Hãy loại Trung Quốc khỏi WTO!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thương mại tự do đang bị mang tiếng xấu. Trước đây, các nhà kinh tế và chuyên gia hầu như đều tán thành thương mại quốc tế không ràng buộc, không bị ảnh hưởng bởi trợ cấp và thuế quan. Giờ đây, thương mại tự do đang bị đảo lộn do các hoạt động phi đạo đức của Bắc Kinh như bán phá giá sản phẩm dưới giá thị trường và trộm cắp công nghệ

Không những thế, Trung Quốc còn xâm lược lãnh thổ của các nước láng giềng và gây ra tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ. Việc Tổng thống Biden duy trì thuế quan của ông Trump đối với Trung Quốc đã khiến cánh cửa thương mại tự do rộng mở hơn.

Các biện pháp chống trợ cấp, thuế quan nhằm bảo vệ, khuyến khích các ngành công nghiệp chiến lược của Hoa Kỳ và đồng minh đang gia tăng trên toàn cầu. Việc xuất khẩu đối với các ngành công nghệ nhạy cảm đang được kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Trớ trêu thay, một cách để giải quyết vấn đề toàn diện nhất lại chính là “thoát Trung” có mục tiêu và triệt để, bao gồm cả việc loại trừ nước này khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Việc loại trừ Trung Quốc khỏi WTO sẽ cứu phần còn lại của thế giới và cho phép họ quay trở lại với thương mại tự do. Chắc chắn giá hàng hóa sẽ tăng ở một mức nhất định nếu không có nguồn cung lớn của Trung Quốc, nhưng đắt thêm một hoặc hai đồng cho một vài loại hàng hóa đôi khi là cái giá phải trả để bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của chúng ta trong tương lai.

Không khó để nhận ra rằng Trung Quốc đang sử dụng thương mại tự do để chống lại thế giới, nhằm mục đích phá hủy các ngành công nghiệp của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và các nước đồng minh của Mỹ. Họ âm thầm xâm nhập và làm mục ruỗng sức mạnh kinh tế, phá hoại nguồn lực quân sự, làm tan vỡ sự ổn định hệ thống quốc tế mà các nước trên thế giới đã dày công xây dựng kể từ sau năm 1945. Thương mại tự do quốc tế với Trung Quốc là một khẩu súng, đến khi Trung Quốc đủ mạnh thì đạn sẽ nổ, và giết chết nền dân chủ.

Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Geneva vào ngày 12 /4/2018. (Fabrice Coffrini / AFP / Getty Images)
Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới tại Geneva vào ngày 12 /4/2018. (Fabrice Coffrini / AFP / Getty Images)

Trung Quốc đang sử dụng nền kinh tế toàn cầu để xây dựng một quân đội đẳng cấp thế giới nhằm đánh bại Hoa Kỳ, đặt nền độc lập của các quốc gia trên thế giới vào vòng nguy hiểm. Trong vòng 100 năm tới, nền dân chủ rất có thể bị xếp vào thùng rác của lịch sử, như một thử nghiệm thất bại trong sử sách được Đảng cộng sản Trung Quốc viết ra. Khi đó, nếu Trung Quốc muốn thống trị thế giới bằng cách sử dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của mình tại Liên Hợp Quốc, thì bất kỳ nhóm bất đồng chính kiến, sắc tộc hoặc tôn giáo nào cũng có thể trở thành nạn nhân của họ.

“Trung Quốc đã sử dụng WTO giống như cách họ đã lợi dụng các tổ chức quốc tế khác: họ đã lật đổ mục đích tồn tại của các tổ chức này từ bên trong”, ông Alex Grey, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Chính sách Ngoại giao Hoa Kỳ - American Foreign Foreign Council và nguyên Tham mưu trưởng Hội đồng An ninh Quốc gia (2019-21), nhận định.

“Với tư cách là một thành viên có vị thế tốt trong WTO, Trung Quốc đã đồng thời gây ra thiệt hại hàng nghìn tỷ USD những vụ ăn cắp tài sản trí tuệ, vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu và phá hoại cơ sở công nghiệp của các thành viên WTO khác, bao gồm cả Mỹ”, ông Gray viết trong một email. "Lưỡng đảng Mỹ đã đồng thuận rằng việc cho phép Trung Quốc gia nhập WTO là một trong những thất bại đối ngoại lớn nhất trong những thập kỷ gần đây, và việc chống lại sự xâm lược kinh tế dai dẳng của Trung Quốc là yêu cầu cấp thiết đối với kinh tế và an ninh quốc gia Hoa Kỳ".

Giờ đây, hậu quả mà giới tinh hoa phương Tây lo lắng đã tới: Trung Quốc đang chống lại các hạn chế thương mại mà thế giới áp đặt do sự hung hăng của chính nó gây ra. Điều này thể hiện rất rõ trong các bài phát biểu ra vẻ đạo đức về thương mại tự do toàn cầu của ông Tập Cận Bình, và các tuyên bố phân biệt đối xử thương mại của Trung Quốc. Ông Kaush Arha, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng các hành động này là “một chiến thuật nghi binh để Bắc Kinh chối bỏ trách nhiệm đối với các hành động phi nghĩa của chính họ".

Ông nói rõ rằng các hoạt động thương mại phi đạo đức của Trung Quốc đang tạo ra sự bất mãn trên toàn cầu đối với hệ thống thương mại quốc tế, và do đó đặt hệ thống và hệ tư tưởng tự do thương mại vào rủi ro. Ông Arha viết: “Trung Quốc từ lâu đã lẩn trốn sau các quy định của WTO để phá hoại các nguyên lý cơ bản của hệ thống thương mại toàn cầu”. “Mục tiêu của một quốc gia là tăng đòn bẩy kinh tế toàn cầu để đạt được lợi ích chính trị [như Trung Quốc đã làm] vốn dĩ không phù hợp với các mục tiêu và tầm nhìn của [WTO]”.

Một tàu container thuộc Cosco, công ty vận tải quốc doanh của Trung Quốc, được nhìn thấy gần Thành phố Panama vào ngày 2 tháng 5 năm 2017. (Rodrigo Arangua / AFP / Getty Images)

Cách duy nhất để cứu WTO và cũng là bảo vệ các nguyên tắc của thương mại tự do toàn cầu là phải kiên quyết chống lại việc Trung Cộng lạm dụng các hệ thống, kể cả hệ thống tại WTO.

Thương mại tự do toàn cầu là sự ràng buộc vô cùng lớn giữa các quốc gia, những bên tham phải hợp tác với nhau để cải thiện điều kiện chung cho tất cả mọi người, nhưng chỉ cần một người chơi “lạc quẻ” có thể phá hỏng kết quả lâu dài của tất cả. Trung Quốc đã từng là một quốc gia gian lận hệ thống bằng cách đào sâu vào nền tảng của thương mại tự do, và do đó có nguy cơ khiến tất cả sụp đổ.

Sự suy thoái của WTO được thể hiện rõ ràng từ sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), các hiệp định kế thừa của nó ở châu Á - Thái Bình Dương, cũng như chính sách công nghiệp như trợ cấp và thuế quan ở các nền kinh tế hàng đầu. Chính quyền ông Trump đã từ chối TTP và phá vỡ khuôn mẫu kinh tế bằng cách áp đặt các mức thuế kinh tế rất cần thiết đối với Trung Quốc, và may thay, chính quyền Biden vẫn đang duy trì chính sách đó.

Người dân Mỹ ngày càng cảnh giác với các hiệp định thương mại, được đàm phán bí mật và chịu ảnh hưởng của các tập đoàn lớn, điều này tạo rủi ro cho một số ít các ngành công nghiệp chiến lược khác ở Mỹ.

Mối nguy hiểm của các hiệp định thương mại tự do là các tập đoàn có ảnh hưởng chính trị có thể tác động đến các thỏa thuận trong giai đoạn đàm phán, để họ tiếp cận tốt hơn với thị trường nước ngoài, đồng thời đổi lại họ sẽ giết chết các doanh nghiệp nhỏ. Các tập đoàn lớn nhất và có ảnh hưởng nhất ở mỗi quốc gia sẽ giành chiến thắng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ trên toàn cầu lại bị thiệt hại nặng nề.

Theo logic của ông Arha, tự do thương mại không phải là vấn đề. Chỉ có vấn đề khi một bên tham gia vào hệ thống thương mại quốc tế lạm dụng hệ thống đó bằng cách gian lận dưới hình thức sử dụng lần đầu các khoản trợ cấp, thuế quan, kiểm soát xuất khẩu, hoặc tệ hơn như trong trường hợp của Trung Quốc, đánh cắp công nghệ và xây dựng quân đội được thiết kế để xâm lược và mở rộng lãnh thổ.

Các biện pháp chống trợ cấp, thuế quan và kiểm soát xuất khẩu ở các nước khác là do nỗi sợ hãi đối với Trung Quốc, và là sự sụp đổ của hệ thống thương mại tự do do Trung Quốc gây ra.

Thương mại tự do quốc tế được xây dựng dựa trên lòng tin rộng rãi của công dân, hiện đã bị ĐCSTQ phá vỡ hoàn toàn.

Cần loại bỏ Trung Quốc khỏi chương trình thương mại tự do, chẳng hạn như thông qua thoát Trung về kinh tế và loại bỏ nước này khỏi WTO. Khi ra khỏi WTO, nền kinh tế và sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ suy giảm, các quốc gia dân chủ thân thiện và công bằng, và các đồng minh của họ, khi đó sẽ cảm thấy đủ an toàn để mở cửa nền kinh tế cho cạnh tranh quốc tế và được hưởng những lợi ích kinh tế lâu dài từ toàn cầu mua bán tự do. Ít nhất một số doanh nghiệp nhỏ sẽ được hưởng lợi, tạo ra nhiều công việc sản xuất được trả lương cao hơn ở các nước đồng minh và một cơ sở công nghiệp linh hoạt sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp tiếp theo.

Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là hiệu trưởng của Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của “Tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập “Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hãy loại Trung Quốc khỏi WTO!