'Nhờ vào' ĐCS Trung Quốc, người dân Trung Quốc sẽ có ‘thế kỷ ô nhục’ thứ 2?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mối nguy hiểm lớn nhất trên thế giới là một "Trung Quốc Đỏ" được cai trị bởi một chính phủ có nhiệm vụ chính là "nuôi dưỡng những ảo tưởng của nó, ấp ủ những thù hận và đe dọa các nước láng giềng"...

Đối với ĐCSTQ, “thế kỷ ô nhục” của Trung Quốc là cụm từ ám ảnh không ngừng. Bắc Kinh lặp đi lặp lại chủ đề về chủ nghĩa đế quốc phương Tây áp bức và bóc lột, để tiếp tục “đốt lên” những ngọn lửa bất bình và căm phẫn trong lòng dân chúng đối với phương Tây, và đặc biệt là Hoa Kỳ.

ĐCSTQ tuyên bố Trung Quốc đã “đứng lên” vào năm 1949, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Trung Quốc và thế giới? Đó thật sự không phải là một chương trình nghị sự có thể tạo ra niềm tự hào cho những người Trung Quốc bình thường, hay sự yên tâm trên cộng đồng thế giới.

Mao Trạch Đông đã đưa ra các sáng kiến ​​kinh tế và xã hội cấp tiến dẫn đến những thảm họa trong nước với quy mô không thể tưởng tượng được. Đại nhảy vọtCách mạng Văn hóa đã khiến khoảng 60 triệu người Trung Quốc thiệt mạng, làm lu mờ đi mức độ tổn thất mà người dân nước này phải gánh chịu trong cuộc xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản.

Bên cạnh con số bi thảm về thiệt hại nhân mạng của người Trung Quốc vì cuộc Cách mạng Văn hóa, việc tàn phá di sản văn hóa, nghệ thuật và tinh thần của Trung Quốc là vô cùng to lớn, vượt quá bất cứ điều gì đã xảy ra trong suốt 14 năm bị Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng tàn bạo.

Ngoài biên giới của Trung Quốc, chiến tranh chống lại thế giới là quân bài của ĐCSTQ. Trong vòng vài tháng sau khi thành lập, ĐCSTQ đã tham gia vào cuộc xâm lược Hàn Quốc của Triều Tiên - quốc gia bị Liên Hợp Quốc gán cho là một “quốc gia xâm lược”.

Đồng thời, ĐCSTQ xâm lược và chiếm đóng các khu tự trị Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Họ chuẩn bị làm điều tương tự với Đài Loan cho đến khi Hoa Kỳ can thiệp để ngăn chặn một cuộc chiến tranh châu Á thậm chí còn rộng hơn. Trong những năm tiếp theo, Trung Quốc đã xâm lược các vùng của Ấn Độ, Việt Nam và Liên Xô, và thúc đẩy "các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc" khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Tại quê nhà, ĐCSTQ đã thiết lập từ sự tàn ác này đến sự tàn ác ghê rợn khác, chẳng hạn như chính sách một con đã dẫn đến nạn cưỡng bức phá thai và giết hại phụ nữ trên quy mô lớn, hay việc mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống. Vì hành vi vô nhân đạo trong nước và sự xâm lược quốc tế của mình, ĐCSTQ đã trở thành một quốc gia bị xa lánh.

Khi Richard Nixon suy nghĩ về những gì mình sẽ làm nếu ông đắc cử tổng thống vào năm 1968, ông đã nhìn thấy mối nguy hiểm lớn nhất thế giới trong một "Trung Quốc Đỏ" được cai trị bởi một chính phủ có nhiệm vụ chính là "nuôi dưỡng những ảo tưởng của nó, ấp ủ những thù hận và đe dọa các nước láng giềng".

Ông đã đưa ra quyết định lịch sử là đưa Trung Quốc thoát khỏi “sự cô lập tức giận” và chào đón nước này vào “gia đình các quốc gia”.

Ông tin rằng, nếu không có chiến tranh thì đó là cách duy nhất "để loại bỏ chất độc từ hệ tư tưởng Mao Trạch Đông". Quá trình “giải độc năng động” đó sẽ giúp “mở cửa Trung Quốc với thế giới và mở cửa thế giới với Trung Quốc”.

Tất cả các chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo, cho đến thời Tổng thống Donald Trump, đều chú ý đến chính sách tương tự, mở rộng nền kinh tế thế giới với Trung Quốc với hy vọng rằng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ sẽ tìm thấy cảm giác “hòa đồng trong trái tim tập thể”, để chấm dứt cảm giác bất bình và thù địch chống phương Tây của họ. Nhưng điều này đã được chứng minh là một kỳ vọng sai lầm.

Nhiều thập kỷ trôi qua, ĐCSTQ ngày càng hùng mạnh hơn về kinh tế và quân sự, nhưng không bao giờ có thể dịu đi “tầm nhìn hoang tưởng” về thế giới bên ngoài. Họ liên tục thất bại trong việc thực hiện các cải cách kinh tế và chính trị đối với những cam kết mà họ đã ký kết trong Tuyên ngôn Nhân quyềnCông ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị .

Phương Tây hy vọng rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia “bình thường”, đạt đến đỉnh cao đầu tiên của họ vào cuối những năm 1980 khi Đặng Tiểu Bình nới lỏng các hạn chế nội bộ và đưa ra các cải cách về nền kinh tế thị trường (vốn rất hạn chế vào thời ấy).

Tuy nhiên, khi sinh viên và công nhân tụ tập kiến nghị một cách hòa bình ở Quảng trường Thiên An Môn và tại một trăm thành phố khác để ủng hộ việc mở cửa kinh tế của ông Đặng, đồng thời bày tỏ mong muốn đất nước thực hiện các cải cách chính trị song song, ĐCSTQ đã quay nòng súng và xe tăng của Quân Giải phóng Nhân dân chống lại người dân Trung Quốc, để nhắc nhở rằng họ đang sống dưới chế độ của ĐCSTQ.

Bất chấp cú sốc đó, phương Tây lại tự thuyết phục rằng họ phải làm nhiều hơn nữa để khuyến khích cải cách chính trị nội bộ ở Trung Quốc và đặt hy vọng vào việc ĐCSTQ sẽ thay đổi sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2000.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã đặt câu hỏi rằng liệu việc gia nhập WTO có thay đổi được ĐCSTQ hay không. Câu trả lời ông nhận được là: “Chúng tôi e rằng họ sẽ... thay đổi chúng ta”.

Điều này chắc chắn không làm thay đổi ĐCSTQ. Ngược lại, Bắc Kinh đã tuân theo “thông lệ có cơ sở” của họ là khai thác điểm yếu mỗi khi phương Tây mở cửa hào phóng [đối với những gì mà họ thấy hiện nay] trong thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ (hợp pháp và bất hợp pháp).

Các công ty Trung Quốc có quan hệ với ĐCSTQ và quân đội Trung Quốc thậm chí còn có quyền tiếp cận “đặc biệt khoan dung” vào thị trường chứng khoán Mỹ. ĐCSTQ đã chứng minh rằng phương Tây sẽ cung cấp cho họ tiền để mua sợi dây [treo cổ chính phương Tây].

ĐCSTQ đã leo thang trong cuộc tấn công vào chính người dân của mình bằng những hành động tàn bạo vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng (diệt chủng văn hóa), tại Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (diệt chủng văn hóa, thanh trừ sắc tộc), cộng đồng tu luyện Pháp Luân Công (đàn áp tín ngưỡng), đàn áp ở Hong Kong (đàn áp nền dân chủ), và đàn áp mọi hình thức bất đồng chính kiến ​​và tự do ngôn luận trên khắp đại lục.

Song song đó, ĐCSTQ đe dọa dùng chiến tranh chống lại Đài Loan vì đã “chỉ ra” cho người dân Trung Quốc một con đường tốt hơn.

Việc ĐCSTQ phát tán đại dịch viêm phổi Vũ Hán, trước hết là lên chính người dân Trung Quốc, và sau đó là trên toàn thế giới - cho dù là có chủ đích chiến lược hay bởi sự tàn nhẫn, bất cẩn và liều lĩnh bất chấp hậu quả; điều này chỉ làm tăng thêm sự xấu hổ, nghi ngờ, chán ghét và xa lánh mà thế giới “dành cho” các nhà cầm quyền ĐCSTQ.

Họ thực sự đã “làm tổn thương tình cảm của người dân Trung Quốc”, những người chưa có được “bức tranh đầy đủ” về sự phản đối ngày càng gia tăng mà cộng đồng quốc tế nhắm vào các quan chức ĐCSTQ. Ngay cả một quốc gia châu Âu nhỏ bé như Cộng hòa Séc cũng đã thẳng thắn yêu cầu một lời xin lỗi về những lời đe dọa thô bạo của ngoại trưởng Trung Quốc nhắm vào việc một quan chức Séc dẫn đoàn ngoại giao đến thăm Đài Loan.

Với hành vi của mình trong và ngoài Trung Quốc, chính quyền ĐCSTQ đã đứng ngang hàng với Đức Quốc xã và Liên Xô, vốn là những thế lực ghê tởm trong thế giới văn minh. Đối với nhiều người, CHND Trung Hoa có thể sớm được gọi là “Cộng hòa cô độc Trung Hoa”. Người dân Trung Quốc xứng đáng nhận được những gì tốt hơn.

Trong bài phát biểu vào tháng 7/2020 tại Thư viện Nixon, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói về trách nhiệm chung mà người dân Trung Quốc và thế giới bên ngoài nên cùng chia sẻ để mang lại sự thay đổi đã hứa từ lâu: “Chúng ta phải tham gia và trao quyền cho người dân Trung Quốc - một dân tộc năng động, yêu tự do, hoàn toàn khác biệt với ĐCSTQ… Thay đổi hành vi của ĐCSTQ không thể là sứ mệnh của riêng người dân Trung Quốc. Các quốc gia tự do phải cùng chung tay để bảo vệ tự do”.

Như trong Chiến tranh Lạnh, công cụ giải phóng mạnh mẽ nhất mà thế giới tự do có thể cung cấp cho nhân dân Trung Quốc là sự thật. Khi có được nó, người dân Trung Quốc chắc chắn sẽ quyết định rằng 71 năm họ chịu nhục nhã dưới bàn tay của những kẻ cầm quyền ĐCSTQ là đủ rồi; họ sẽ không cần thêm một “thế kỷ thứ hai” đầy ô nhục.

Tác giả: Joseph Bosco từng là giám đốc quốc gia về Trung Quốc cho Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2005 đến 2006 và là giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa từ năm 2009 đến 2010. Ông là thành viên không thường trú tại Viện Nghiên cứu Mỹ Corean và là thành viên của ban cố vấn của Viện Đài Loan toàn cầu.

Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

'Nhờ vào' ĐCS Trung Quốc, người dân Trung Quốc sẽ có ‘thế kỷ ô nhục’ thứ 2?