Hơn 90% công ty lớn Trung Quốc gục ngã trên con đường mở rộng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không một công ty nào có thể phát triển bền vững khi môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn. Thêm vào đó, các công ty đầu ngành ở Trung Quốc đều phát triển, mở rộng dựa trên nợ và các ưu ái nguồn lực nhờ mối quan hệ thân hữu. Do vậy, một khi mất đi ưu ái, họ khó có thể tìm kiếm các nguồn lực thay thế, gồm cả tài chính, để tiếp tục duy trì chiến lược mở rộng của mình. Chưa kể, ở Trung Quốc, rủi ro chính sách là rủi ro lớn nhất khiến bất kỳ công ty nào, dù từng thành công đến đâu, cũng có thể gục ngã.

Việc tập đoàn phát triển bất động sản (BĐS) Evergrande gục ngã vì khối nợ khổng lồ trên con đường mở rộng hạng mục kinh doanh và phát triển như vũ bão giúp chúng ta có thể hiểu Trung Quốc sâu sắc hơn.

Nhưng không chỉ có Evergrande, Trung Quốc gần đây chứng kiến sự suy giảm và lo ngại vỡ nợ của rất nhiều doanh nghiệp phát triển BĐS khác nữa. Và cũng không chỉ ở ngành BĐS, công cuộc đàn áp các ông lớn tư nhân ngành công nghệ cung khiến ngoại giới ngỡ ngàng. Một tổng kết ở Trung Quốc rằng hơn 90% doanh nghiệp lớn của nước ngày gục ngã trên con đường mở rộng hệ thống kinh doanh. Câu chuyện của Evergrande, Alibaba... có thể cho chúng ta thấy nguyên nhân dẫn tới kết quả bi thảm như vậy.

Tăng trưởng kinh tế nóng của Trung Quốc dù từng được hết lời ca ngợi nhưng nó cũng có mặt trái, thậm chí là lỗi hệ thống khó lòng cải cách trong ngắn hay thậm chí là trung hạn.

Ví dụ, tăng trưởng dựa vào nợ trong khi thu ngân sách chủ yếu dựa vào thị trường BĐS: 46% thu ngân sách trung ương đến từ BĐS, 87% thu ngân sách địa phương là từ BĐS. Do đó, tăng trưởng và ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại dựa vào tăng trưởng của thị trường BĐS. Trong khi đó, tại nền kinh tế thực, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà Trung Quốc muốn trở thành trụ cột kinh tế có hiệu quả kinh doanh chỉ bằng ¼ hiệu quả của các nhóm doanh nghiệp tư nhân. Nhưng bản thân khu vực doanh nghiệp tư nhân lại bị chính quyền Bắc Kinh lạnh nhạt, thậm chí muốn đặt khu vực này dưới quyền quyết định của Bắc Kinh, một hình thức quốc hữu hoá và đưa chi bộ của ĐCSTQ vào can thiệp trong từng doanh nghiệp tư nhân, biến khu vực này trở thành DNNN vốn có hiệu quả thấp hơn…

Trong một môi trường vĩ mô bấp bênh như vậy, các ông lớn doanh nghiệp lại chỉ lớn được nhờ vào mối quan hệ thân hữu với các chính trị gia cấp địa phương hoặc trung ương. Rủi ro chính sách và chính trị ở Trung Quốc là rất lớn. Sự đan xen giữa bấp bênh vĩ mô, tăng trưởng dựa vào nợ và rủi ro chính trị khiến 90% các doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc gục ngã trên con đường mở rộng.

Một nền tảng vĩ mô bấp bênh

Những thách thức cốt lõi mà nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt hiện nay gồm 6 khía cạnh chính:

Đầu tiên là sự bấp bênh do Covid-19 gây ra cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại. Các số liệu thống kê trong 1-2 tháng qua ở Trung Quốc không tốt. Tại sao? Trong 1-2 tháng gần đây, đã có nhiều đợt bùng phát nhỏ khác, đặc biệt là ở các khu vực kinh tế quan trọng như Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, và các nơi khác. Biện pháp vaccine về cơ bản không giải quyết được vấn đề virus lan truyền.

Các nhân viên Cảnh sát biển Philippines và Nhật Bản được nhìn thấy trên một chiếc thuyền trong cuộc tập trận chống cướp biển chung hàng năm của họ ở vùng biển ngoài khơi Vịnh Manila vào ngày 13/7/2016, một ngày sau khi một tòa án do LHQ hậu thuẫn tuyên bố Trung Quốc không có "quyền lịch sử" tại Biển Đông. Trung Quốc cảnh báo về "xung đột và đối đầu" ở Biển Đông khi nước này tức giận bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế ngày 13/7 rằng, các yêu sách của họ đối với hầu hết các tuyến đường thủy quan trọng chiến lược là không có cơ sở pháp lý. (Ảnh của TED ALJIBE / AFP qua Getty Images)
Các nhân viên Cảnh sát biển Philippines và Nhật Bản trong cuộc tập trận chống cướp biển chung hàng năm ở vùng biển ngoài khơi Vịnh Manila vào ngày 13/7/2016, một ngày sau khi một tòa án do LHQ hậu thuẫn tuyên bố Trung Quốc không có "quyền lịch sử" tại Biển Đông. (Ảnh: TED ALJIBE / AFP qua Getty Images)

Thứ hai là đối đầu gay gắt giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, và sự bấp bênh và bất ổn bên ngoài vẫn chưa giảm bớt. Một nhận định được đưa ra trong năm 2018 là: Dưới góc độ của Hoa Kỳ, cuộc chơi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang phát triển theo hướng toàn diện, vì vậy chiến tranh thương mại chỉ là một cuộc đụng độ nhỏ. Nhưng không chỉ đối đầu toàn diện: kinh tế - chính trị - ngoại giao giữa Mỹ và Hoa Kỳ, diễn biến trong và sau đại dịch đã khiến cả thế giới cảnh giác với giấc mộng Trung Hoa đẩy Bắc Kinh vào thế đối đầu với phần còn lại của thế giới, bất ổn gia tăng, không hề giảm bớt.

Thứ ba là mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang trong tiến trình liên tục cải tổ, tái cấu trúc, nhưng nó đang phải đối mặt với áp lực suy giảm biên lợi nhuận. Trong nửa đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế của Trung Quốc cao tới 12,7% và China Chengxin International dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến ​​đạt 8,3%, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang cho thấy sự suy giảm đầu tư và tiêu dùng theo quý.

Thứ tư là rủi ro nợ đang ở mức cao, rủi ro thanh khoản trong ngắn và trung hạn là rất lớn. Trong giai đoạn ổn định đòn bẩy, việc tăng đòn bẩy vào năm 2021 sẽ chậm lại, nhưng rủi ro nợ vẫn cao. Theo thống kê của BIS, nợ khu vực phi tài chính của Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trong năm 2016, Trung Quốc đã thực hiện một số điều chỉnh đối với các chính sách kinh tế của mình. Những chính sách này thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng tích tụ rủi ro, do đó, áp lực về rủi ro nợ cần được giảm bớt. Tiếp nữa, vẫn còn áp lực giảm bớt rủi ro tín dụng, đặc biệt là phải cảnh giác với các doanh nghiệp quá lớn đầu ngành - đây là những ông lớn được hưởng quá nhiều ưu ái nên đã sử dụng đòn bẩy tài chính một cách liều lĩnh.

Thứ năm, từ quan điểm trung và dài hạn, các yếu tố mang lại lợi ích cho nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm dần như dân số, tài nguyên và toàn cầu hóa. Các yếu tố đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong quá khứ đang dần suy yếu: dân số đang "già hóa"; tiêu thụ tài nguyên ngày càng tăng và áp lực bảo vệ môi trường ngày một lớn; trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và tác động của đại dịch, vai trò chủ đạo của toàn cầu hóa đối với kinh tế Trung Quốc đang suy yếu.

Cuối cùng, các cuộc đấu tranh nội bộ ‘Đả hổ - Diệt ruồi - Săn cáo' vẫn đang rất căng thẳng trước thềm Đại hội đảng lần thứ 22 của Trung Quốc. Những ngày gần đây, một loạt những sự kiện gây chấn động như ngôi sao Triệu Vy và một loạt các nghệ sĩ bị phong sát, cựu Bộ trưởng Tài chính ĐCSTQ Kim Nhân Khánh chết cháy một cách kỳ lạ tại nhà riêng, các tập đoàn như Fantasia, Evergrande Group, China Huarong đều gặp khủng hoảng nợ nần. Tất cả những sự kiện trên đều có liên quan mật thiết tới thanh trừng phe phái, đấu đá nội bộ. Điều này đặt rất nhiều doanh nghiệp lớn vào rủi ro chính trị và chính sách trên con đường mở rộng của họ.

Tăng trưởng dựa vào nợ và mối quan hệ thân hữu - Yếu huyệt của bất cứ doanh nghiệp lớn nào

Không bàn tới khối DNNN từ cấp địa phương tới trung ương của Trung Quốc vốn được hưởng rất nhiều ưu ái trong tiếp cận nguồn lực, nhóm doanh nghiệp tư nhân muốn trở thành doanh nghiệp đầu ngành, muốn mở rộng đều ít nhiều có mối quan hệ thân hữu với các chính trị gia.

Câu chuyện Evergrande là một minh chứng rõ ràng. Evergrande được thành lập vào năm 1996, thời đang nằm dưới sự trị vì của Giang Trạch Dân. Đây cũng là thời điểm mà BĐS Trung Quốc bắt đầu bùng nổ. Rất nhanh, các ưu ái về tiếp cận tài nguyên đất, tiền bạc và quan hệ thân hữu với chính quyền đã làm nên gã khổng lớn nhất và tai tiếng nhất Trung Quốc ngày nay. Evergrande đã trở thành trung tâm quyền lực trong một nền kinh tế dựa vào thị trường BĐS để tăng trưởng siêu tốc.

Ba công ty internet thống trị của Trung Quốc, Baidu (một công cụ tìm kiếm), Alibaba (thương mại điện tử) và Tencent (nhắn tin và chơi game), được gọi chung là BAT, đều cảm thấy sự phẫn nộ của chính phủ. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)
“Các cơ quan quản lý ở Trung Quốc sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng các công ty trong lĩnh vực Internet, công nghệ cùng một loạt vấn đề liên quan, chẳng hạn như danh sách ở nước ngoài, bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư của người tiêu dùng, các hành vi chống cạnh tranh và những điều bất thường trong sáp nhập doanh nghiệp”. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Người sáng lập Evergrande, tỷ phú Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin), là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một nhóm tinh hoa gồm các cố vấn có quan hệ chính trị tốt. Mối quan hệ của ông Hứa có lẽ đã giúp các chủ nợ tin tưởng để tiếp tục cho Evergrande vay tiền khi công ty này phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Tuy nhiên, cuối cùng, Evergrande đã rơi vào vòng xoáy nợ do chính nó tạo ra, lớn đến mức chính quyền có muốn cứu nó thì cũng phải dè chừng.

Nhưng đó là tất cả phần nổi của tảng băng chìm trong mối quan hệ doanh nghiệp - chính quyền ở Bắc Kinh. Thời đại Giang Trạch Dân đã tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn, thoải mái tiếp cận tài nguyên đất nước, hưởng mọi ưu ái về chính sách để mang lại tiền bạc, thậm chí là rửa tiền, hỗ trợ thế lực này bành trướng mạnh mẽ.

Vào ngày 23/7, tờ Liberty Times của Đài Loan đưa tin rằng những người chống lưng cho Hứa Gia Ấn vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2007 là các tài phiệt Hong Kong Trịnh Dụ Đồng (Cheng Yu-tung) đã qua đời từ năm 2016 và Lưu Loan Hùng (Joseph Lau). Các tài phiệt tài chính Hong Kong này lại có mối quan hệ mật thiết với tay sai thân cận nhất của Giang Trạch Dân - Tăng Khánh Hồng và em trai là Tăng Khánh Hoài - những con hổ lớn mà ông Tập Cận Bình đã “đả” ngay trong 3 năm đầu tiên tại vị.

Bằng chứng chắc chắn nhất về việc Evergrande nhận được hậu thuẫn của phe Giang Trạch Dân chính là sự lớn mạnh của nó dưới triều đại nhà họ Giang. Ngoài ra, bằng chứng thoát hiểm ngoạn mục khó khăn tài chính hồi năm 2007 với các tài phiệt Hong Kong cũng là nhờ mối quan hệ mật thiết với thế lực của Giang Trạch Dân, cũng đều đi đến một kết luận quan trọng: CEO của Evergrande phục vụ cho lợi ích của thế lực Giang Trạch Dân. Thậm chí, là nguồn tài chính của thế lực này dựa vào vơ vét tài nguyên đất, ưu đãi vốn và vô số ưu đãi khác do khoác danh DNNN Trung Quốc.

Không chỉ Evergrande, mối quan hệ giữa CEO của Alibaba (Jack Ma) với thế lực chính trị đối thủ của ông Tập Cận Bình cũng là đề tài được ngoại giới hào hứng quan tâm khi lý giải chiến lược đàn áp của ông Tập với ông lớn công nghệ này.

Một ví dụ nữa là Tập đoàn kinh tế tư nhân Đại học Bắc Kinh, vốn cũng là một tập đoàn sản xuất, thương mại công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, nhận hậu thuẫn lớn của gia tộc Giang Trạch Dân, cũng hoàn toàn đổ vỡ trong khối nợ.

Các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, khi phát triển ở Trung Quốc đều phải dựa vào mối quan hệ thân hữu và nợ. Cả hai là đòn bệ đỡ cho tăng trưởng và mở rộng doanh nghiệp. Nhưng khi có biến động về chính trị và tài chính, cả hai bệ đỡ này lại là thứ thiếu bền vững nhất, là tử huyệt rủi ro nhất của các doanh nghiệp lớn. Phải chăng, đó là lý do khiến 90% doanh nghiệp lớn của Trung Quốc phải gục ngã trên con đường mở rộng?

Ở góc độ vĩ mô, phản ứng của doanh nghiệp có tính quy luật nhất định. Về mở rộng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhất định phải mở rộng nguồn vốn. Tuy nhiên, thị trường tài chính của Trung Quốc chưa phát triển như Mỹ hay EU, về cơ bản, nguồn vốn từ ngân hàng dựa vào mối quan hệ thân hữu vẫn dễ dàng hơn nhiều so với việc tìm kiếm nguồn vốn từ thị trường chứng khoán do các yêu cầu về minh bạch thông tin tài chính. Đó là lý do các công ty càng lớn, càng mở rộng thì nợ, thậm chí nợ ngắn hạn, càng nhiều.

Mô hình tăng trưởng nóng ngắn hạn chính là dùng các khoản vay nợ để kích hoạt sự tăng trưởng của nền kinh tế khiến quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ.
Mô hình tăng trưởng nóng ngắn hạn chính là dùng các khoản vay nợ để kích hoạt sự tăng trưởng của nền kinh tế khiến quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ.

Tại bất kỳ thời điểm nào, việc mở rộng quy mô của một công ty là rất hữu ích, bởi vì chỉ khi mở rộng thì công ty mới có thể mở rộng nguồn tài chính theo một tỷ lệ tương đương. Tuy nhiên, hơn 90% công ty đang chết dần chết mòn trên con đường mở rộng. Do vậy, phải coi trọng quy mô nợ và tỷ lệ nợ, nhất là khi nền kinh tế có khả năng sẽ gặp bất trắc, không thể có tâm lý đánh bạc, không được đơn giản hóa sự việc.

Khi một công ty có vấn đề, khách hàng, tài chính, và dây chuyền công nghiệp của nhiều công ty khác sẽ bị ảnh hưởng. Các doanh nhân có thể đang từ vị trí ‘anh hùng tạo ra của cải’ biến thành ‘tội nhân tạo ra khủng hoảng’. Đối với doanh nghiệp tư nhân mà nói, nhất định phải cẩn thận, và nợ là vấn đề cốt lõi cần lưu tâm. Nhìn vào Evergrande hiện tại, nợ nần chồng chất có thể dễ dàng bóp chết một tập đoàn lớn.

Thuỷ Tiên - Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Hơn 90% công ty lớn Trung Quốc gục ngã trên con đường mở rộng