Kẹt thanh khoản, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm 100 tỷ CNY trong 3 ngày liên tiếp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hình ảnh những người gửi tiền Trung Quốc xếp hàng dài rút tiền mặt khỏi các NHTM giải thích cho lý do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) phải bơm vào hệ thống 100 tỷ CNY trong 3 ngày liên tiếp, mức bơm tiền lớn nhất kể từ 31/3/2022.

Theo Trading Economics, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), trong 3 ngày liên tiếp, đã bơm tổng cộng 100 tỷ nhân dân tệ (CNY) vào hệ thống ngân hàng thương mại nước này để hỗ trợ thanh khoản.

Bơm tiền 3 ngày liên tiếp, lượng tiền lớn nhất kể từ 31/3

Tiền từ PBOC được bơm vào hệ thống thông qua nghiệp vụ REPO, mua đảo ngược chứng từ có giá, kỳ hạn 7 ngày với lãi suất thấp 2,1%/năm để giảm bớt áp lực nhu cầu tiền mặt gia tăng trong hệ thống.

Với khoản repo ngược trị giá 10 tỷ CNY đến hạn vào thứ Hai, PBOC đã bơm ròng 90 tỷ CNY vào ngày hôm đó. Ngân hàng trung ương bắt đầu bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính vào thứ Sáu tuần trước (24/6/2022). Nhu cầu tiền mặt tăng vọt về cuối năm và cuối quý khi các ngân hàng thương mại cũng phải dự trữ tiền mặt để vượt qua các đợt "kiểm tra sức khỏe hành chính" hàng quý của ngân hàng trung ương.

Repo là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán), được sử dụng khá phổ trên thị trường tài chính các nước.

Các tổ chức tài chính (chủ yếu là ngân hàng thương mại) tham gia vào các thị trường này để chuyển giấy tờ có giá của mình (tài sản tài chính) thành tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, thường là trong 1 - 2 ngày. Họ vay các khoản tiền này từ các ngân hàng khác (thường là Ngân hàng trung ương) và thế chấp lại bằng các chứng khoán an toàn, chẳng hạn như tín phiếu kho bạc. 1 - 2 ngày sau, họ hoàn trả số tiền đã vay với lãi suất đã thỏa thuận và thu hồi chứng khoán (tài sản tài chính) mà họ đã cầm cố trước đó.

Từ góc nhìn tài chính, Repo được xem như chất dầu cho phép động cơ của hệ thống tài chính hoạt động êm ả hơn, tránh các cú sốc về thanh khoản; ví dụ, dùng repo để có tiền mặt trả cho dòng tiền rút ra khỏi NHTM do dòng tiền vào NHTM không tương xứng.

Nhiều NHTM Trung Quốc đang chật vật vì thanh khoản

Như NTDVN đã đưa tin hôm qua (26/6), nhiều NHTM Trung Quốc đang chật vật vì thiếu thanh khoản, mất niềm tin của người người tiền. Hiện tượng này giải thích hợp lý hơn cho việc PBOC phải liên tiếp bơm tiền cho hệ thống.

Gần đây nhất, sau khi Ngân hàng Nông thôn Hà Nam đóng băng tiền gửi của người gửi tiền mà không có cảnh báo, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã giới hạn lượng tiền rút hàng ngày của người gửi tiền.

Một số ngân hàng quốc doanh Trung Quốc khác còn bị tố là chạy trốn người gửi tiền khi kết hợp với quan chức địa phương, sử dụng phần mềm phòng chống Covid-19 để theo dõi người gửi tiền, ngăn họ di chuyển tới địa điểm NHTM địa phương để rút tiền vì lý do phòng dịch.

Với hệ thống NHTM, mất khả năng chi trả cho nhu cầu rút tiền mặt của người dân, còn gọi là mất thanh khoản, là rủi ro tồi tệ nhất, nó là khởi đầu sự sụp đổ mà người trong ngành lẫn người gửi tiền không dám nghĩ tới.

Làn sóng ồ ạt rút tiền mặt cho thấy người Trung Quốc không còn tin tưởng vào hệ thống ngân hàng của họ bất chấp các hứa hẹn, kiểm duyệt ngôn luận, thậm chí là đàn áp của chính quyền với vấn đề này.

Niềm tin luôn là cơ sở tồn tại của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Mất niềm tin thì sự sụp đổ của NHTM đó và sau đó là sụp đổ hệ thống hoàn toàn có thể xảy ra.

Gần đây, một đoạn video về Bank of China (Ngân hàng Trung Quốc) được điều hành bởi những người gửi tiền tại một chi nhánh ở Thâm Quyến đã được lan truyền trên mạng xã hội. Đoạn video cho thấy chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc đặt tại phố Shiyan, Thâm Quyến, mỗi ngày chỉ có 2 cửa sổ rút tiền thủ công và 200 người đã xếp hàng dài để rút tiền.

Người dân xếp hàng chờ rút tiền từ 6h sáng tại một Ngân hàng Trung Quốc, chi nhánh Thâm Quyến trong một video được post lên twitter (Nguồn: Ảnh chụp từ video trên internet ngày 26/6/2022).

Người quay video cho biết: "Để xem nào. Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Shiyan, người chờ rút tiền xếp hàng lúc 6 giờ và 7 giờ sáng. Mọi người chạy qua mà không kịp ăn sáng. Bây giờ mới 10 giờ, và tất cả chúng tôi vẫn ở đó. Xếp hàng, không có số (chip) ở đây, và chúng tôi sẽ không xử lý công việc kinh doanh cho chúng tôi, đây là Ngân hàng Trung Quốc, đây là Ngân hàng Trung Quốc của Shiyan. Hãy đến xem".

Vào ngày 22/6, một người nào đó đã chia sẻ đoạn video trên Twitter và viết: "Đang có sấm sét trong ngân hàng, không ai có thể thoát. Để dập tắt sự tức giận của công chúng, họ sẽ gây chiến, chuyển hướng sự chú ý, tìm cách để đổ lỗi rằng [việc ngân hàng mất thanh khoản] là do người Mỹ làm ra và người dân sẽ buộc phải chấp nhận tin vào điều này. Bạn có tin hay không? Hãy cùng xem".

Quang Nhật



BÀI CHỌN LỌC

Kẹt thanh khoản, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm 100 tỷ CNY trong 3 ngày liên tiếp