IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 'khủng' vào năm 2021. Có quá sớm để kỳ vọng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 6 tháng 4 vừa qua đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên mức 6% trong năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 4 thập kỷ trở lại đây, chủ yếu là nhờ nỗ lực của các quốc gia nhằm đẩy nhanh việc triển khai vaccine Covid-19 và các nền kinh tế tiên tiến chi tiêu mạnh tay để ứng phó với đại dịch.

Mức tăng trưởng này cao hơn so với dự báo 5,5% mà IMF đưa ra cách đây 3 tháng, điều này cho thấy triển vọng tươi sáng của nền kinh tế toàn cầu.

Dự báo tăng trưởng 'khủng'

Mỹ và Trung Quốc, những nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang dẫn đầu xu thê phục hồi. Nền kinh tế Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng 6,4% trong năm nay và lấy lại quy mô trước đại dịch sau khi ước tính giảm 3,5% vào năm ngoái. IMF trước đó dự báo tăng trưởng của Mỹ ở mức 5,1% vào năm 2021. Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng 8,4% trong năm nay, tăng so với dự báo trước đó là 8,1%.

Bất chấp các vấn đề với việc triển khai vaccine ở châu Âu và sự gia tăng cục bộ trong các trường hợp Covid-19 do các biến thể của bệnh gây ra, IMF đã nâng dự báo cho các nền kinh tế lớn khác, đặc biệt là Canada, Anh và Ý. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển khác, điển hình như Đức, Pháp, Nhật Bản... đều đang vật lộn với khó khăn kể từ tháng 1.

IMF cho biết, sự phục hồi sẽ kém mạnh mẽ hơn ở nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề do xuất khẩu hàng hóa và du lịch sụt giảm và thường thiếu nguồn tài chính cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế của họ. Tại các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển, ước tính tốc độ tăng trưởng chung sẽ đạt mức 6,7% trong năm nay. Trong đó, dự báo Ấn Độ sẽ tăng trưởng tới 12,5%.

Báo cáo cho hay: "Sự phục hồi đa tốc độ đang diễn ra tại mọi khu vực, ở khắp các nhóm thu nhập. Tốc độ này phụ thuộc vào tốc độ tiêm phòng dịch, quy mô chính sách hỗ trợ kinh tế và các nhân tố trong nền kinh tế, điển hình như sự phụ thuộc vào du lịch".

Ở châu Phi cận Sahara, GDP dự kiến ​​sẽ tăng 3,4% trong năm nay, cải thiện so với mức dự báo 3,2% vào tháng Giêng. Sản lượng ở Mỹ Latinh và Caribe dự kiến ​​sẽ tăng 4,6%, tăng từ 4,1%. Nhìn chung, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6,7%, tăng so với mức dự báo 6,3% vào tháng Giêng.

Về Việt Nam, IMF dự báo sẽ tiếp tục đà phát triển của năm 2020, đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% và 7,2% lần lượt trong năm 2021 và 2022. Về tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam, IMF ước tính sẽ giảm từ 3,3% trong năm 2020 xuống 2,7% trong năm 2021, sau đó tiếp tục giảm còn 2,4% trong năm 2022. IMF cũng đưa ra khuyến nghị, các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam cần được duy trì trong năm 2021 nhằm bảo đảm phục hồi một cách bền vững và toàn diện.

Tòa nhà của Nhóm Ngân hàng Thế giới được nhìn trên một con phố trống ở Washington, DC vào ngày 13 tháng 4 năm 2020, trong cuộc họp IMF trực tuyến, Ngân hàng Thế giới Mùa xuân năm 2020. IMF đã công bố Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu, với báo chí của Cố vấn Tài chính Tobias Adrian. (Ảnh của DANIEL SLIM / AFP qua Getty Images)

Có quá sớm để kỳ vọng?

Có thể thấy, IMF đã kỳ vọng rất lớn vào gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD của chính quyền Biden dự kiến ​​sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng ở Hoa Kỳ vào năm 2021 và cung cấp tác động lan tỏa tích cực đáng kể cho các đối tác thương mại. Cụ thể, Washington đã cam kết chi khoảng 5 nghìn tỷ USD để đối phó với đại dịch Covid-19 và sự suy thoái kinh tế của nó, bao gồm gói 1,9 nghìn tỷ USD đã được phê duyệt vào tháng 3 vừa qua.

Trên thực tế, gói kích thích này là vì mục đích chính trị chứ không phải là vì mục đích thương mại. Các nhà kinh tế lớn trên thế giới và các chính trị gia đã phân tích và cho thấy, gói kích thích này có thể làm tăng nguy cơ nổ bong bóng tài sản toàn cầu. Khi tiền in ra quá nhiều, nó chỉ đơn thuần là phân phối lại của cải chứ không tạo ra của cải. Ngoài ra, nó còn giết chết việc làm ở Mỹ. Ông Robet P. Murphy, thành viên cao cấp của viện Mises, cho biết: “Khoản tiền trợ cấp thất nghiệp 400 USD/tuần đã bao gồm trong dự luật - điều này đang khuyến khích thất nghiệp, vì nó trả cho những người không làm việc”, ông Moore nói thêm. “Thông qua dự luật này - có nghĩa là có nguy cơ mất hơn 5 triệu việc làm - nếu mọi người chọn nhận trợ cấp thất nghiệp hơn là đi làm”.

Khi số tiền quá lớn và quá dư thừa, nền kinh tế sẽ khó hấp thụ và sẽ phải chảy sang những nền kinh tế khác. Ở Mỹ, nó sẽ chảy sang bất động sản làm tăng nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản, nghĩa là tiền “in” ra sẽ chảy vào đầu cơ. Ở Trung Quốc, dòng vốn quá lớn và quá nóng chảy từ Mỹ sang sẽ tạo bong bóng tài sản, phát nổ bong bóng tài sản, làm mất giá đồng nội tệ. Và khi dòng vốn đảo chiều, đột ngột rút khỏi thị trường, nó sẽ gây đổ vỡ thị trường tài sản và vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp, mà điều này ở Trung Quốc vốn đã là một “vấn nạn” khiến thế giới không khỏi kinh hoàng.

Mỹ và Trung Quốc là các đầu tàu kinh tế lớn nhất của thế giới, một khi 2 nền kinh tế này đứng trước nguy cơ khủng hoảng do hệ quả của việc in tiền dễ dãi, thì sức khỏe của kinh tế thế giới cũng sẽ suy sụp theo.

Ông Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng Greater China tại Ngân hàng ANZ cho biết: “Mỹ tiếp tục in tiền và điều này trở thành vấn đề vì nó đẩy các tài sản tài chính và tài sản vào một bong bóng mà cuối cùng sẽ vỡ ra. Tuy nhiên, cho đến khi có một sự thay đổi trong trật tự thế giới, mọi người đều phải chơi cùng trong một nền kinh tế toàn cầu lấy Hoa Kỳ làm trung tâm”.

Ngọc Minh

Theo WSJ

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 'khủng' vào năm 2021. Có quá sớm để kỳ vọng?