Jack Ma tái xuất và những đòn trừng phạt sấm sét của Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cổ phiếu của gã khổng lồ internet Alibaba đã tăng hơn 8% vào hôm thứ Tư (20/1) sau khi nhà sáng lập tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng kể từ tháng 11, chấm dứt nhiều tuần đồn đoán về nơi “ẩn náu” của ông sau khi công ty chịu đòn từ các cơ quan quản lý Trung Quốc.

Jack Ma - một trong những người giàu nhất châu Á với khối tài sản ước tính khoảng 58 tỷ USD - đã không xuất hiện trước công chúng sau kể từ sau khi ông bị các nhà quản lý triệu tập vì đưa ra một số những chỉ trích có vẻ như vô thưởng vô phạt về quy định cấu trúc công nghệ của Bắc Kinh trong một hội nghị công nghệ vào cuối tháng 10 năm ngoái.

Ngay sau đó, vụ IPO kỷ lục 37 tỷ USD của tập đoàn tài chính Ant của ông đã bị các quan chức đại lục ngăn chặn vào phút chót trong một động thái gây sốc mà một số người coi đó là sự trả đũa cho sự thẳng thắn của ông. Chỉ khi đó, thế giới mới bắt đầu nhận ra rằng những vi phạm của Jack Ma sẽ không bị bỏ qua một cách đơn giản như vậy.

Các cơ quan tài chính của Trung Quốc sau đó đã ra lệnh cho Ant thay đổi mô hình kinh doanh và lấy lại các dịch vụ cho vay, bảo hiểm và quản lý tài sản, trong khi Alibaba cũng là đối tượng của một cuộc điều tra chống độc quyền.

Jack Ma là tỷ phú nổi tiếng đồng sáng lập Alibaba tại thành phố Hàng Châu vào năm 1999. Hai mươi năm sau, nó trở thành một trong những công ty thương mại điện tử và bán lẻ lớn nhất thế giới với hơn 100.000 nhân viên. Thành công đáng kinh ngạc và tính cách hướng ngoại đã khiến ông trở nên nổi tiếng và được ngưỡng mộ trên toàn cầu.

Ở Trung Quốc, sự nổi tiếng như thế này là con dao hai lưỡi. Alibaba tự nhận thấy mình đang chịu sự giám sát kỹ lưỡng do bị cáo buộc là độc quyền. Tờ Washington Post trước đây đã đưa tin rằng các doanh nhân Trung Quốc nổi tiếng và nhận được sự chú ý đặc biệt của báo chí thì thường hay bị điều tra hoặc bắt giữ. Năm 2016, ông Mã đã từng phát biểu một cách đầy quan ngại với một nhóm giáo viên nông thôn rằng: “Tôi nghĩ trong số những người giàu nhất Trung Quốc, rất ít người có kết cục tốt”.

Sự biến mất của ông Mã khỏi tầm mắt của công chúng khiến dư luận phải lo lắng về an nguy của ông.

Các nhà đầu tư lớn tháo chạy khỏi Alibaba

Mặc dù ông Mã đã từ chức khỏi các vị trí trong công ty, nhưng ông vẫn giữ được ảnh hưởng đáng kể đối với Alibaba và Ant. Vì vậy, sự đàn áp của pháp luật đối với đế chế kinh doanh cùng với sự vắng mặt của ông là mối lo ngại lớn đối với một số nhà đầu tư.

Ngân hàng Citigroup cho biết "một số lượng lớn" khách hàng siêu giàu đã bán tháo cổ phiếu Alibaba sau khi Bắc Kinh tuyên bố điều tra tập đoàn này về hành vi kinh doanh độc quyền.

Hai trong số các nhà đầu tư của công ty ở Hoa Kỳ đã bán hết hoặc giảm bớt cổ phiếu trong Alibaba cho biết họ cần được đảm bảo tốt hơn về tính an toàn của công ty và môi trường pháp lý trước khi xem xét mua lại cổ phiếu.

Jack Ma, doanh nhân và người sáng lập Alibaba, tại Lễ kỷ niệm 40 năm Cải cách và Mở cửa tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18 tháng 12 năm 2018 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Andrea Verdelli / Getty Images)
Jack Ma, doanh nhân và người sáng lập Alibaba, tại Lễ kỷ niệm 40 năm Cải cách và Mở cửa tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 18 tháng 12 năm 2018 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Andrea Verdelli / Getty Images)

“Một trong những tiêu chí hàng đầu của chúng tôi là khả năng lãnh đạo và chúng tôi đầu tư vào Alibaba vì tôi thực sự tôn trọng ông Jack Ma với tư cách là người lãnh đạo,” William Huston, người sáng lập và giám đốc dịch vụ thể chế của công ty tư vấn đầu tư độc lập Bay Street Capital Holdings có tài sản quản lý là 86 triệu USD ở Palo Alto, Canifornia, cho biết.

Công ty của Huston đã cắt giảm tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại các công ty Trung Quốc vào năm ngoái từ 8% danh mục đầu tư xuống dưới 1%. Họ cho biết việc dừng IPO của Ant vào tháng 11 năm ngoái đã gây ra sự thiếu chắc chắn và rằng Alibaba “không phải là một điểm đầu tư thận trọng” đối với họ trong tương lai.

Ong David Kotok, chủ tịch kiêm giám đốc đầu tư tại Cumberland Advisors, Florida, công ty có tài sản khoảng 4 tỷ USD, cho biết ông đã nắm giữ cổ phần Alibaba vào năm ngoái nhưng cũng đã bán khi IPO của Ant bị hủy.

“Khi bạn không biết phải làm gì trong một tình huống đầy nguy cơ như thế này, bạn không thể sử dụng phân tích chứng khoán truyền thống để đưa ra quyết định. Chúng tôi đang đứng sang một bên và quan sát”, Kotok cho biết.

Trước tháng 11/2020, định giá của Alibaba vào khoảng 841 tỷ USD. Hiện, giá trị vốn hóa của tập đoàn thương mại điện tử này chỉ còn lại khoảng 695 tỷ USD.

Cổ phiếu của Alibaba tăng vọt khi Jack Ma xuất hiện trở lại

Có thông tin cho rằng ông Mã cuối cùng đã xuất hiện trở lại. Ông đã phát biểu trực tuyến tại lễ trao Giải thưởng Giáo viên Nông thôn Jack Ma hôm thứ Tư vừa qua. Đây là lần xuất hiện đầu tiên kể từ khi ông bị cho là đã gây ra sự phẫn nộ của chính phủ Trung Quốc. Đoạn video kể trên, theo CNN, được xuất bản trực tuyến bởi Tianmu News, một công ty con trong tờ báo chính thức của chính phủ Chiết Giang.

Trong bài phát biểu, ông Mã ca ngợi những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc - một mục tiêu trọng tâm của giới lãnh đạo Cộng sản - và thề sẽ dành nhiều nỗ lực hơn nữa để giúp đỡ các giáo viên nông thôn.

"Các đồng nghiệp của tôi và tôi ... thậm chí còn quyết tâm cống hiến hết mình cho giáo dục và phúc lợi công cộng", ông nói. Thật dễ nhận thấy rằng giọng điệu của bài nói chuyện lần này đã "nhẹ nhàng" hơn rất nhiều so với những lời nói đanh thép của ông vào tháng 10 năm ngoái khi ông lên tiếng chê các ngân hàng Trung Quốc và các quy định của chính quyền mà ông cho là không hiểu gì về Internet.

Ông Mã đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và giá cổ phiếu của Alibaba nhanh chóng tăng vọt. Cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của Alibaba đã tăng 8,5% lên 265,00 đô-la Hong Kong.

Ông Steven Leung, giám đốc bán hàng tại công ty môi giới UOB Kay Hian ở Hong Kong, nói với Reuters rằng: “Sự xuất hiện trở lại của Jack Ma đã khiến các nhà đầu tư yên tâm trở lại sau nhiều tin đồn, điều này cho phép họ đổ xô vào mã cổ phiếu vốn đang bị tụt lại trên thị trường đại lý này.

Sẽ rất thú vị khi xem điều này tiếp diễn như thế nào. Câu hỏi được đặt ra là có phải các nhà quản lý Trung Quốc đang kiểm tra các công ty của ông Ma một cách hợp pháp để xác định xem liệu các công ty này có độc quyền cản trở các công ty khởi nghiệp mới nổi không hay chính phủ Trung Quốc sợ sự nổi tiếng, sự giàu có và sự ảnh hưởng của Jack Ma?

Sự xuất hiện trở lại của Jack Ma không thể xoa dịu mọi lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ bị chính quyền đàn áp

Sau khi việc ông Mã trở lại trước công chúng sau khoảng 3 tháng vắng bóng đã khiến các cổ đông của Alibaba tạm thời yên tâm, thì một sự việc đã xảy ra vào hôm thứ Năm vừa qua khi cổ phiếu của công ty lại sụt giảm tại Hong Kong, giảm khoảng 3%, sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) công bố một loạt dự thảo quy tắc chống độc quyền - dường như đánh vào nỗi sợ lớn nhất của các nhà đầu tư.

PBoC đã đưa ra bản dự thảo đầu tiên về các quy định chống độc quyền mới nhắm vào Alibaba vào cuối năm ngoái, và bây giờ có vẻ như một bộ quy tắc khác đã được hoàn thiện để nhắm mục tiêu cụ thể đến Ant - nhưng không chỉ Ant. Cả Ant, và dịch vụ Alipay phổ biến của Ant, và đối thủ Tencent, và đối thủ WeChat Pay của họ, dịch vụ thanh toán lớn thứ 2 của đất nước này sau Alipay, cũng sẽ trở thành mục tiêu nhắm đến.

Một nhân viên làm việc trên máy tính tại quầy lễ tân Alipay của tòa nhà văn phòng Thượng Hải của Ant Group ở Thượng Hải, vào ngày 28 tháng 8 năm 2020. (Ảnh của Hector RETAMAL / AFP qua Getty Images)
Một nhân viên làm việc trên máy tính tại quầy lễ tân Alipay của tòa nhà văn phòng Thượng Hải của Ant Group ở Thượng Hải, vào ngày 28 tháng 8 năm 2020. (Ảnh của Hector RETAMAL / AFP qua Getty Images)

Nói cách khác, có vẻ như ĐCSTQ đang thực hiện việc làm phân rã không gian công nghệ lớn của mình, một bước vượt xa cả những dự đoán của các nhà phân tích tích cực nhất và vượt xa bất cứ điều gì có thể sẽ thấy trong không gian “Công nghệ lớn” của Mỹ.

Các quy tắc dự thảo do PBoC đã ban hành, dù chưa có hiệu lực những đã cho thấy một cách rõ ràng ràng các nhà quản lý Trung Quốc hiện đang nhắm mục tiêu vào dịch vụ thanh toán Alipay cốt lõi của Ant như một dịch vụ độc quyền có thể phải bị loại bỏ. Ngân hàng Trung ương trước đó đã gợi ý rằng họ sẽ rất hài lòng nếu Ant “quay trở lại vị trí trước đó của mình” với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, và để các doanh nghiệp cho vay đang phát triển nhanh của mình vào một phương tiện nắm giữ mới. Các doanh nghiệp này sẽ phải đối mặt với sự giám sát nghiêm ngặt hơn.

Theo các quy định mới, PBoC có thể tư vấn cho Cơ quan quản lý thị trường của Nhà nước chia tách bất kỳ "công ty thanh toán phi ngân hàng" nào kiểm soát hơn một nửa thị trường - hoặc bất kỳ hai công ty nào có thị phần tổng hợp trên 67%. Quy định thứ hai này cho thấy WeChat Pay của tập đoàn internet Tencent, dịch vụ thanh toán lớn thứ hai của Trung Quốc sau Alipay, cũng có thể đã trở thành mục tiêu được nhắm đến.

Một nhà phân tích khác cảnh báo rằng các quy tắc dự thảo mới từ PBoC, cho đến gần đây, chưa bao giờ liên quan đến các vấn đề "chống độc quyền", cho thấy Bắc Kinh sẽ không lùi bước. Mặc dù đã từng xuất hiện thông tin rằng cuộc đàn áp của Bắc Kinh có thể chỉ đơn giản là ngăn chặn sự bành trướng của Ant, buộc nó phải quay trở lại "cội nguồn" của mình, nhưng giờ đây có vẻ như triển vọng đó là quá lạc quan. Trên tường có dòng chữ: “… Ant có thể bị xé xác”, theo một chuyên gia pháp lý Trung Quốc được chứng kiến cho biết.

PBoC “đang bước vào lãnh thổ của người khác để tuyên bố thế nào là độc quyền - điều đó báo hiệu họ đang tăng cường kiểm soát”, bà Angela Zhang, một chuyên gia chống độc quyền và là người đứng đầu Trung tâm Luật Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, cho biết. “Cả Ant và Tencent đều có vị thế thị trường vững chắc trong lĩnh vực thanh toán - tôi chắc rằng họ sẽ khá lo lắng về điều này”. Một luật sư chống độc quyền khác của Trung Quốc, người yêu cầu giấu tên, nhận xét rằng các quy tắc mới "chỉ ra rằng Ant có thể sẽ bị xé nát".

Sẵn sàng làm giảm bớt tham vọng của các công ty công nghệ lớn vì để duy trì quyền lực

Việc tiếp tục siết chặt một trong những công ty có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền đã sẵn sàng giảm bớt tham vọng của các công ty công nghệ lớn trong lĩnh vực Internet.

Thoạt nhìn, hầu hết người ta đều tự hỏi: sau tất cả những việc mà Nhà nước Trung Quốc đã làm để nuôi dưỡng lĩnh vực công nghệ của đất nước này, đầu tư nguồn lực khổng lồ về cơ bản đã giúp đưa nó lên thành đối thủ toàn cầu của Mỹ, hoặc ít nhất là một đối thủ thứ hai của châu Âu, giờ đây có vẻ như Bắc Kinh đang tích cực cố gắng phá bỏ tất cả.

Việc loại bỏ các gã khổng lồ công nghệ có thể mở ra nhiều cạnh tranh hơn trong nền kinh tế nội địa của Trung Quốc, nhưng nó sẽ chấm dứt mọi hy vọng về việc những gã khổng lồ công nghệ của nước này mở rộng quy mô để thách thức với phương Tây.

Bởi vì Bắc Kinh lo ngại về sức mạnh của các công ty công nghệ đang phát triển, phần lớn không bị cản trở trong vài năm qua và đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, nên có vẻ như đây là một đòn mà ĐCSTQ sẵn sàng thực hiện để đảm bảo Jack Ma và các tỷ phú như ông không đe dọa đến việc Đảng nắm giữ quyền lực.

Thủy Tiên

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Jack Ma tái xuất và những đòn trừng phạt sấm sét của Bắc Kinh