GPS, tàu ngầm và vi điện tử: Toàn bộ Ngân sách quốc phòng của chính quyền Biden là để đối phó Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đề xuất ngân sách quốc phòng của Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên ghi nhận con số 1,8 tỷ USD để tăng cường Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS). Yêu cầu rất rõ ràng: Mỹ cần phải đi trước ít nhất một thế hệ kỹ thuật so với bất kỳ đối thủ nào khi nói đến điều hướng vệ tinh.

Theo Reuters đưa tin ngày 28-5, Tổng thống Joe Biden đã đề xuất gói ngân sách đề xuất 715 tỉ USD dành cho Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2022. Đề xuất này bao gồm các khoản đầu tư nhằm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân để răn đe Trung Quốc, cũng như cải thiện khả năng sẵn sàng tác chiến của binh sĩ và phát triển năng lực tác chiến trong tương lai.

Đề xuất ngân sách quốc phòng của Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên ghi nhận con số 1,8 tỷ USD để tăng cường Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS). Yêu cầu rất rõ ràng: Mỹ cần phải đi trước ít nhất một thế hệ kỹ thuật so với bất kỳ đối thủ nào khi nói đến điều hướng vệ tinh.

Một phần kinh phí đó sẽ dành cho việc tăng cường tín hiệu GPS (hệ thống định vị toàn cầu) chống gây nhiễu để máy bay chiến đấu, tàu và tên lửa có thể xác định vị trí, điều hướng và thời gian hoạt động của chúng ngay cả khi kẻ thù cố gắng phá vỡ.

Lầu Năm Góc cho biết: "Các đối thủ từ lâu đã nhận ra sự phụ thuộc của chúng tôi vào GPS và phổ biến các công nghệ làm suy giảm, từ chối và giả mạo tín hiệu GPS cho người dùng dân sự lẫn quân sự. Chúng tôi đang theo đuổi các nỗ lực hiện đại hóa trên toàn bộ kiến ​​trúc GPS để bao gồm các nâng cấp về không gian, mặt đất và phân khúc người dùng".

Kinh phí GPS là chủ đề chính trong yêu cầu ngân sách tài khóa Mỹ năm 2022. Đối thủ chính của họ là Trung Quốc, và quân đội đã thiết kế lại kế hoạch chi tiêu của mình để đối phó với mối đe dọa này.

Theo Nikkei, ngân sách quốc phòng năm nay là mức tăng khiêm tốn 1,6% so với con số tài khóa 2021, trong đó bao gồm 5,1 tỷ USD cho Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương, nhằm chống lại sự tăng cường quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trong khi phân bổ tiền cho các chương trình liên quan đến Trung Quốc, Lầu Năm Góc đề xuất cắt giảm 2,8 tỷ USD đối với "các nền tảng cũ hơn và kém năng lực hơn" và các chương trình không còn đáp ứng các nhu cầu về sứ mệnh và an ninh. Các chương trình này gồm hệ thống hình ảnh quan sát ban đêm cho Lục quân và các tàu tác chiến ven bờ cho Hải quân.

Yêu cầu tài khóa 2022 bao gồm ngân sách 112 tỷ USD - con số lớn nhất từ ​​trước đến nay dành cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá.

Lĩnh vực vi điện tử sẽ nhận được 2,3 tỷ USD, tăng so với yêu cầu 1,5 tỷ USD trước đó cho vi điện tử và 5G. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks nói với các phóng viên: “Điều này sẽ giúp cung cấp nền tảng để trang bị đầy đủ các vũ khí cần thiết như tên lửa siêu thanh, trí tuệ nhân tạo và 5G”.

Việc tăng cường trang bị quân sự của Trung Quốc cũng khiến cho kế hoạch của Hải quân Mỹ thay đổi nhanh chóng. Một khả năng là họ sẽ chuyển hướng sang tàu ngầm vì nhận thấy tàu nổi dễ bị tổn thương hơn trước năng lực tên lửa ngày càng tăng của Trung Quốc.

Các kế hoạch trước đây dưới thời Tổng thống Donald Trump là đóng 12 tàu mới vào năm tài chính 2022. Con số này hiện đã được cắt giảm xuống còn 8 tàu: 4 tàu chiến và 4 tàu hỗ trợ, đồng thời kế hoạch trang bị mới một tàu khu trục tên lửa bị loại bỏ. 2 tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia được yêu cầu với tổng giá trị 6,9 tỷ USD, tăng một chiếc so với kế hoạch tài khóa 2021 của ông Trump.

Hai tàu ngầm lớp Virginia sẽ là phiên bản dài hơn của tàu hiện có - được trang bị thêm 28 ống phóng tên lửa hành trình tấn công đất liền Tomahawk.

Khoảng cách về thời gian đã được coi là một lỗ hổng tiềm ẩn. "Theo dự đoán của tôi, 5 đến 8 năm tới, từ giữa đến cuối thập niên 2020, có thể là khoảng thời gian nguy hiểm lớn nhất đối với vai trò răn đe của Mỹ trong khu vực", ông Tom Shugart, một thành viên cấp cao hỗ trợ tại Trung tâm có trụ sở tại Washington vì An ninh mới của Mỹ, nói với Nikkei Châu Á hồi tháng 4/2021.

Đề xuất ngân sách cũng bao gồm 5 tỉ USD cho tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Columbia đầu tiên, bộ ba hạt nhân trên biển, sẽ được giao vào năm tài chính 2028 và đi vào hoạt động trong tháng 10/2030.

Một cựu quan chức quốc phòng Mỹ hồi tháng 3 vừa qua cho hay Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương quân đội Mỹ và Lầu Năm Góc muốn tăng sức mạnh trong khu vực để trấn an đồng minh và ngăn xung đột tương lai với Trung Quốc.

Quân đội Mỹ sẽ cần ngân sách 27,4 tỷ USD cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong 6 năm tới để thực hiện kế hoạch này, tăng 36% so với kế hoạch được đề xuất trong năm 2020. Điều này dường như phản ánh lo ngại của Washington với những hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Lê Minh

Theo Nikkei



BÀI CHỌN LỌC

GPS, tàu ngầm và vi điện tử: Toàn bộ Ngân sách quốc phòng của chính quyền Biden là để đối phó Trung Quốc