Khủng hoảng lương thực tái xuất sau 50 năm: Trung Quốc đang chìm sâu trong đó

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ vài tháng sau đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, thế giới đã bước một chân vào cuộc khủng hoảng giống 50 năm trước - khủng hoảng thiếu lương thực. Một cuộc khủng hoảng kép là điều tồi tệ. Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu đang ngày một chìm sâu trong đó, đặc biệt là Trung Quốc bởi ngưỡng chịu đựng của ⅔ số dân không có quyền chi tiêu ở nước này trước giá lương thực đang tăng cao thấp hơn nhiều so với Mỹ và Châu Âu…

Khi nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chỉ số giá lương thực đã tăng lên từ nửa đầu năm 2020. Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá lương thực FAO (FFPI) đạt trung bình 130,0 điểm vào tháng 9/2021, tăng 1,5 điểm (1,2%) so với tháng 8 và 32,1 điểm (32,8%) so với cùng kỳ năm ngoái. Lần tăng mới nhất của FFPI chủ yếu là do giá của hầu hết các loại ngũ cốc và dầu thực vật cao hơn. Giá sữa và giá đường ổn định hơn, trong khi chỉ số phụ giá thịt vẫn ổn định.

Theo FAO, giá lương thực thế giới vào tháng 5 tăng với tốc độ hàng tháng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua, tăng 12 tháng liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Giá lương thực loại trừ đi lạm phát đã gần chạm tới mức giá giai đoạn khủng hoảng lương thực thập kỷ 70 của thế kỷ 20 (50 năm trước).

Có thể thấy rằng ảnh hưởng của đại dịch đối với nền kinh tế thế giới đã dẫn đến giá lương thực tăng nhanh. Dự kiến nếu dịch bệnh vẫn khó được kiểm soát hoàn toàn trong thời gian ngắn, giá lương thực sẽ tiếp tục tăng.

Các yếu tố chính khiến giá lương thực tăng là: Chi phí vận chuyển toàn cầu tăng do virus corona chủng mới; và hơn một chục quốc gia bao gồm Việt Nam, Kazakhstan và Liên minh Kinh tế Á-Âu đã công bố hoặc bắt đầu một số hạn chế xuất khẩu lương thực. Trong đó, Việt Nam tuyên bố tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới, Campuchia cấm xuất khẩu gạo trắng và lúa gạo, chỉ cho phép xuất khẩu gạo thơm, Kazakhstan sẽ thực hiện hệ thống hạn ngạch đối với xuất khẩu lúa mì và bột mì, và Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - bị ảnh hưởng bởi việc nước này đóng cửa, dẫn đến xuất khẩu nông sản bị đình trệ.

Theo FAO, giá lương thực thế giới vào tháng 5 tăng với tốc độ hàng tháng nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua, tăng 12 tháng liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011, giá lương thực loại trừ lạm phát đã gần chạm tới mức khủng hoảng lương thực của thập kỷ 70. (Nguồn: FAO)

Một nguyên nhân chính khác khiến giá lương thực tăng là nhiều nước đã phải đối mặt với thiên tai nghiêm trọng.

Brazil, nước xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu đợt hạn hán thế kỷ trong năm nay, giáng một đòn mạnh vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngay trước khi hạn hán, vào mùa đông (từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 là mùa đông của Brazil), Brazil lại bị ảnh hưởng bởi băng giá. Nhiệt độ thấp nhất ở bang sản xuất cà phê lớn nhất Brazil hạ xuống -1,2°C, sương giá một lần nữa "sải cánh" trên giá cà phê. Theo Reuters đưa tin ngày 26/7, giá cà phê Arabica tăng 10% trong ngày hôm đó trong khi tuần trước đấy, nó đã tăng gần 20%, tức là chỉ trong một vài ngày, giá đã tăng hơn 35%.

Do thời tiết làm sản lượng giảm, giá hạt cà phê Brazil đã tăng lên 3 lần trong năm nay. Nhưng tình hình còn rất nhiều khó khăn. Giá cà phê Brazil vào tháng 12 năm ngoái vào khoảng 77 USD/1 bao 60 kg, nay giá đã tăng gấp đôi và dự kiến ​​giá sẽ tiếp tục tăng.

Hơn nữa, do những đợt hạn hán hiếm gặp ở Hoa Kỳ, Canada, Brazil, và các nước khác trong năm nay, sản lượng lúa mì, đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác cũng đã giảm, gây áp lực to lớn lên thị trường lương thực toàn cầu.

Từ đầu năm đến tháng 8/2021, giá lương thực toàn cầu đã tăng tới 34,9%, chỉ số giá thực phẩm CRB hiện tại đã lên tới 488,58, tức chỉ cách mức đỉnh lịch sử 5,1% , đủ cho thấy 'cuộc chiến rất khốc liệt'.

Trung Quốc là kẻ đang săn lùng lương thực toàn cầu nhiệt huyết nhất

Sản lượng lương thực toàn cầu giảm và giá lương thực tăng mạnh khiến nhiều nhà nhập khẩu thực phẩm ròng hoảng sợ và bắt đầu đổ xô đi mua lương thực khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc là một trong những nước đi săn mua nhiều nhất.

Năm ngoái, Trung Quốc đã có một đợt kiểm tra dự trữ ngũ cốc. Trong quá trình kiểm tra, rất nhiều vụ cháy liên tục xảy ra tại các kho chứa ngũ cốc trên khắp đất nước. Các vụ hỏa hoạn được cho là để xoá dấu vết về tình trạng thiếu lương thực và sự tham nhũng nghiêm trọng của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số tỉnh của Trung Quốc đã vội vã ký cam kết sẽ cứu trợ lương thực cho nhau trong trường hợp khẩn cấp.

Mặc dù thương mại của Trung Quốc với Úc đang ở thế bế tắc, nhưng Trung Quốc vẫn đẩy nhanh việc mua lúa mì của Úc, vì lượng lúa mì ở các nước khác đã giảm, dẫn đến tình trạng thiếu sản lượng lúa mì toàn cầu. Trung Quốc trừng phạt than Úc, cuối cùng lại là tự lấy đá ghè chân mình, khiến khủng hoảng thiếu điện đang ngày một trầm trọng. Hiện tại giới quan sát khẳng định là Trung Quốc không dám áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lúa mì của Úc, nếu không tình hình sẽ ngày càng bi đát.

Kể từ đợt kiểm tra dự trữ ngũ cốc của ĐCSTQ vào năm ngoái, đã có những vụ cháy liên tục tại các kho chứa ngũ cốc trên khắp Trung Quốc, làm nổi rõ tình trạng thiếu lương thực và sự tham nhũng nghiêm trọng của các quan chức ĐCSTQ. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

Khi Trung Quốc bắt đầu rầm rộ thu mua thì Úc, với tư cách là nhà cung cấp lương thực lớn của thế giới, dự kiến ​​sẽ thu hoạch bội thu năm thứ 2 liên tiếp, trong khi các vụ lúa mì ở các nước sản xuất chính ở Bắc bán cầu bị thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt và hạn hán.

Trong tranh chấp thương mại kéo dài này, với tư cách là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang và lúa mạch của Úc, đồng thời giảm mua than và thịt bò của Úc. Tuy nhiên, giá lúa mì đang dao động gần mức cao nhất trong 8 năm qua, vì vậy Trung Quốc đang tìm mua lúa mì ở khắp mọi nơi.

Theo nhiều nguồn tin tin cậy, Trung Quốc đã trở thành khách hàng mua lúa mì chính của Úc cho mùa vụ tới. Tính đến nay, năm 2021-2022, Úc đã bán khoảng 5 triệu tấn lúa mì, trong đó bán cho Trung Quốc gần 2 triệu tấn. Những vụ lúa mì này sẽ được thu hoạch vào cuối năm.

Vào tháng 8 năm nay, giá lúa mì toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013. Thời tiết xấu ở Nga và thời tiết khô hạn ở Mỹ và Canada đã dẫn đến sự sụt giảm sản lượng ở các nước xuất khẩu lớn.

Hợp đồng lúa mì tương lai của Chicago được giao dịch ở mức 7,1775 USD/giạ vào thứ 6 (15/10), gần với mức cao nhất trong 8 năm được thiết lập vào tháng 8 là 7,75 USD/giạ. Theo các nguồn tin trong ngành, sự suy giảm chất lượng lúa mì ở các nước xuất khẩu như Pháp đã làm trầm trọng thêm vấn đề nguồn cung của Trung Quốc. Trung Quốc đã hủy một số lô hàng lúa mì của Pháp trong những tuần gần đây.

'Ngưỡng' duy trì sự sống đang tăng lên, bắt đầu phá huỷ các quốc gia ‘dưới ngưỡng’

Thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh đã khiến các hoạt động nông nghiệp bị ảnh hưởng (năm nay, việc cắt giảm đáng kể sản lượng ở các nước xuất khẩu nông sản lớn như Brazil và Canada là không thể tránh được) và việc giá nông sản liên tục tăng là điều chắc chắn. Trong khoảng 12 tháng qua, chỉ số Giá Lương thực của FAO đã tăng gần 40%, điều này có nghĩa là gì?

Thứ nhất, giá nông sản (và giá cả các hàng hóa khác) tăng sẽ đẩy lãi suất lên trong tương lai, cuối cùng khiến người dân nợ nần chồng chất;

Thứ hai, "ngưỡng" để duy trì sự sống cơ bản không ngừng tăng lên, và thức ăn không có đủ để ăn. Ví dụ: Nếu mức lương tối thiểu ở một quốc gia được quy định là 1.000 NDT và nếu chi tiêu cho thực phẩm cơ bản là 800 NDT (gọi là "ngưỡng") thì người dân ở quốc gia đó có thể duy trì sự sống sót cơ bản, nhưng nếu chỉ số giá lương thực tăng 40% thì "ngưỡng" sẽ tăng lên 1.120 NDT, khiến mức lương tối thiểu sẽ không đủ no bụng, và xã hội sẽ rối loạn.

Hàng trăm nghìn người Trung Quốc tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn xung quanh một bản sao dài 10 mét của Tượng Nữ thần Tự do, được gọi là Nữ thần Dân chủ, đòi dân chủ bất chấp lệnh thiết quân luật ở Bắc Kinh, vào ngày 2/6/1989. Hàng trăm, có thể hàng nghìn, những người biểu tình đã bị quân đội Trung Quốc giết vào ngày 3 và 4/6/1989, khi các nhà lãnh đạo ĐCSTQ ra lệnh chấm dứt 6 tuần biểu tình dân chủ chưa từng có ở trung tâm Bắc Kinh. (Ảnh: Catherine Henriette / AFP qua Getty Images)

Hiện nay, các “ngưỡng” tăng lên đã phá hủy Nam Phi và Cuba. Do thời tiết khắc nghiệt, “ngưỡng” sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Bất cứ khi nào các “ngưỡng” vượt quá mức thu nhập cơ bản của người dân một quốc gia, nó sẽ phá hủy đất nước ấy. Bây giờ quý vị đã thấy những gì đang xảy ra ở Nam Phi và biết rằng đây hoàn toàn không còn chỉ là điều đáng báo động nữa, mà đã thực sự xảy ra.

Lạm phát gia tăng khiến lãi suất tăng cao, không chỉ khiến nợ nần và lãi vay của người dân ngày càng nặng nề, mà các ngân hàng thương mại cũng không dám tiếp tục cho nhóm người này vay, và người dân không thể tiếp tục thấu chi trong tương lai. Vì chuỗi nợ không cách nào có thể tiếp tục quay lại ban đầu, áp lực sinh tồn của gia đình sẽ tăng lên đáng kể. "Ngưỡng" cao hơn đã hủy hoại cuộc sống của ngày càng nhiều các nhóm thu nhập thấp và trung bình, và tình trạng hỗn loạn xã hội bắt đầu.

So với Mỹ và Châu Âu, "ngưỡng" để duy trì sự sống cơ bản của Trung Quốc thấp hơn nhiều, vì Trung Quốc chỉ lớn về quy mô, còn thu nhập bình quân thấp hơn Mỹ và Châu Âu, chưa kể tình trạng bất bình đẳng thu nhập trầm trọng trong khi phúc lợi xã hội hầu như không đáng tin cậy, khiến gần 1 tỷ người dân Trung Quốc không có quyền tiêu dùng. Điều gì xảy ra nếu giá lương thực này vượt quá ngưỡng duy trì sự sống của gần 1 tỷ người dân Trung Quốc ấy? Đó chắc chắn không chỉ là hỗn loạn xã hội mà là sự tồn vong của ĐCSTQ, điều mà Bắc Kinh lo sợ nhất.

Thoát khỏi 'ngưỡng' duy trì sự sống

Đứng trước tình hình như vậy, để cứu lấy vận mệnh chính trị của mình, các lãnh đạo sẽ làm gì?

Đầu tiên, tất nhiên là đánh vào tài sản của các ông lớn. Mặc dù cách làm ở các nơi khác nhau sẽ có nhiều điểm khác biệt nhưng chắc chắn sẽ tạo thành một làn sóng toàn cầu. Nó xuất phát từ thực tế là khi tài sản càng đồng đều thì khả năng chống lại các “ngưỡng” sẽ tăng lên.

Các quốc gia khác nhau sẽ có các cách phân chia lại tại sản khác nhau, và những cách khác nhau đó sẽ quyết định tương lai của mỗi quốc gia. Ví dụ, việc đánh các ông lớn của Trung Quốc trong 2 năm qua đã rất rõ ràng: Đả kích gã khổng lồ Internet, đàn áp các công ty độc quyền, tịch thu tài sản tư nhân và quốc hữu hóa các doanh nghiệp này. Do tăng trưởng kinh tế hiện đang chững lại nên miếng bánh không còn lớn nữa, vì vậy chỉ còn cách phân phối lại tài sản.

Thứ hai, vì "ngưỡng" không ngừng tăng là nguồn gốc của tình trạng bất ổn xã hội nên việc giữ giá thực phẩm ổn định (tất nhiên bao gồm cả giá nhiên liệu v.v.) có thể giải quyết vấn đề, bởi phương pháp này có thể đưa "ngưỡng" về dưới mức thu nhập cơ bản, làm ổn định đời sống cơ bản của nhóm thu nhập thấp và trung bình. Vì vậy, đây là thời kỳ mà hệ thống giá cả có nhiều khả năng được 'hồi sinh' nhất, vì nó chính là sợi dây cứu mạng. Hiện tại, Trung Quốc đang bắt tay vào con đường duy nhất này với hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro gây ra bởi cuộc khủng hoảng lương thực đang ngày càng trầm trọng.

Lương thực chính là cánh cổng của cuộc sống.

Thuỷ Tiên

Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Khủng hoảng lương thực tái xuất sau 50 năm: Trung Quốc đang chìm sâu trong đó