Kinh tế Trung Quốc phải chăng đã đạt đỉnh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong các biên niên sử cũ, chưa có một cường quốc nào có thể vươn lên trong khi dân số đang thu hẹp lại. Hai điều này chỉ đơn giản là không bao giờ đi đôi với nhau.

Trong bài phát biểu kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập hồi đầu tháng 7 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo các cường quốc bên ngoài đừng cản đường "động lực không thể ngăn cản" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, một vài tháng trước đó, kết quả cuộc điều tra dân số của Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng dân số của nước này đang ở mức chậm nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu, và tỷ lệ sinh cũng thấp nhất trong vòng 70 năm, thậm chí còn thấp hơn cả Nhật Bản.

Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm mạnh, cho đến thời điểm công bố kết quả điều tra, con số này đã giảm xuống gần 40 triệu người so với mức đỉnh.

Điều này sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc đối với không chỉ nền kinh tế đại lục, mà còn đối với toàn thế giới.

Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua được thúc đẩy bởi nhân khẩu học thuận lợi, nguồn lao động giá rẻ dồi dào và sự di cư của lao động nông thôn ra thành thị.

Với 240 triệu người đến độ tuổi lao động từ năm 1990 đến năm 2017, cùng với sự di cư trong nước từ nông thôn ra thành thị, những người trẻ đến từ Trung Quốc đã làm tăng gấp số lượng lao động trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa.

Cú sốc nguồn cung lao động này sẽ tạo nên một lực giảm phát rất lớn, đặc biệt là đối với hàng hóa sản xuất. Nó đã giúp giữ lạm phát ở mức thấp trong ba thập kỷ qua, nhưng đồng thời nó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng đàm phán và tốc độ tăng lương của những người lao động trên toàn thế giới.

Như dữ liệu điều tra dân số của Trung Quốc cho thấy dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đã đạt đỉnh và đang giảm, trong khi đó di cư trong nước từ nông thôn ra thành thị đang tiến gần đến giới hạn tự nhiên.

Hệ quả chính là sự trở lại của áp lực lạm phát toàn cầu. Số liệu lạm phát hiện nay của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới có thể chỉ là sự khởi đầu của một kỷ nguyên lạm phát.

Khách hàng mua sắm quần áo tại một cửa hàng ở Novato, California, vào ngày 13 tháng 7: sự gia tăng giá tiêu dùng có thể báo trước sự khởi đầu của kỷ nguyên lạm phát. (Ảnh: Getty)
Khách hàng mua sắm quần áo tại một cửa hàng ở Novato, California, vào ngày 13 tháng 7: sự gia tăng giá tiêu dùng có thể báo trước sự khởi đầu của kỷ nguyên lạm phát. (Ảnh: Getty)

Hệ quả chính thứ hai liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Từ trước đến nay, ở bất cứ quốc gia nào, một cơ cấu dân số trẻ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tham vọng quốc gia, tạo ra một lực lượng quân đội hùng mạnh. Nhân khẩu học thuận lợi là yếu tố nội tại giúp Trung Quốc nổi lên như một cường quốc lớn, nhưng giờ dây dân số nước này đã đạt đỉnh.

Trong các biên niên sử cũ, chưa có một cường quốc nào có thể vươn lên trong khi dân số đang thu hẹp lại. Hai điều này chỉ đơn giản là không bao giờ đi đôi với nhau. Ông Tập có thể tự tin nói về thế kỷ tiếp theo với sự cai trị của ĐCSTQ và về động lực không thể ngăn cản của nước này. Nhưng các số liệu điều tra dân số cho thấy sức mạnh của Trung Quốc trên toàn cầu có thể đã đạt đến đỉnh điểm và đang giảm mạnh, thì khi ấy những thành tựu rực rỡ của Trung Quốc đang có cũng sẽ theo đó mà lụi tàn.

Lê Minh

Theo Nikkei Asia



BÀI CHỌN LỌC

Kinh tế Trung Quốc phải chăng đã đạt đỉnh?