Goldman Sachs chống kỳ thị chủng tộc nhưng lại ‘khuất phục’ trước hành vi ‘ngược đãi’ người da đen của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd tại thành phố Minneapolis, công ty Mỹ Goldman Sachs đã mở ngân sách để hỗ trợ cộng đồng người da đen. Dù vậy, phía sau đó họ lại “bắt tay” kinh doanh với Trung Quốc, bất chấp việc cộng đồng người da đen bị đối xử tàn nhẫn và bất công tại nước này.

Việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc của các công ty là một phản ứng nhằm đáp lại tình cảm của công chúng vào thời điểm này và phơi bày sự “đạo đức giả” trong các hoạt động kinh doanh của các tập đoàn.

Lấy Goldman Sachs làm ví dụ. Chủ tịch và Giám đốc điều hành công ty này là David Solomon đã chia sẻ một thông điệp công khai trên LinkedIn về cái chết của Floyd cho các nhân viên của mình.

Solomon bày tỏ tình cảm cá nhân của mình về việc ông cảm thấy kinh hoàng bởi những cuộc tấn công liên tục chống lại cộng đồng da đen, gần đây nhất là các tình huống nổi bật ở Hoa Kỳ với cái chết của Ahmaud Arbery và George Floyd.

Ông kêu gọi mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc sẵn sàng lên tiếng chống lại sự bất công và sẵn sàng đối thoại thẳng thắn, trung thực.

Để giải quyết vấn đề, công ty đã tạo ra Quỹ Goldman Sachs dành cho “Bình đẳng Chủng tộc” trị giá 10 triệu đô-la Mỹ, một nỗ lực trên toàn thế giới để hỗ trợ tài chính cho các tổ chức nhằm thúc đẩy tiến bộ kinh tế, cải cách tư pháp hình sự, thay đổi xã hội và giáo dục.

Từ bề ngoài mà xét thì vấn đề này cho đến nay vẫn rất tốt. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thêm, rõ ràng công ty này đã bỏ qua mối quan hệ tài chính sâu sắc với Trung Quốc, trong khi bản thân lại tuyên bố dành sự hỗ trợ để chống lại việc kỳ thị chủng tộc.

Goldman Sachs đã cam kết chống lại nạn phân biệt chủng tộc trên toàn cầu, nhưng lại hoàn toàn bị “hạ gục” bởi các khoản đầu tư vào Trung Quốc, một quốc gia công khai phân biệt chủng tộc và đang phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng ngàn sinh mạng người da đen do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra.

Ở Trung Quốc, mối quan tâm đến đại dịch này chỉ làm bùng lên một lịch sử về thái độ phân biệt chủng tộc đối với người da đen.

Một cửa hàng McDonalds ở Quảng Châu, Trung Quốc đã cấm người da đen vào. Theo CBS News cho biết, cửa hàng thức ăn nhanh McDonalds này đã treo biển cảnh báo “người da đen không được phép vào”.

Lệnh cấm của McDonalds và việc trục xuất người da đen khỏi nơi cư trú của chính quyền Trung Quốc dẫn đến việc người châu Phi phải ngủ ngoài đường, vì họ bị cáo buộc rằng đang lan truyền virus Corona Vũ Hán.

Tờ The Diplomat đã đăng tải một câu chuyện đề cập đến các hành động phân biệt chủng tộc trên, và cũng liệt kê một số tin tức ghi lại sự phân biệt chủng tộc chống lại người da đen trong nhiều thập kỷ.

Tại Goldman Sachs, cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc đã “lùi bước” vì tiền, khi ngân hàng đầu tư này rất “lạc quan” vào Trung Quốc, và nói rằng họ dự tính nơi này sẽ là “một thị trường tiềm năng rất lớn trong tương lai” và dự đoán sẽ nhận được “một khoản doanh thu vượt quá 100 tỷ đô-la Mỹ trong danh mục đầu tư” vào khoảng giữa thập kỷ này.

Goldman Sachs cũng gạt bỏ các tiêu chuẩn đạo đức sang một bên bằng cách phớt lờ sự vô trách nhiệm của Trung Quốc đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Như chúng ta đã biết, Trung Quốc đã biết về dịch virus này vào tháng 12/2019 và đã cố gắng che giấu dịch bệnh; quan trọng nhất là họ đã che giấu thực tế rằng virus có thể truyền từ người sang người.

Tệ hơn nhiều, trong khi Trung Quốc hạn chế việc đi lại trong nước để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, thì họ đã cho phép người dân Trung Quốc đi du lịch quốc tế, từ đó lây nhiễm virus ra thế giới. Họ cũng “tích cực” thu gom thiết bị bảo vệ cá nhân trước khi thế giới biết về đại dịch này.

Các hành động tàn nhẫn của Trung Quốc mang lại các hậu quả về sức khỏe và kinh tế rất tệ hại. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến chính phủ tiêu tốn khoảng 7,9 nghìn tỷ đô-la Mỹ đối với sự suy giảm hoạt động kinh tế; và khiến khoảng 130.000 người tử vong.

Liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc, người Mỹ da đen thường bị tổn hại bởi virus Corona Vũ Hán. Theo Phòng thí nghiệm nghiên cứu AMP, người Mỹ da đen bị virus tấn công mạnh nhất với tỷ lệ tử vong cao hơn khoảng 2,3 lần so với người da trắng; và tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các khu vực, cụ thể như gấp 6 lần tại Washington DC, 5 lần ở Kansas và 5 lần ở Wisconsin.

Công ty Goldman Sachs đã không thể từ bỏ các khoản đầu tư ở Trung Quốc bất chấp các mối quan ngại về đạo đức, vì họ cần phải mang lại lợi nhuận để tăng giá trị cho cổ đông.

Lập luận đó là sai lầm, vì Goldman Sachs đã thiết lập tiền lệ của việc từ bỏ lợi nhuận đối với ý thức xã hội về vấn đề biến đổi khí hậu. Công ty tuyên bố sẽ không đầu tư vào các dự án khoan dầu ở Bắc Cực và họ cũng đang cấm tài trợ cho các mỏ than nhiệt và nhà máy nhiệt điện than trên toàn cầu.

Trong Khung Chính sách Môi trường của mình, Goldman Sachs giải thích cho chính sách chống việc khoan nhiên liệu hóa thạch của mình bằng một loạt các vấn đề bao gồm các tác động môi trường và mối quan tâm về người dân bản địa.

Công ty cho biết: “Các hệ sinh thái độc đáo và mong manh của khu vực Bắc Cực cũng hỗ trợ sinh kế cho các nhóm người bản địa đã sinh sống ở một số khu vực trong nhiều thế kỷ”.

Các chính sách không nhất quán của Goldman Sachs đối với các nhóm thiểu số cho thấy họ đặt ưu tiên cho người bản địa hơn người da đen.

Goldman Sachs có thể phát hành thông cáo báo chí và “vung tiền” trên khắp thế giới để chống lại nạn phân biệt chủng tộc nhưng họ lại cam kết hợp tác với Trung Quốc - một quốc gia phân biệt chủng tộc và đang phải chịu trách nhiệm cho hàng chục ngàn người chết, trong đó có người da đen ở Hoa Kỳ.

Cuối cùng, cuộc sống của người da đen không thực sự quan trọng đối với Goldman Sachs, chỉ có các mối quan hệ công chúng rỗng tuếch của họ là quan trọng mà thôi.

Tác giả: Tiến sĩ Tom Borelli, ông là người đóng góp cho America News Voice News và là một nhà bình luận chính trị trên đài phát thanh và truyền hình.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Tâm An

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Goldman Sachs chống kỳ thị chủng tộc nhưng lại ‘khuất phục’ trước hành vi ‘ngược đãi’ người da đen của Trung Quốc