc Kinh) có thể chuyển dữ liệu người dùng của người Mỹ cho chính quyền Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong một biến cố kỳ lạ, các tài liệu cho thấy rằng Oracle không còn bảo vệ lợi ích của Mỹ, Oracle đã tiếp thị và bán phần mềm của mình cho chính các cơ quan mà chính phủ Mỹ nghi ngờ rằng đang tìm kiếm dữ liệu từ công ty mẹ TikTok của Trung Quốc.

Một chiếc điện thoại di động hiển thị logo của các ứng dụng Trung Quốc WeChat và TikTok trước màn hình hiển thị cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc trên một trang internet, vào ngày 22 tháng 9, 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)
Một chiếc điện thoại di động hiển thị logo của các ứng dụng Trung Quốc WeChat và TikTok trước màn hình hiển thị cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc trên một trang internet, vào ngày 22 tháng 9, 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)

Trong nỗ lực mua TikTok, Oracle đúng ra là phải ngăn TikTok chia sẻ dữ liệu của người dùng Mỹ cho các ông chủ Trung Quốc của họ. Thay vào đó, các tài liệu tiết lộ rằng Oracle đang loay hoay tìm cách bán phần mềm phân tích dữ liệu của mình cho các đơn vị Trung Quốc.

Sự tiết lộ là một ví dụ sống động về cách mà một tổ chức - trong việc không ngừng theo đuổi lợi nhuận - đã gạt bỏ các mối quan tâm về nhân quyền sang một bên.

Bên cạnh những lo ngại về nhân quyền, các đề xuất của Oracle với các tổ chức an ninh Trung Quốc nhấn mạnh những ý nghĩa sâu sắc về an ninh quốc gia. Trong một bài thuyết trình mà Oracle đã trình bày với các khách hàng tiềm năng tại Trung Quốc, tổ chức này đã trích dẫn hoạt động của quân đội Mỹ - nhằm giành được các hợp đồng điện toán đám mây của Trung Quốc.

Oracle phủ nhận việc bán phần mềm phân tích dữ liệu của mình cho cảnh sát và quân đội Trung Quốc

Sau những tiết lộ này, The Intercept đã liên lạc với người phát ngôn của Oracle, Jessica Moore - người đã tìm cách xoa dịu vấn đề này.

Bà Moore khẳng định rằng các tài liệu được trình bày trong các bài thuyết trình cung cấp cái nhìn sâu sắc về những sản phẩm do Oracle xây dựng; và bác bỏ rằng chúng chỉ đơn giản là “ý tưởng phát triển kinh doanh đầy tham vọng” mà “không chỉ ra bất kỳ hoạt động bán hàng/hỗ trợ có mục tiêu hoặc dự định nào”.

Bà Moore nói thêm rằng công ty không bán sản phẩm phân tích của mình vì những lý do được ngụ ý trong các bài thuyết trình, và khẳng định rằng các hoạt động như vậy sẽ không phù hợp với “Giá trị Công dân Doanh nghiệp cốt lõi” của Oracle, bao gồm cả “tuyên bố Nhân quyền của chúng tôi”.

Bà Moore nói rõ thêm rằng tổ chức của bà thực hiện trách nhiệm giải trình sâu rộng để đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu của mình tuân thủ các hạn chế thương mại, bao gồm cả các thỏa thuận với quân đội Trung Quốc.

Khi được hỏi về giá thầu của Oracle đối với các thực thể có liên kết quân sự, bà nói: “Bất kỳ giao dịch nào như vậy đều phải tuân thủ đầy đủ các luật và quy định về kiểm soát xuất khẩu, và luật trừng phạt kinh tế hiện hành của Hoa Kỳ. Có vậy thôi. Và ngoài các nghĩa vụ pháp lý và quy định của chúng tôi, Oracle rất thận trọng trong cách chúng tôi tiếp cận các cơ hội như vậy”.

Dữ liệu của cảnh sát Trung Quốc bị rò rỉ cho thấy: Các quan chức thực thi pháp luật sử dụng các công cụ và công nghệ tinh vi để đàn áp công dân của mình

Cần lưu ý rằng cảnh sát Trung Quốc đã sử dụng công nghệ thời đại mới và phần mềm phức tạp để theo dõi công dân. Đầu tháng này, dữ liệu bị rò rỉ của cảnh sát Trung Quốc cho thấy mức độ mà chính quyền Trung Quốc đã “ra tay thu phục” các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương.

Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt vào trại cải tạo ở Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh Getty)
Hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị bắt vào trại cải tạo ở Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh Getty)

Báo cáo về vụ rò rỉ dữ liệu của cảnh sát Trung Quốc cho thấy công nghệ tương lai và phần mềm tinh vi ngày càng được chính quyền sử dụng nhiều hơn - để theo dõi những công dân được cho là có hành vi đáng ngờ.

Cơ sở dữ liệu đã làm sáng tỏ quãng thời gian mà Trung Quốc không chỉ “xem xét kỹ lưỡng” những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ thiểu số ở Tân Cương, mà còn cả những người thân và bạn bè của họ, cùng với những người đang sống ở nước ngoài. Trí tuệ nhân tạo, hệ thống giám sát tinh vi, công nghệ thời đại mới và trí thông minh của con người đều được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng để theo dõi và giám sát.

Có thể việc giám sát được thực hiện thông qua ứng dụng nhắn tin phổ biến WeChat hoặc sử dụng công cụ "thanh kiếm chống khủng bố" tại các trạm kiểm soát ở Tân Cương, hoặc sử dụng các dịch vụ của phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Các quan chức Trung Quốc đã không thể hiện bất kỳ tính đạo đức nào trong việc thực hiện các hoạt động giám sát xâm phạm.

Cơ sở dữ liệu đưa ra ánh sáng một chiến dịch trấn áp có hệ thống liên quan đến các camera được đặt trong nhà của các công dân, sự phát triển của các trại giam giữ "những kẻ cực đoan", trẻ em bị cưỡng bức tách khỏi gia đình và gửi đến trường mầm non có hàng rào điện, tổ chức phá hủy các nghĩa trang của người Duy Ngô Nhĩ, một kế hoạch ngăn chặn việc sinh sản của người Duy Ngô Nhĩ, cưỡng bức phá thai, triệt sản và kiểm soát sinh sản…

Thiện Nhân

Theo The Opindia



BÀI CHỌN LỌC

Gã khổng lồ Oracle - công ty dự định mua lại TikTok ở Mỹ, đã bán phần mềm giám sát công dân cho Trung Quốc