Kiêu ngạo và thiếu hiểu biết, các chính trị gia châu Âu đã tạo ra khủng hoảng năng lượng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thị trường điện châu Âu có lẽ là thị trường điện bị can thiệp nhiều nhất trên thế giới. Năng lượng tái tạo, thứ được áp đặt lên nền kinh tế châu Âu, là thất thường, và quá trình chuyển đổi năng lượng ở châu Âu đã không tính đến tính cạnh tranh và an ninh nguồn cung. Việc các chính phủ châu Âu can thiệp vào thị trường năng lượng chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại thảm hại.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại ở châu Âu là sản phẩm của chủ nghĩa can thiệp chính trị đối với nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Liên minh châu Âu không được tạo nên bởi sự thất bại của thị trường hoặc do thiếu các giải pháp thay thế. Nó được tạo nên bởi sự thúc đẩy và áp đặt chính trị. Chính sách năng lượng, thứ đã dựa trên hệ tư tưởng để cấm đầu tư vào một số công nghệ và bỏ qua an ninh nguồn cung chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại thảm hại.

Thông điệp đề cao năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng tích cực nằm trong một hỗn hợp cân bằng các loại năng lương, nhưng không thể đứng riêng lẻ, do tính chất thất thường và không liên tục của công nghệ này. Các chính trị gia đã áp đặt vào nền kinh tế một hỗn hợp năng lượng không ổn định bằng cách cấm các công nghệ cơ bản, vốn hoạt động tốt trong gần như 100% thời gian. Điều này đã làm cho giá cả đối với người tiêu dùng tăng cao và đe dọa an ninh nguồn cung.

Tuần trước, bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã đưa ra hai thông điệp đã gây được nhiều sự chú ý của truyền thông. Đầu tiên, bà tuyên bố can thiệp mạnh mẽ vào thị trường điện, và sau đó tại Hội nghị thượng đỉnh Biển Baltic, bà nêu ra tại một đề xuất tăng năng lượng tái tạo lên tới 45% tổng sản lượng điện vào năm 2030. Bà cho rằng đây không phải là một cuộc khủng hoảng năng lượng mà là “một khủng hoảng năng lượng nhiên liệu hóa thạch”.

Tuy nhiên, các thông điệp của bà von der Leyen có hai vấn đề. Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu là do sự can thiệp trên quy mô lớn. Hơn nữa, việc gia tăng ồ ạt năng lượng tái tạo không loại bỏ nguy cơ phụ thuộc vào Nga hoặc các nhà cung cấp hàng hóa khác.

Kiêu ngạo và thiếu hiểu biết, các chính trị gia châu Âu đã tạo ra khủng hoảng năng lượng
Từ trái qua phải: Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda và Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trong cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Năng lượng Biển Baltic tại Kongens Lyngby, ngoại ô Copenhagen, Đan Mạch vào ngày 30/08/2022. (Ảnh: MADS CLAUS RASMUSSEN / Ritzau Scanpix / AFP qua Getty Images)

Thị trường điện bị can thiệp nhiều nhất trên thế giới

Thị trường điện châu Âu có lẽ là thị trường bị can thiệp nhiều nhất trên thế giới. Sự can thiệp nhiều hơn sẽ không giải quyết được các vấn đề được tạo ra bởi một thiết kế về chính trị đã khiến năng lượng của hầu hết các quốc gia trở nên đắt đỏ, thất thường và không liên tục.

Hệ tư tưởng là một đối tác xấu đối với năng lượng.

Từ 70 đến 75% giá cước điện ở hầu hết các nước châu Âu là chi phí theo quy định, trợ cấp và thuế do chính phủ đặt ra và trong phần còn lại, trong cái gọi là phát điện “tự do hóa”, chi phí phụ cấp CO2 (trả tiền để phát thải CO2) đã tăng vọt do chính các chính phủ này, những người hạn chế việc cung cấp giấy phép và áp đặt các hỗn hợp năng lượng bằng các quyết định chính trị.

Ở Đức, chỉ 24% tất cả các chi phí trong một hóa đơn hộ gia đình là “chi phí nhà cung cấp”, theo con số Hiệp hội Công nghiệp Nước và Năng lượng Đức (BDEW) xác định cho năm 2021. Phần lớn chi phí là thuế và chi phí do chính phủ quy định: phí mạng lưới điện (24%), phụ phí năng lượng tái tạo (20%), thuế bán hàng (VAT) (16%), thuế điện (6%), thuế ưu đãi (5%), thuế nợ nước ngoài (0,03%), phụ phí cho các nhà máy nhiệt và điện kết hợp (0,08%), và một khoản thu cho một khoản tiền giảm bớt của ngành đối với phí lưới điện (1,3%). Tuy nhiên, “vấn đề”, theo thông điệp của chủ tịch Ủy ban châu Âu, là thị trường. Thật đáng kinh ngạc!

Thật ngạc nhiên khi đọc thấy rằng các thị trường điện của châu Âu là “thị trường tự do” khi các chính phủ áp đặt các công nghệ trong hỗn hợp năng lượng được sử dụng, tạo ra độc quyền và hạn chế các giấy phép, cấm đầu tư vào một số công nghệ hoặc đóng cửa các công nghệ khác, cũng như khiến cho chi phí giấy phép CO2 tăng lên bằng cách hạn chế nguồn cung.

Chính quyền châu Âu can thiệp vào thị trường điện như thế nào?

Sự can thiệp dẫn đến việc đóng cửa cơ sở năng lượng hạt nhân và (khiến nền kinh tế) phụ thuộc mạnh mẽ vào khí đốt tự nhiên và than nâu như Đức đã làm. Sự can thiệp là để ngăn cấm sự phát triển của ngành khí đốt tự nhiên khác thường trong nội địa châu Âu. Biện pháp can thiệp là nhằm đóng cửa các hồ chứa khi thủy điện là chìa khóa để giảm hóa đơn điện của các hộ gia đình. Sự can thiệp tăng trợ cấp không đúng lúc và sau đó tăng thuế đối với các công nghệ hiệu quả. Sự can thiệp là để ngăn chặn đường ống dẫn khí đốt có khả năng tăng gấp đôi kết nối với Pháp. Sự can thiệp là cấm khai thác lithium trong khi nói về bảo vệ năng lượng tái tạo, thứ vốn cần mặt hàng này. Can thiệp là điền vào hóa đơn của người tiêu dùng các khoản thuế và chi phí theo quy định mà không liên quan đến tiêu thụ năng lượng. Về bản chất, sự can thiệp là một chuỗi sai sót trong chính sách năng lượng khiến châu Âu có giá điện và khí đốt tự nhiên đắt gấp đôi Mỹ, như Chủ tịch Ủy ban châu Âu khi đó là ông Durao Barroso đã cảnh báo vào năm 2013.

Kiêu ngạo và thiếu hiểu biết, các chính trị gia châu Âu đã tạo ra khủng hoảng năng lượng
Một biển báo dừng và một tuabin gió được nhìn thấy trước nhà máy nhiệt điện than do nhà cung cấp năng lượng Đức RWE vận hành ở Niederaussem, miền tây nước Đức, vào ngày 13/07/2022. Để đối phó với nguồn cung khí đốt của Nga, Đức đã kích hoạt lại các nhà máy nhiệt điện than để giảm bớt gánh nặng về khí đốt. (Ảnh: INA FASSBENDER / AFP qua Getty Images)

Giá điện ở châu Âu không phải do ngẫu nhiên mà trở nên đắt đỏ, mà là đã qua bàn tay thiết kế (của giới chính trị). Sự gia tăng theo cấp số nhân của trợ cấp, chi phí điều tiết và giá quyền phát thải CO2 là những quyết định chính trị.

Loại bỏ nguồn năng lượng cơ sở (hạt nhân, thủy điện) luôn hoạt động tốt trong mọi thời điểm và thay thế chúng bằng năng lượng tái tạo, thứ cần dự phòng khí tự nhiên và đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng là một việc làm tốn kém. Tình trạng đó đã xảy ra trên khắp châu Âu, và nó sẽ tiếp tục như vậy.

Can thiệp nhiều hơn không giải quyết được vấn đề

Quá trình chuyển đổi năng lượng phải có tính cạnh tranh và đảm bảo an ninh về nguồn cung cấp, nếu không nó sẽ không phải là quá trình chuyển đổi. Sự can thiệp nhiều hơn không giải quyết được vấn đề.

Các chính phủ châu Âu nên quan tâm tới việc xóa bỏ khỏi các hóa đơn hộ gia đình tất cả những khoản không liên quan đến tiêu thụ điện, bao gồm cả chi phí do sai sót từ kế hoạch trong quá khứ và nên giảm các loại thuế đơn giản là không thể chi trả được. Những khoản đó nên nằm trong ngân sách quốc gia, và các khoản chi không thiết yếu khác nên được cắt giảm để tránh thâm hụt gia tăng.

Thị trường không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng sự can thiệp của chính phủ luôn luôn là không hoàn hảo. Sự can thiệp liên tục từ phía chính phủ để lại những khoản nợ và chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát mà tất cả người tiêu dùng phải trả.

Điều gì xảy ra khi chính phủ can thiệp? Nó đóng cửa điện hạt nhân bởi sự ám ảnh ý thức hệ và sau đó khiến nền kinh tế phụ thuộc vào 40% hỗn hợp năng lượng từ than, than nâu và khí đốt, giống như Đức. Hoặc nó đưa công ty đại chúng hàng đầu của mình đến bờ vực phá sản, như Pháp. Hoặc, giống như Tây Ban Nha, nó gây ra xung đột ngoại giao với nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất là Algeria và cùng với đó, tăng gấp đôi lượng khí đốt mua từ Nga tính từ đầu cuộc chiến đến tháng 07/2022.

Hiện nay, Liên minh châu Âu đang gấp rút lắp đặt các nhà máy hóa khí nổi mới (nhà máy biến khí tự nhiên hóa lỏng trở lại thành dạng khí), hơn ba mươi chiếc. Vấn đề ở đây là gì? Trên thực tế, tất cả các tàu khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho mùa đông này đã được ký hợp đồng.

Chính các chính phủ từng từ chối tăng cường chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên khi nó còn rẻ hiện đang đổ xô vào việc chi số tiền lớn cho các giải pháp hiệu quả thấp.

Mặt trái của năng lượng tái tạo

Việc lắp đặt năng lượng tái tạo không giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào khí tự nhiên. Theo định nghĩa, năng lượng tái tạo là không liên tục và thất thường, cũng như khó để lập kế hoạch. Ngoài ra, việc lắp đặt thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo đòi hỏi chi tiêu lớn cho đầu tư truyền tải và phân phối, điều này làm cho giá cước trở nên đắt hơn.

Kiêu ngạo và thiếu hiểu biết, các chính trị gia châu Âu đã tạo ra khủng hoảng năng lượng
Tua bin gió vào ngày 10/04/2022 gần Spergau, Đức. (Ảnh: Sean Gallup / Getty Images)

Đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo là tích cực, nhưng không chính trị gia nào có thể nói rằng năng lượng tái tạo là giải pháp duy nhất. Vấn đề lưu trữ, chi phí khổng lồ của một mạng lưới pin, và cơ sở hạ tầng cần thiết với ước tính chi phí hơn 2 nghìn tỷ EUR (nếu khả thi), là những yếu tố chính của vấn đề. Nếu ngày nay châu Âu có 100% hỗn hợp năng lượng từ nguồn năng lượng mặt trời và gió, thì nó sẽ quá thất thường và không liên tục. Trong những thời kỳ có ít năng lượng mặt trời và gió, nó sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào khí tự nhiên, vốn cần thiết như một nguồn dự phòng, và nhu cầu về thủy điện và năng lượng hạt nhân, các nguồn năng lượng cơ sở hoạt động tốt vào mọi lúc. Ngoài ra, năng lượng tái tạo, vốn tích cực trong một hỗn hợp năng lượng cân bằng, không làm giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác. Các quốc gia châu Âu sẽ trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia khác về lithium, nhôm, đồng, v.v.

Việc lắp đặt 45% năng lượng tái tạo trong hỗn hợp không loại bỏ sự phụ thuộc vào khí tự nhiên; nó chỉ làm giảm sự phụ thuộc đi một chút đối với phần năng lượng tái tạo ổn định hơn (một phần của sản xuất năng lượng gió). Trên thực tế, các giai đoạn với năng suất sản xuất năng lượng gió và mặt trời thấp sẽ rất có thể xảy ra, và như chúng ta đã chứng kiến, những giai đoạn này trùng với các giai đoạn mà giá khí đốt và than đắt hơn do nhu cầu lớn hơn.

Nếu có một điều mà cuộc khủng hoảng này cho chúng ta thấy, thì đó là việc châu Âu cần hướng tới thị trường tự do nhiều hơn và ít can thiệp hơn. Châu Âu đi đến cuộc khủng hoảng này do sự kết hợp của sự kiêu ngạo và thiếu hiểu biết từ phía các nhà lập pháp, những người nằm quyền kiểm soát hỗn hợp năng lượng. Tầm quan trọng của một hỗn hợp năng lượng cân bằng, với hạt nhân, thủy điện, khí đốt và năng lượng tái tạo đang ngày càng rõ ràng hơn.

Chính sách năng lượng theo chủ nghĩa can thiệp đã thất bại thảm hại. Sự can thiệp nhiều hơn sẽ không giải quyết được điều này.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Bảo Nguyên

Theo Daniel Lacalle - The Epoch Times

Tác giả - Tiến sĩ Daniel Lacalle - là nhà kinh tế trưởng tại quỹ phòng hộ Tressis. Ông là tác giả của các cuốn sách “Tự do hay Bình đẳng” (Freedom or Equality), “Thoát khỏi Bẫy của Ngân hàng Trung ương” (Escape from the Central Bank Trap) và “Cuộc sống tại các Thị trường Tài chính” (Life in the Financial Markets).



BÀI CHỌN LỌC

Kiêu ngạo và thiếu hiểu biết, các chính trị gia châu Âu đã tạo ra khủng hoảng năng lượng