Kinh tế Mỹ đang rơi vào sự trì trệ thế tục?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai tháng liên tiếp, việc làm mới tạo ra tại Mỹ đều thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường trong khi các doanh nghiệp thiếu lao động. Thời điểm thuận lợi nhất để phục hồi kinh tế lại không phục hồi như mong đợi vì chính sách thuế cao, phúc lợi cao làm tăng trưởng dài hạn chậm lại. Gánh nặng nợ nần tạo ra sự trì trệ thế tục có thể sẽ là mối lo ngại lớn nhất của nền kinh tế đứng đầu thế giới này.

Liên tiếp hai tháng gần đây, việc làm mới tạo ra của nền kinh tế Mỹ thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, ở mức 266 nghìn việc làm so với kỳ vọng 978 nghìn việc làm trong tháng Tư, và 559 nghìn việc làm so với 650 nghìn việc làm trong tháng Năm.

Nghịch lý là việc làm Mỹ tạo ra ít hơn kỳ vọng của thị trường cầu trên thị trường lao động đang tăng. Theo báo cáo của Trading Economics, hạn chế về nguồn cung, lạm phát gia tăng và tình trạng thiếu lao động đang đè nặng lên khu vực sản xuất do nhiều công nhân, chủ yếu là phụ nữ, vẫn ở nhà.

Các khoản trợ cấp của chính phủ có thể không khuyến khích một số người lao động tìm việc làm. Do đó, các doanh nghiệp đã phải vật lộn để bố trí lại nhân viên để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, doanh nghiệp Mỹ đang phải tăng lương để thu hút nhân viên mới, thu nhập theo giờ đã tăng 0,5%, cao hơn mức dự báo 0,2% trong tháng Năm (theo Trading Economics).

Tổng thống tạo ra nhiều việc làm nhiều nhất trong lịch sử?

Ông Biden tuyên bố rằng ông là tổng thống tạo việc làm nhiều nhất trong 3 tháng đầu tiên tại vị. Về số lượng, đúng là ông Biden là người tạo ra số lượng việc làm lớn nhất trong lịch sử, khoảng 1,5 triệu việc làm.

Tuy nhiên, do số lượng lao động Mỹ tăng cao hơn, nên nếu tính theo tỷ lệ việc làm trên tổng số dân thì thành tích của ông Biden trong 3 tháng đầu tiên khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại không phải là thành tích cao nhất trong lịch sử. Thành tích này còn kém cả thành tích của tổng thống Mỹ Jimmy Carter, một tổng thống được cho là vận hành nền kinh tế không thành công trong lịch sử nước Mỹ.

Dù sao, con số này đã khiến cử tri của ông Biden quên mất rằng thời điểm ông Biden bước vào Nhà Trắng là giai đoạn vàng khi nền kinh tế phục hồi từ đáy của đại dịch, nền kinh tế mở cửa trở lại, dịch bệnh được giảm thiểu, các tuyên truyền gây sợ hãi và động thái đóng cửa nền kinh tế lập tức bị bị dẹp bỏ trên truyền thông. Với bối cảnh như vậy, số lượng việc làm tạo ra đáng lẽ phải nhiều hơn thế nếu không có chính sách phúc lợi quá cao làm triệt tiêu động lực xin việc làm đồng thời làm tăng lương trả cho lao động Mỹ.

Các doanh nghiệp, hộ gia đình ở Mỹ mắc kẹt ở hai đầu chi phí: lợi nhuận để lại eo hẹp vì thuế thu nhập tăng tới 30%, cơ hội tích lũy tư bản và tái đầu tư suy giảm trong khi tiền lương đang phải trả cao hơn do tiếp cận cung lao động khó khăn hơn.

Canh bạc kinh tế của ông Biden và Fed

Phân tích kinh tế của Nhà Trắng đi đến khẳng định rằng tăng trưởng chậm lại là điều không thể tránh khỏi. Nền kinh tế Hoa Kỳ không thể tăng trưởng nhanh hơn 1,9% trong dài hạn… Không có cách nào mà một nền kinh tế đang phát triển chậm lại có thể chi trả cho cả ngân sách quốc phòng lớn hơn, các chính sách phúc lợi xã hội mở rộng mạnh mẽ của chính quyền ông Biden. Nói một cách thẳng thắn, chương trình nghị sự ngân sách như vậy đã báo trước sự suy giảm kinh tế và theo đó sẽ là vị thế chính trị của Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu người dân Mỹ có thực sự sử dụng phiếu bầu của họ để lựa chọn kết cục như vậy không? Và người Mỹ làm thế nào để thịnh vượng trở lại, để lấy lại sức mạnh của họ trên trường quốc tế?

Robert Robb, trong một bài báo trên Azcentral, kịch liệt phê phán chính sách chi tiêu của ông Biden và nói rằng chương trình nghị sự tiêu tiền ngân sách của của ông Biden là một canh bạc kinh tế lớn. Chính quyền ông Biden đang đặt cược vào một câu chuyện kinh tế cũ mèm "đầu tư của chính phủ có thể thay thế và tạo ra kết quả tốt hơn so với đầu tư tư nhân hay không?" Thực ra, đây là cách tăng trưởng, tạo việc, củng cố quyền lực chính trị của các nền kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa trong cả một thế kỷ qua. Tất cả các nền kinh tế đó đều đã sụp đổ, đói nghèo lạc hậu trong khi chính quyền phát triển thành các chế độ độc tài và cực đoan. Mỹ, lại một lần nữa, thử nghiệm lại con đường đã được chứng minh thất bại này.

Câu hỏi là, người Mỹ có thích đặt cược tương lai của họ vào một canh bạc lớn nhưng dễ thấy kết quả như vậy không?

Có vẻ như, canh bạc này không chỉ mở ra bởi ông Biden. Tổng thống thứ 46 của Mỹ dường như đang phối hợp chính sách tiêu tiền ngân sách khủng của ông cho tương hợp với chính sách tiền tệ mạo hiểm của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mà thôi.

Chính quyền ông Biden đang đánh bạc vào ván cờ bạc kinh tế cũ mèm "đầu tư của chính phủ có thể thay thế và tạo ra kết quả tốt hơn so với đầu tư tư nhân hay không?" (Nguồn Pexels)

Fed đang sở hữu một danh mục đầu tư đáng kể gồm các chứng khoán có thế chấp. Giờ đây, nợ liên bang và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp trở thành những khoản đầu tư ưu tiên.

Trước tình hình căng thẳng trên thị trường tài chính năm 2008, Fed đã dùng công cụ nợ liên bang mua khoản nợ khoảng 500 tỷ USD. Fed đã không ngừng sử dụng công cụ nợ này để mua thêm nợ, là chứng khoán (có thế chấp).

Ngày nay, Fed sở hữu 5 nghìn tỷ USD trong tổng số 24 nghìn tỷ USD nợ chính phủ quốc gia Mỹ. Fed vẫn đang tiếp tục mua nợ với tốc độ phi thường, 960 tỷ đô la một năm theo chính sách hiện hành. Nguồn vốn của Fed, từ người gửi tiền của Mỹ, khi mua tài sản để cứu doanh nghiệp Mỹ, tức là thay thế đầu tư tư nhân, thay thế quy luật thị trường bằng đầu tư nhà nước và can thiệp quy luật thị trường, có hiệu quả không?

Câu trả lời là chương trình mua nợ khủng của Fed đã làm giảm mạnh lợi nhuận. Fed rót tiền vào thế lực nào của nước Mỹ? Hay nói cách khác, Fed đang dùng tiền tiết kiệm của người Mỹ, hơn một thập kỷ qua, đổ tiền cho những ông lớn nào trong nền kinh tế này?

Hiệu quả kinh tế rõ ràng khi các khoản đầu tư này làm giảm mạnh lợi nhuận. Các khoản đầu tư được quyết định bởi các chính trị gia yếu đuối, hoặc bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị như vậy chưa bao giờ hiệu quả hơn khu vực kinh tế tư nhân. Lịch sử kinh tế đã chứng minh như vậy. Fed và chính quyền ông Biden chỉ đơn giản là chứng minh thêm một lần nữa kết cục này của lịch sử mà thôi.

Sinh Bách



BÀI CHỌN LỌC

Kinh tế Mỹ đang rơi vào sự trì trệ thế tục?