Liên minh Trung Quốc - Iran: 'mối nguy mới' của thế giới?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc sẽ mở rộng Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) thông qua Iran, và có khả năng mở rộng cơ sở hạ tầng trên khắp Iraq, Syria và Yemen. Một động thái như vậy có nghĩa là một sự “tái cơ cấu địa chính trị” lớn tại một khu vực “giàu” tầm quan trọng chiến lược đối với toàn thế giới.

Mối quan hệ đối tác kinh tế và an ninh ngày càng tăng giữa Iran và Trung Quốc được xem là mối nguy hiểm cho thế giới, [nhưng] Hoa Kỳ có thể phá vỡ nó với rủi ro tối thiểu.

Iran, vốn bị tàn phá về kinh tế, sẽ cung cấp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nguồn nguyên liệu dầu mỏ trong vòng 25 năm, đổi lại Bắc Kinh sẽ cho phép Iran tiếp cận các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông và sản xuất do chính quyền này kiểm soát.

Sự liên kết này bao gồm cả việc Trung Quốc cung cấp khí tài quân sự và huấn luyện quân đội cho Iran. Tehran và Bắc Kinh sẽ tăng cường mối quan hệ trong việc chia sẻ thông tin tình báo với nhau.

Mối quan hệ đối tác này đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, vì nó cho phép Trung Quốc có khả năng xây dựng sự hiện diện quân sự lâu dài ở Vịnh Ba Tư và Biển Địa Trung Hải thông qua Syria, khi Bắc Kinh xây dựng lực lượng hải quân với các tàu sân bay chạy bằng lò phản ứng muối nóng chảy (một loại lò phản ứng phân hạch hạt nhân) thế hệ tiếp theo do Mỹ thiết kế.

Trung Quốc đã bận rộn xây dựng các trung tâm vận chuyển dân sự trên toàn thế giới để có thể dễ dàng chuyển đổi chúng thành các căn cứ quân sự.

Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự của mình

Bắc Kinh đã phát triển “nhảy vọt” dưới thời chính quyền Obama “ngoan ngoãn”. Họ đã “chọn” quốc gia nhỏ bé nhưng chiến lược Djibouti, nằm trên mũi sừng của Đông Phi tại bờ Tây của Vịnh Aden, nơi kết nối vận chuyển quốc tế từ Ấn Độ Dương đến Biển Đỏ, và thông qua Kênh đào Suez của Ai Cập đến Địa Trung Hải.

Iran đã tài trợ cho phiến quân Houthi để vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt chính phủ Yemen, ở phía bên kia vịnh Djibouti; và nếu thành công, Tehran sẽ kiểm soát khu vực này, và Bắc Kinh sẽ có quyền kiểm soát cảng Aden - cảng chính của Yemen. Do đó, Iran sẽ giúp Trung Quốc thống trị cả “hai bờ” của một điểm vận tải biển quốc tế chiến lược.

Djibouti là nơi có căn cứ Quân đoàn nước ngoài của Pháp và căn cứ quân sự thường trực duy nhất của Mỹ trên lục địa châu Phi. Đây cũng là nơi đặt căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất của Nhật Bản, biểu tượng cho vị trí chiến lược của nước này trong thương mại thế giới.

Bắc Kinh đã vào cuộc và làm phức tạp mọi thứ. Vào năm 2016, chính quyền Obama “cừu non” đã cho phép ĐCSTQ chuyển đổi một trung tâm hậu cần dân sự ở Djibouti thành căn cứ quân sự chính thức đầu tiên của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) bên ngoài Trung Quốc Đại lục.

Do sự thụ động đó của Obama, Trung Quốc hiện có một căn cứ quân sự thường trực ở Djibouti để củng cố chỗ đứng ngày càng gia tăng của mình ở châu Phi, trong khi nước này hợp tác với kẻ chủ mưu Iran trong cuộc nổi dậy Houthi trên khắp Vịnh Aden.

Dùng sự phụ thuộc về kinh tế như một đòn bẩy chính trị: Trường hợp của Israel

Trung Quốc đã sử dụng hiệu quả sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế như một đòn bẩy chính trị đối với các nước khác. Qua lời khai trong vụ kiện Ngân hàng Trung Quốc (vì vai trò của ngân hàng này trong việc rửa tiền quy mô lớn, được sử dụng cho các cuộc tấn công khủng bố của cả Hamas và tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine), cho thấy đòn bẩy đó không chỉ đơn thuần là chính trị hoặc ngoại giao.

Israel đã đầu hàng trước áp lực kinh tế mạnh mẽ từ Trung Quốc, điều này cho thấy nền kinh tế Israel đã trở nên rối ren như thế nào khi Bắc Kinh đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Israel - đặc biệt là trong nông nghiệp, thiết bị y tế và an ninh mạng.

FBI báo cáo rằng những lĩnh vực đó là một trong những mục tiêu chính của chính quyền Trung Quốc nhằm chống lại Hoa Kỳ.

Sự đầu hàng của Israel được coi là sự phản bội đối với các công dân Mỹ - những nạn nhân của các vụ đánh bom liều chết của người Palestine trong các cuộc tấn công khủng bố được tài trợ bởi Ngân hàng Trung Quốc. Có thể thấy rõ rằng Trung Quốc đang có những hành vi đe dọa chủ quyền và an ninh của Israel. Các hành động của Bắc Kinh được cho là sẽ tăng cường cả về mức độ và tần suất.

Giấu tiền mặt ở Iran để tránh lệnh trừng phạt

Các thực thể thương mại Trung Quốc đã sử dụng Iran như một khu vực để che giấu các khoản đầu tư và có được chỗ đứng ở nước này, đồng thời giúp chế độ Iran tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế.

Được hỗ trợ bởi khoản vốn đầu tư lên tới 400 tỷ USD của ĐCSTQ, Iran đã tìm ra cách để lách các lệnh trừng phạt và lấy lại “năng lực” của mình như một ứng cử viên nặng ký trong khu vực.

Do đó, Tehran nhận tiền mặt để tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và lật đổ quốc tế, đồng thời đe dọa gây bất ổn cho các quốc gia Trung Đông từ Israel đến Ả Rập Saudi.

Mở rộng BRI thông qua Iran, Trung Quốc ‘mưu đồ’ sắp xếp lại địa chính trị

Trung Quốc sẽ mở rộng kế hoạch BRI thông qua Iran, và có khả năng mở rộng cơ sở hạ tầng trên khắp Iraq, Syria và Yemen. Một động thái như vậy cho thấy đó là một sự “tái cơ cấu địa chính trị” lớn tại một khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với toàn thế giới.

Sự kiểm soát của Trung Quốc đối với khu vực này gây nguy hiểm cho các đồng minh lâu năm trong khu vực và đe dọa lợi ích của tất cả các quốc gia phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên và các tuyến thương mại, cũng như cung cấp cho Trung Quốc một “kẻ tay sai” là Iran để kéo dài “cuộc chiến không giới hạn” của Bắc Kinh.

Việc Iran tiếp cận các hệ thống ngân hàng Trung Quốc sẽ có khả năng tạo ra dòng tiền cho những kẻ khủng bố trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, các phương thức tiếp cận mạnh mẽ của chính quyền Trump đối với Trung Quốc và Iran đã hạn chế khả năng đạt được các mục tiêu song phương của cả hai chế độ; và sự trừng phạt chỉ mới bắt đầu…

Trong khi đó, Tehran và Bắc Kinh đang nóng lòng theo dõi cuộc chạy đua bầu cử của Mỹ, để xem liệu sự trừng phạt sẽ tiếp tục trong bao lâu, hay liệu họ có nhận được sự “ân sủng” hay không [có lẽ trong trường hợp Biden đắc cử].

Tác giả: Yechezkel Moskowitz - nhà tư vấn chính sách về chủ quyền công nghệ và công nghiệp của Mỹ, cũng như các vấn đề Trung Đông và Israel. Ông là Chủ tịch của Phong trào Chovevei Tzion, một phong trào cơ sở và vận động thúc đẩy Chủ nghĩa Mỹ và Chủ nghĩa Phục quốc, đồng thời là một doanh nhân và nhà đầu tư trong lĩnh vực vật liệu quan trọng và công nghệ không gian mới nổi.

Lê Minh



BÀI CHỌN LỌC

Liên minh Trung Quốc - Iran: 'mối nguy mới' của thế giới?