Làn sóng tăng lãi suất tại hơn 90 Ngân hàng Trung ương va phải bức tường nợ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi các Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, những khoản đảo nợ sẽ tạo ra rủi ro và căng thẳng cho thị trường. Những khoản nợ khổng lồ có được cùng với giai đoạn cung tiền tăng mạnh đã đẩy thế giới vào tình cảnh khó khăn.

Hơn 90 Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới đang tăng lãi suất. Bloomberg dự đoán rằng đến giữa năm 2023, lãi suất chính sách toàn cầu, được tính bằng mức trung bình của lãi suất tham chiếu của các Ngân hàng Trung ương lớn với tỷ lệ theo GDP, sẽ đạt 5,4%. Năm tới, lãi suất liên bang của Mỹ dự kiến ​​đạt 5,15%.

Tăng lãi suất là biện pháp cần thiết nhưng chưa đủ để chống lạm phát. Để giảm lạm phát xuống 2%, các Ngân hàng Trung ương phải giảm đáng kể bảng cân đối kế toán của họ, vốn chưa xảy ra với đồng nội tệ của Mỹ, và các chính phủ phải giảm chi tiêu, điều rất khó xảy ra.

Trở ngại khó khăn nhất cũng là sự tích lũy nợ nần chồng chất.

Cái gọi là “chính sách mở rộng” không phải là công cụ để giảm nợ, mà là để tăng nợ. Trong quý II năm 2022, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu sẽ đạt mức 350% GDP. IIF dự đoán rằng tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu sẽ đạt 352% vào cuối năm 2022.

Các đợt phát hành nợ có lợi tức cao trên toàn cầu đã diễn ra chậm lại nhưng vẫn ở mức cao. Theo IMF, tổng lượng phát hành trái phiếu lợi tức cao của châu Âu và Mỹ đạt mức cao kỷ lục 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2021, do các doanh nghiệp và nhà đầu tư tận dụng lãi suất vẫn ở mức thấp và tính thanh khoản cao. Theo IMF, các đợt phát hành trái phiếu có lợi tức cao ở Mỹ và Châu Âu sẽ đạt 700 tỷ USD vào năm 2022, tương tự như mức năm 2008. Tất cả các khoản nợ có tính rủi ro tích lũy trong vài năm qua sẽ cần được đảo nợ (điều chỉnh lại thỏa thuận tín dụng, chẳng hạn trả bớt tiền gốc để hạ mức lãi suất phải trả) trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2025, yêu cầu việc đảo nợ hơn 10 nghìn tỷ USD cho các khoản nợ rủi ro nhất với lãi suất cao hơn nhiều cùng với ít thanh khoản hơn.

Đáo hạn nợ doanh nghiệp Mỹ đang làm gia tăng lượng đáo hạn nợ chính phủ liên bang. Mỹ có 31 nghìn tỷ USD nợ chưa thanh toán với thời gian đáo hạn trung bình 5 năm, dẫn đến nhu cầu đảo nợ 5 nghìn tỷ USD trong năm tài chính 2023 và thâm hụt ngân sách 2 nghìn tỷ USD. Biết rằng khoản nợ liên bang của Mỹ sẽ được đảo nợ làm tăng rủi ro thị trường bị ảnh hưởng bởi hành động của chính phủ và làm gia tăng căng thẳng thanh khoản trên thị trường nợ.

Theo The Economist, lãi suất tích lũy của Mỹ từ năm 2023 đến năm 2027 nên phải nằm dưới 3% GDP, mức có vẻ có thể quản lý được. Tuy nhiên, do kết quả của lộ trình tăng lãi suất hiện tại, con số này đã tăng lên, làm trầm trọng thêm vấn đề tài khóa vốn đã không bền vững.

Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề ở Mỹ là đáng lo ngại, thì tình hình ở khu vực đồng EUR thậm chí còn tồi tệ hơn. Các chính phủ trong khu vực đồng EUR đã quen với lãi suất thực và danh nghĩa âm. Phần lớn các nền kinh tế lớn của châu Âu đã phát hành nợ có lợi tức âm trong ba năm qua và hiện phải đảo nợ với lãi suất cao hơn đáng kể. Pháp và Ý có thời gian đáo hạn nợ trung bình dài hơn Mỹ, nhưng nợ và thâm hụt cơ cấu ngày càng tăng của họ cũng lớn hơn. Morgan Stanley ước tính rằng, trong hai năm tới, các nền kinh tế lớn của khu vực đồng EUR sẽ yêu cầu đảo nợ tổng cộng 3 nghìn tỷ USD.

Làn sóng tăng lãi suất tại hơn 90 Ngân hàng Trung ương va phải bức tường nợ
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu u (ECB) Mario Draghi đến dự một cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương Châu u tại Riga, Latvia, ngày 14/06/2018. (Ảnh: ILMARS ZNOTINS / AFP qua Getty Images)

Vấn đề không nằm ở việc tăng lãi suất

Mặc dù phải thực hiện ở mức lãi suất cao hơn, các chính phủ sẽ đảo nợ cho khoản nợ của họ. Doanh nghiệp và gia đình sẽ ra sao? Nếu thắt chặt định lượng được thêm vào, một cuộc khủng hoảng tín dụng có thể xảy ra sau đó. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải nằm ở việc tăng lãi suất.

Việc giải thích cho người dân hiểu rằng lãi suất thực âm là một điều bất thường mà lẽ ra không bao giờ được thực hiện là một thách thức. Các gia đình có thể lo lắng về khả năng phải trả tiền thế chấp cao hơn, nhưng họ không biết rằng giá nhà đã tăng vọt do rủi ro tích lũy được gây ra bởi lãi suất quá thấp.

Mức độ điên rồ về tiền tệ kể từ năm 2008 là rất lớn, nhưng sự dư thừa tiền xuất hiện vào năm 2020 là chưa từng có. Từ năm 2009 đến năm 2018, chúng ta liên tục được thông báo rằng không có lạm phát, bất chấp lạm phát giá tài sản nằm ở mức khổng lồ và sự gia tăng bất hợp lý trong hoạt động định giá khu vực tài chính. Đây là lạm phát, lạm phát khổng lồ. Đó không chỉ là sự định giá quá cao đối với các tài sản tài chính mà còn là sự tăng giá đối với hàng hóa và dịch vụ không thể thay thế. Chỉ số lương thực của FAO đạt mức cao kỷ lục trong năm 2018, cũng như các chỉ số về nhà ở, y tế, giáo dục và bảo hiểm. Tuy nhiên, những người khẳng định rằng việc in tiền mà không có sự kiểm soát không gây ra lạm phát, tiếp tục tin rằng không có gì sai cho đến năm 2020, thời điểm họ phá vỡ mọi quy tắc.

Trong giai đoạn 2020-21, mức tăng cung tiền của Mỹ (cung tiền M2) hàng năm là 27%, cao hơn 2,5 lần so với mức đỉnh của nới lỏng định lượng năm 2009 và là mức cao nhất kể từ năm 1960. Trái phiếu có lợi suất âm, một điều bất thường về kinh tế nên được cảnh báo như một ví dụ về bong bóng còn tồi tệ hơn bong bóng “dưới chuẩn” (thứ đã bắt đầu cuộc khủng hoảng 2009), lên tới hơn 12 nghìn tỷ USD. Nhưng những người theo chủ nghĩa nhà nước hài lòng vì trái phiếu chính phủ đã trải qua một đợt bong bóng. Những người theo chủ nghĩa nhà nước luôn cảnh báo về bong bóng trong mọi thứ ngoại trừ bong bóng nêu trên, thứ khiến quy mô của chính phủ mở rộng.

Làn sóng tăng lãi suất tại hơn 90 Ngân hàng Trung ương va phải bức tường nợ
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell phát biểu khai mạc cuộc họp báo sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FMOC) tại trụ sở cơ quan vào ngày 02/11/2022 ở Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images)

Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, mức tăng cung tiền là lớn nhất trong lịch sử của nó, gần gấp ba lần so với mức đỉnh thời Draghi (Cựu Thủ tướng Ý). Ngày nay, tỷ lệ tăng hàng năm là lớn hơn 6%, vẫn cao hơn “bazooka” của ông Mario Draghi. Tất cả số tiền dư thừa chưa từng có này trong thời kỳ kinh tế ngừng hoạt động được sử dụng để kích thích chi tiêu công, vốn vẫn tiếp tục sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Và lạm phát tăng vọt. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde, lạm phát đã xuất hiện "từ không đâu cả".

Không, lạm phát không phải do hàng hóa, chiến tranh hay "sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng". Chiến tranh là giảm phát nếu cung tiền không đổi. Một vài thời điểm từ năm 2008 đến năm 2018, giá trị hàng hóa đã tăng mạnh, nhưng nó không làm cho tất cả mức giá khác đồng thời tăng lên. Nếu lượng tiền tệ được phát hành không thay đổi, các vấn đề về chuỗi cung ứng không ảnh hưởng đến giá của tất cả các mặt hàng. Nếu cung tiền vẫn như cũ, lạm phát lõi sẽ không tăng lên mức chưa từng thấy trong 30 năm.

Tất cả các khoản nợ thừa không có khả năng sinh lời được phát hành trong thời gian này sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề vào năm 2023 và 2024. Ngay cả khi việc đảo nợ diễn ra suôn sẻ nhưng với chi phí cao hơn, tác động đến tín dụng mới và sự đổi mới sẽ rất lớn. Ảnh hưởng can nhiễu lên thị trường của nợ chính phủ sẽ hấp thụ phần lớn thanh khoản và việc xác sống hóa (công ty xác sống: các công ty không sinh lời và mắc nợ nhưng vẫn hoạt động) các đối tượng vốn đã mắc nợ sẽ dẫn đến tăng trưởng yếu hơn và giảm năng suất trong tương lai.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Bảo Nguyên

Theo Daniel Lacalle - The Epoch Times

Tiến sĩ Daniel Lacalle là nhà kinh tế trưởng tại quỹ phòng hộ Tressis. Ông là tác giả của các cuốn sách “Tự do hay Bình đẳng” (Freedom or Equality), “Thoát khỏi Bẫy của Ngân hàng Trung ương” (Escape from the Central Bank Trap) và “Cuộc sống tại các Thị trường Tài chính” (Life in the Financial Markets).



BÀI CHỌN LỌC

Làn sóng tăng lãi suất tại hơn 90 Ngân hàng Trung ương va phải bức tường nợ