Kinh tế Trung Quốc năm 2022: Rồng giấy sắp bị thiêu rụi?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ hoạt động như thế nào vào năm 2022? Trước viễn cảnh kinh tế hiện tại, câu hỏi đó xem chừng đang đè nặng tâm trí của giới lãnh đạo Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ phải xoay xở, vật lộn để giải quyết một cuộc suy thoái kinh tế mà chắc chắn là đang trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày.

Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi trên sẽ là, "điều đó phụ thuộc vào người mà quý vị hỏi". Nhưng trung thực hơn nhiều sẽ là, "kém hơn nhiều so với yêu cầu của Bắc Kinh".

Tất nhiên, nếu quý vị hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), câu trả lời mà quý vị nhận được sẽ rất mang tính truyền cảm hứng. Đó là bởi vì, theo đường lối chính thức của ĐCSTQ, chỉ có họ mới có thể lãnh đạo quốc gia này tiến đến tương lai tươi sáng và thịnh vượng. Nếu không thể có nền kinh tế phát triển mạnh, ĐCSTQ không có quyền hợp pháp điều hành đất nước — và mọi người đều biết điều đó.

Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh luôn báo cáo kinh tế với các số liệu tốt nhất có thể - ngay cả khi việc đó rất bất hợp lý. Dự báo được công bố chính thức về tăng trưởng trong năm nay của Trung Quốc là trong khoảng 5,5 - 6%.

Nhưng theo cả cách báo cáo đầy sai sót của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua thì dự báo 5,5% thậm chí có thể không đạt được. Con số này chắc chắn thể hiện một sự tụt hạng đáng kể so với mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 là 6% trở lên. Trên thực tế, sau đợt bùng phát đại dịch vào nửa đầu năm 2021, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm 2021. Một số ước tính cho thấy con số tăng trưởng chỉ ở mức 4% trong quý IV/2021.

Khủng hoảng bất động sản khiến kinh tế Trung Quốc đình trệ

Bắc Kinh chắc chắn thích một con số cao hơn cho năm 2022; tuy nhiên mối đe dọa rằng các lĩnh vực kinh tế chủ chốt sẽ trì trệ là có thật và ngày càng trở nên rõ rệt. Một lần nữa, 5,5% là một mục tiêu khó đạt được.

Ví dụ, phát triển bất động sản là một động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc. Mọi thứ vẫn chưa chạm đáy khi mà cuộc khủng hoảng Evergrande đang tiếp tục diễn ra. Sự việc sẽ trở nên tồi tệ hơn trong lĩnh vực bất động sản, chứ không thể trở nên tốt hơn. Việc phá bỏ vài chục tòa nhà cao tầng trong một dự án phát triển chưa hoàn thiện sẽ không giải quyết được vấn đề. Nhưng điều đó cũng có thể báo trước những điều sắp xảy đến.

Kinh tế Trung Quốc năm 2022 là rồng giấy sắp bị thiêu rụi, Bắc Kinh sẽ phải vật lộn để giải quyết một cuộc suy thoái kinh tế mà chắc chắn là đang trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày, khủng hoảng bất động sản khiến kinh tế Trung Quốc đình trệ, Bắc Kinh không thể cứu vãn cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng trái phiếu đô thị sắp xảy ra tại Trung Quốc, doanh số bán đất và giá nhà tiếp tục giảm, các gã khổng lồ công nghệ đang chạy trốn khỏi Trung Quốc
Người dân đi ngang qua khu phức hợp nhà ở của nhà phát triển bất động sản Evergrande ở Côn Minh, phía tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ngày 23/10/2021. (Ảnh: Jade Gao / AFP qua Getty Images)

Nhiều công ty bất động sản khác cũng đang chìm trong rắc rối tài chính. Kaisa Group, Fantasia Holdings, Modern Land (Trung Quốc) và một số doanh nghiệp khác đã không thể thực hiện các khoản thanh toán trái phiếu trong nước và ngoại quốc.

Mặc dù ĐCSTQ đang cố gắng bảo vệ những ông lớn trong lĩnh vực này bằng các gói cứu trợ tài chính theo cách này hay cách khác, nhưng không có khoản tài chính nào đủ lớn để cứu vãn một chuỗi các công ty vốn phát triển nhờ sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính.

Bắc Kinh không thể cứu vãn cuộc khủng hoảng nợ

Bàn tay ảo thuật tài chính của Bắc Kinh, trên giấy tờ, có thể "cứu" một số công ty nhờ vào cắt giảm lãi suất, tái cơ cấu quy mô lớn và chuyển sang sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, nhiều khả năng ở Trung Quốc sẽ xảy ra các vụ vỡ nợ, dù ở mức độ nặng hay nhẹ. ĐCSTQ cũng sẽ không thể làm giảm tác động tổng thể của thị trường bất động sản đang sụp đổ đối với toàn bộ nền kinh tế. Dự kiến có tới 1/3 các công ty phát triển bất động sản ​​sẽ phải đương đầu với khó khăn tài chính vào năm 2022.

Trên thực tế, hiệu ứng gợn sóng (ripple effect) có thể mạnh hơn và lan rộng hơn dự đoán. Đây không phải điều gì mới mẻ, và cũng không phải chỉ là suy đoán. Hãy nhớ lại cách thị trường bất động sản sụp đổ ở Mỹ, vốn chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP nước Mỹ, đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn hệ thống. Trong khi đó, bất động sản nhà ở và các dịch vụ liên quan đóng góp tới khoảng 30% GDP Trung Quốc.

Khủng hoảng trái phiếu đô thị sắp xảy ra?

Thị trường nhà ở không phải là mảng báo động duy nhất trong dự báo kinh tế Trung Quốc. Các công cụ sinh tiền của chính quyền địa phương (LGFV) - về cơ bản là các công ty phát hành trái phiếu địa phương (municipal bond issuers), là những doanh nghiệp hỗ trợ các dự án phát triển của địa phương mà chưa được cấp vốn - cũng chìm sâu trong khó khăn tài chính. Đến cuối năm 2020, khoản nợ chưa trả của các công ty này là khoảng 8 ngàn tỷ USD, tương đương một nửa GDP Trung Quốc. Vào năm 2021, LGFV đã ‘qua mặt’ các nhà phát triển bất động sản về khoản nợ nước ngoài. Họ nợ các trái chủ ngoại quốc 31 tỷ USD tiền thanh toán trái phiếu - khoản tiền này sẽ phải trả vào năm 2022 .

Doanh số bán đất và giá nhà tiếp tục giảm

Hơn thế nữa, sau một năm thảm hại (năm 2021), doanh số bán đất mới dự kiến ​​sẽ còn giảm thêm 20% trong năm nay; trong đó doanh số bán đất giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị giảm trung bình 9%. Trong một nỗ lực giải quyết nợ xấu, các dịch vụ xếp hạng tín dụng địa phương đang làm giả xếp hạng tín dụng.

Hiệu quả của việc đó như thế nào, hay trò chơi đó sẽ tiếp tục trong bao lâu vẫn còn phải chờ xem. Nhưng bản thân hành vi lừa bịp như vậy đã nói lên được tình trạng hiện nay của bất động sản Trung Quốc – và lĩnh vực này đang hướng tới đâu. Lưu ý rằng, giá nhà ở trong tháng 12/2021 tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp và doanh số bán nhà có khả năng giảm thêm 10% trong năm nay.

Đại dịch Covid-19: Gậy ông đập lưng ông

Góp phần làm mọi thứ tồi tệ hơn, virus corona chủng mới đã tìm đường hồi hương đúng lúc Thế vận hội Olympic Mùa đông diễn ra ở Bắc Kinh. Bất kể Thế vận hội có mang lại những thay đổi ngắn ngủi nào thì chính sách không khoan nhượng đối với Covid-19 của Bắc Kinh luôn đồng nghĩa với phong tỏa và các biện pháp nghiêm ngặt khác, qua đó làm giảm năng suất sản xuất. Sự gián đoạn trong sản xuất, vận chuyển và chi tiêu của người dân đang tác động đến nền kinh tế; khiến kinh tế Trung Quốc trở nên trì trệ.

Kinh tế Trung Quốc năm 2022 là rồng giấy sắp bị thiêu rụi, Bắc Kinh sẽ phải vật lộn để giải quyết một cuộc suy thoái kinh tế mà chắc chắn là đang trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày, khủng hoảng bất động sản khiến kinh tế Trung Quốc đình trệ, Bắc Kinh không thể cứu vãn cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng trái phiếu đô thị sắp xảy ra tại Trung Quốc, doanh số bán đất và giá nhà tiếp tục giảm, các gã khổng lồ công nghệ đang chạy trốn khỏi Trung Quốc
Các nhân viên mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng bên ngoài một trung tâm mua sắm ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 11/01/2021. (Ảnh: STR / AFP via Getty Images)

Với khả năng sẽ có thêm nhiều đợt bùng phát dịch bệnh trong vài tháng tới, doanh số bán lẻ ở Trung Quốc có thể chỉ tăng 3,7% trong năm nay, bằng 1/4 so với mức tăng trưởng 13% của năm ngoái. Điều đó cho thấy, nhu cầu hàng hóa của người dân đang giảm mạnh, tỷ lệ dành cho tiết kiệm tăng cao và tâm lý tiêu dùng tiêu cực. Niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc chưa từng giảm nhanh như vậy kể từ khi đại dịch bùng phát.

Các gã khổng lồ công nghệ đang chạy trốn khỏi Trung Quốc

Cuối cùng, trong bối cảnh có thể bị ‘đàn áp’ trong dài hạn, một số lượng ngày càng nhiều các công ty công nghệ nước ngoài đang rời khỏi Trung Quốc. Họ không phải là những doanh nghiệp nhỏ. Những gã khổng lồ như Yahoo!, LinkedIn, Epic Games và nhiều công ty khác đang cố gắng nhanh chóng rút lui khỏi Trung Quốc khi chứng kiến cuộc đàn áp công nghệ của Bắc Kinh đối với Alibaba, Didi và Meituan. Môi trường pháp lý đã trở nên khó khăn hơn nhiều để các công ty vận hành; trong khi các khoản phí phải trả cho các hành vi vi phạm là rất tốn kém.

Bắc Kinh đang cố gắng vẽ ra một triển vọng tươi sáng cho nền kinh tế của họ vào năm 2022, và Thế vận hội Mùa đông sẽ giúp ích phần nào cho nỗ lực đó. Tuy nhiên có thể thấy, sự sụp đổ của các thành phần trong nền kinh tế Trung Quốc nói chung, bởi yếu tố này hay yếu tố khác, vẫn chưa được nhận thức đầy đủ.

Vòng xoáy kinh tế đi xuống của Trung Quốc có thể là nguồn lây lan nguy hiểm hơn cả phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Quan điểm trong bài viết là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả James R. Gorrie sống tại Nam California. Ông cũng là tác giả của cuốn sách The China Crisis (Cuộc khủng hoảng Trung Quốc), và của nhiều bài đăng trên blog: TheBananaRepublican.com.

Lê Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Kinh tế Trung Quốc năm 2022: Rồng giấy sắp bị thiêu rụi?