'Hãy xây dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số': Tập Cận Bình mong muốn dùng công nghệ để tăng cường kiểm soát ASEAN

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, ông Tập tuyên bố khu vực ASEAN là ưu tiên của Bắc Kinh. Đây được cho là lời tuyên bố nhằm chống lại “sự quan tâm” của Tổng thống Trump đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết tăng cường hợp tác sâu rộng hơn nữa và thúc đẩy “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” với Đông Nam Á khi Bắc Kinh tiến tới củng cố ảnh hưởng của mình ở châu Á-Thái Bình Dương.

Trong một thông điệp được ghi lại vào thứ Sáu (ngày 28/11), ông Tập cũng tìm cách đảm bảo với các nhà lãnh đạo châu Á rằng Trung Quốc sẽ dành ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - một khối khu vực gồm 10 quốc gia thành viên, và là nền kinh tế đang phát triển lớn duy nhất.

ASEAN là ‘ưu tiên của Bắc Kinh’

Ông Tập cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược mở cửa để thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch Covid-19 - một động thái mà theo ông là sẽ có lợi cho ASEAN.

“Trung Quốc sẽ không ngừng mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, tăng cường liên kết kinh tế trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phục hồi chung của thế giới thông qua sự phục hồi của chính mình, từ đó tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả ASEAN, sẽ được hưởng lợi”, ông Tập nói trong hội nghị trực tuyến ở thành phố Nam Ninh, Trung Quốc.

Một dấu hiệu khác cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kết thúc chuyến thăm của mình đến các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ là Nhật Bản và Hàn Quốc, với cam kết rằng Trung Quốc sẽ tham gia cùng hai quốc gia này để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Nhiều chuyên gia cho rằng trong khi Washington theo đuổi chủ nghĩa đơn phương “đôi bên cùng có lợi”, thì Bắc Kinh lại mong muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương “cá lớn nuốt cá bé”. Ông Tập tuyên bố rằng trong khi thế giới đang đối mặt với sự bất ổn và không chắc chắn do sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, thì Trung Quốc đã ưu tiên mối quan hệ với ASEAN.

Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN lần đầu tiên tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc ngày 03 tháng 11 năm 2004. Thương mại giữa Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN sẽ vượt qua 100 tỷ đô la trong năm nay. Thương mại của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á đã tăng trung bình 20% hàng năm kể từ năm 1990. (Nguồn STR / AFP qua Getty Images)
Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN lần đầu tiên tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc ngày 03 tháng 11 năm 2004. Thương mại giữa Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN sẽ vượt qua 100 tỷ USD trong năm nay. Thương mại của Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á đã tăng trung bình 20% hàng năm kể từ năm 1990. (Nguồn STR / AFP qua Getty Images)

“Trung Quốc coi ASEAN là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng và là khu vực quan trọng để xây dựng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”, ông Tập đề cập đến một trong những dự án “cưng” để phát triển thương mại, đầu tư và cơ sở hạ tầng dọc theo “Con đường Tơ lụa mới” của Trung Quốc - cả trên biển và trên bộ.

Ông cũng cho biết Trung Quốc sẽ “tích cực xem xét nhu cầu của các nước ASEAN” đối với vaccine Covid-19.

Sau APEC, RCEP, Bắc Kinh lại tung ra ‘cổng kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN’

Ông Tập cho biết Trung Quốc có thể làm việc với các nước ASEAN để thiết lập “cổng kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN” nhằm thúc đẩy kết nối kỹ thuật số và xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.

Bắc Kinh đã tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với ASEAN nhằm cố gắng giảm bớt áp lực từ cuộc chiến thương mại kéo dài do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động vào năm 2018.

Năm nay, khối ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, cũng đã vượt qua Mỹ vào năm ngoái trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung.

Hôm thứ Sáu, ông Tập hoan nghênh việc ký kết RCEP - một hiệp định bao gồm khoảng 30% dân số và tổng sản phẩm quốc nội của thế giới - và cho biết nhiều biện pháp dự kiến ​​sẽ giúp giảm bớt việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực khi đại dịch được cải thiện.

Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết nhu cầu Trung Quốc cải thiện quan hệ với ASEAN và các nước thành viên trở nên cấp thiết hơn khi căng thẳng chính trị, an ninh và ý thức hệ gia tăng với các nước tiên tiến.

Tuy nhiên, các tranh chấp dai dẳng trên Biển Đông vẫn là một vấn đề lớn giữa Bắc Kinh và các nước ASEAN, ông Shi nói.

“Không có gì thay đổi lập trường của họ trên Biển Đông”. Ông nói khi ám chỉ về Trung Quốc và nói thêm rằng các thành viên ASEAN có quan điểm khác nhau trong việc chấp nhận đề xuất Con đường Tơ lụa kỹ thuật số của Bắc Kinh.

“Chính quyền tiếm danh Biden” đã tuyên bố sẽ quay trở lại chủ nghĩa đa phương, điều này sẽ mở ra nhiều kênh đối thoại hơn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nếu Biden thật sự “chiếm được Nhà Trắng” - với quan hệ song phương được kỳ vọng sẽ đi theo con đường “cạnh tranh hợp tác”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bất ngờ tham dự hội nghị trực tuyến Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 20/11, đây là lần đầu tiên kể từ khi ông tham dự diễn đàn này vào năm 2017 tại Việt Nam.

Một màn hình hiển thị cuộc gặp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Kuala Lumpur vào ngày 20 tháng 11 năm 2020. ( Ảnh của MOHD RASFAN / AFP qua Getty Images)
Một màn hình hiển thị cuộc gặp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Kuala Lumpur vào ngày 20 tháng 11 năm 2020. ( Ảnh của MOHD RASFAN / AFP qua Getty Images)

Theo ABCNews, sự tham gia của ông Trump vào diễn đàn trực tuyến APEC gây bất ngờ, khi ông đang trong quá trình tranh chấp kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, mà Joe Biden "được truyền thông tuyên bố" là người giành chiến thắng.

Nhà Trắng cho biết trong bài phát biểu, tổng thống Mỹ "tái khẳng định cam kết của Mỹ trong tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 cũng như thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ".

Việc Tổng thống Trump bất ngờ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC qua video do Malaysia tổ chức vào tối ngày 20/11, đã thể hiện dấu hiệu quan tâm đến khu vực châu Á của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng tiếp tục không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

'Hãy xây dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số': Tập Cận Bình mong muốn dùng công nghệ để tăng cường kiểm soát ASEAN