Kế hoạch kinh tế của ông Biden có khác nhiều so với kế hoạch của Tổng thống Trump?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn có thể nghĩ rằng những kế hoạch của ông Biden đã được nâng lên từ chương trình của Tổng thống Trump, với thông điệp chủ đạo là: "Tôi sẽ làm những điều tương tự như Trump, nhưng tốt hơn". Liệu kế hoạch “theo kiểu Trump” của Joe Biden có thực sự cải thiện nền kinh tế?

Nếu bạn đọc các kế hoạch kinh tế của ứng cử viên tổng thống Joe Biden như “Xây dựng trở lại tốt hơn” và “Sản xuất tại Mỹ”, bạn sẽ có cảm giác “déjà vu” - đã thấy trước đây - với khẩu hiệu “Nước Mỹ là tốt. Trung Quốc là xấu”.

Công bằng mà nói, không có gì sai khi muốn có một nền kinh tế mạnh, sự hiện diện sản xuất trên đất Mỹ và mong muốn các công ty Mỹ trở nên tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Trong những thời điểm này, chúng ta có thể yên tâm rằng, bất kể sự khác biệt giữa hai ứng cử viên là gì, cả ông Trump và ông Biden, ít nhất là trên giấy tờ, đều muốn cải thiện nền kinh tế.

Liệu kế hoạch “theo kiểu Trump” của Biden có thực sự cải thiện nền kinh tế?

Một trong những đề xuất của Biden là biến kế hoạch "Mua hàng Mỹ" thành hiện thực. Về cơ bản, nếu chính phủ liên bang trả tiền cho việc xây dựng một cây cầu, nhà thầu phải mua thép, xi măng và các vật liệu khác từ các công ty Mỹ. Điều này, theo kế hoạch, sẽ giúp các công ty Mỹ cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Điều này tạo ra ấn tượng rằng vấn đề của thương mại toàn cầu là ở chỗ các công ty tham gia vào hoạt động mua sắm công và tìm nguồn cung ứng và nguyên vật liệu của Hoa Kỳ ở nước ngoài.

Ông Biden nói nhiều về việc mua sắm công đối với thép và các vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, nhập khẩu thép chỉ chiếm chưa đến 1% lượng nhập khẩu của Mỹ (bao gồm tất cả thép nhập khẩu, không chỉ thép cho mua sắm công). Người Mỹ chi tiêu nhiều cho rượu ngoại, bia và đồ uống có cồn khác hơn so với tiêu thụ thép ngoại.

“Đồ uống kiểu Mỹ” sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến thâm hụt thương mại.

“Đồ uống kiểu Mỹ” sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến thâm hụt thương mại hơn so với nhập khẩu thép. (Ảnh: Michael Ciaglo/Getty Images)

Không có gì sai khi muốn có một ngành công nghiệp sản xuất thép, pin, hoặc cung ứng y tế mạnh trong nước tại Mỹ. Vấn đề là làm thế nào để đạt được điều đó.

Nếu chúng ta bám vào ví dụ về thép, để đủ điều kiện cho mua sắm công “Mua hàng Mỹ”, tất cả các sản phẩm thép sẽ phải được “khai thác, nấu chảy và sản xuất” tại Mỹ. Điều đó có nghĩa là bu lông và đai ốc được sử dụng trong xây dựng sẽ phải được sản xuất tại Mỹ, từ một loại thép được nấu chảy ở Mỹ, và từ quặng sắt được khai thác ở Mỹ.

Một lần nữa, không có gì sai với quan điểm biến nước Mỹ thành một nơi tốt cho toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành thép (hoặc bất kỳ ngành nào). Nhưng suy xét kỹ hơn, thì sản lượng quặng sắt của Mỹ nhỏ hơn 20 lần so với Úc, 9 lần so với Trung Quốc và chỉ chiếm 2% sản lượng toàn cầu.

Các kế hoạch của ông Biden liệu có mâu thuẫn với chính sách của Đảng dân chủ?

Đảng Dân chủ có sẵn sàng biến Mỹ thành nơi tốt để khai thác, nấu chảy và luyện thép không? Có thể. Nhưng sẽ rất thú vị khi xem xét liệu Đảng Dân chủ sẽ tiếp nhận điều này như thế nào với những “Thỏa thuận xanh” mới của họ, và đề xuất thuế năng lượng, khử cacbon, 100% năng lượng tái tạo và nhấn mạnh vào môi trường trong mỗi ngành.

Kế hoạch này cũng bao gồm một khoản tín dụng thuế nhằm “thúc đẩy việc hồi sinh, cải tạo và hiện đại hóa các cơ sở hiện có, hoặc gần đây đã đóng cửa”. Một lần nữa, không có gì sai với một chế độ thuế mà theo đó các công ty đóng thuế ít hơn. Nhưng số tiền này đi kèm với các ràng buộc - chỉ những công ty được chọn mới có thể hưởng lợi từ mức thuế thấp hơn.

Ai sẽ là những công ty được chọn? Kế hoạch cho biết “các công ty có chuẩn mực lao động mạnh, bao gồm việc trả cho người lao động mức lương phổ biến”. Có vẻ như chính phủ có thể sẽ chọn được "người chiến thắng" dựa trên các chính sách - lập trường của họ đối với các công đoàn.

Thượng nghị sĩ Kamala Harris ôm ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden sau khi giới thiệu ông tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử tại trường trung học Renaissance vào ngày 09 tháng 3 năm 2020 ở Detroit, Michigan (Ảnh của Scott Olson / Getty Images)
Thượng nghị sĩ Kamala Harris ôm ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden sau khi giới thiệu ông tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử tại trường trung học Renaissance vào ngày 09 tháng 3 năm 2020 ở Detroit, Michigan (Ảnh của Scott Olson / Getty Images)

Toàn bộ kế hoạch này đều mắc phải tiền đề rằng nếu chính phủ mua thứ gì đó, nó có thể gây áp lực buộc các công ty tư nhân phải hỗ trợ các mục tiêu chính trị nào đó. Chính phủ đã kiểm soát nền kinh tế. Đầu tiên, bằng cách lấy một phần tiền lương của bạn như thế, thứ hai là bằng cách chi tiền thuế của bạn cho những thứ họ cho là cần thiết (như cơ sở hạ tầng).

Nhưng ở đây bạn có mức độ ảnh hưởng thứ ba - chính phủ khen thưởng hoặc trừng phạt các công ty theo niềm tin chính trị. Mặc dù ông Biden không phải là người duy nhất đề xuất điều đó, nhưng điều này sẽ gây rắc rối.

Công bằng mà nói, kế hoạch này không có gì ghê gớm ở những phần mà ông Biden “có vẻ là” chuyên gia phát triển và ủng hộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, những tình cảm mơ hồ này hoàn toàn trái ngược với một số biện pháp được đề xuất. Liệu bạn có thể đặt việc kinh doanh, khai thác và sản xuất trong một đoạn văn bản; và cho các chính sách về lao động và môi trường của chính phủ lớn trong một đoạn văn bản khác không?

Ngoài ra, “Mua hàng Mỹ” là một khẩu hiệu xứng đáng. Nhưng liệu nó có bao hàm một chính sách mà các công ty Mỹ sản xuất ra những sản phẩm cao cấp mà mọi người đều muốn mua? Hay một chính sách mà người Mỹ buộc phải mua sản phẩm của Mỹ?

Tác giả: Zilvinas Silenas là Chủ tịch của Quỹ Giáo dục Kinh tế (FEE) vào tháng 5 năm 2019. Ông giữ chức vụ Chủ tịch của Viện Thị trường Tự do Litva (LFMI) từ năm 2011-2019

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Kế hoạch kinh tế của ông Biden có khác nhiều so với kế hoạch của Tổng thống Trump?