Liệu Trung Quốc có đang đi lại con đường của Nhật Bản những năm 1980? (Phần 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỹ và nhiều nước phương Tây khác đã mù quáng tin vào lời hứa thực hiện dân chủ hóa của Trung Quốc và liên tục rót tiền vào đất nước này. Liệu họ có nhận ra họ đã gián tiếp hậu thuẫn cho tội ác diệt chủng và một chính quyền vẫn rất độc tài và rất phản dân chủ? Trung Quốc đã có những giai đoạn mà kinh tế phát triển vượt bậc nhưng hiện tại, nước này đang phải gánh những khoản nợ khổng lồ, đe dọa tương lai cả nền kinh tế.

Gần đây, một số người tỏ ra ngạc nhiên về tâm lý đám đông và việc thiếu suy nghĩ của những người mà tôi ở đây gọi một cách đơn giản là “các nhà đầu tư”. Những người dường như có nhiều tiền hơn mức bình thường này đã theo đuổi mọi thứ, từ cổ phiếu meme về cơ bản đã phá sản cho đến mọi đợt chào bán các loại tiền điện tử mới. Quyết định đầu tư của những người này thường chỉ dựa trên việc không muốn vuột mất “câu chuyện nóng hổi” mới nhất, bất kể không có gì thực sự đằng sau đó.

Nhưng rất lâu trước tất cả những điều này, câu chuyện mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các nhà hoạch định chính sách và những người khác theo đuổi chính là TRUNG QUỐC.

Kinh tế Trung Quốc đã phát triển như thế nào?

Sau khi Tổng thống Richard Nixon cho phép Trung Quốc tiếp cận với thế giới - và đặc biệt là tiếp cận với nguồn vốn, tài chính và doanh nghiệp Mỹ - cuộc chơi đã bắt đầu cho tất cả những ai muốn tham gia vào câu chuyện tăng trưởng mới nhất, vào cơ hội kiếm lời béo bở nhất hành tinh. Các tập đoàn lớn thiết lập sự hiện diện (một sự hiện diện giống như thuộc địa) của họ ở Trung quốc, như tôi đã đề cập trong phần II.

Các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tư vấn và các quan chức dân cử là những nhân tố then chốt thúc đẩy cho hiện tượng Trung Quốc. Một trong số ít những điều mà họ đã đồng ý từ lâu là: Các quan chức được bầu của Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ đều không ngại ngần trong việc bảo đảm cho gã khổng lồ Trung Quốc có được mọi lợi thế. Từng chút một, Trung Quốc tận dụng triệt để quy chế thương mại tối huệ quốc của mình, đồng thời được tham gia vào tất cả tổ chức hay thỏa thuận đa phương lớn.

Trong cuốn sách “Trump vs. Trung Quốc: Mối đe dọa lớn nhất của nước Mỹ (Trump vs. China: America’s Greatest Threat)”, cựu Dân biểu và Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich đã thảo luận về cách mà nước Mỹ và thế giới đã mù quáng tin vào “quá trình dân chủ hóa” và những lời chào mời (mồi nhử) của Trung Quốc khi nước này tìm kiếm sự chấp nhận để hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Ông Gingrich, người đã tạo điều kiện cho Trung Quốc trong những năm 1990, cho đến nay đã thừa nhận rằng ông (và nước Mỹ) đã sai khi nghĩ rằng Trung Quốc có thể thực sự thay đổi nếu chúng ta đưa họ vào “hệ thống hoạt động dựa trên luật lệ” của phương Tây. Ông Gingrich đang gióng lên hồi chuông cảnh báo như bất cứ ai hiểu biết vấn đề.

Trên con đường phát triển đất nước, Trung Quốc làm cho hầu hết mọi người nghĩ rằng họ thật thiếu thức thời nếu không chấp nhận sự phát triển, vị thế, cùng với “sự tăng trưởng” vượt bậc xuất sắc của nước này (đi kèm là mức tăng nợ khổng lồ). Trung Quốc chào đón phương Tây với một lượng lớn người yêu thích McDonald's ... xe hơi mới ... một tầng lớp trung lưu mới nổi với lối sống tiêu dùng ... và sự ưa thích các môn thể thao Mỹ. Mọi người đều tham gia vào xu hướng, một sự giàu có khổng lồ được tạo ra. Đáng buồn thay, điều mà các ngôi sao thể thao, giám đốc công ty, chính trị gia Mỹ, và những người khác ít quan tâm đến là: Tất cả họ đều đã gián tiếp hậu thuẫn cho tội ác diệt chủng và một chính quyền vẫn rất độc tài và rất phản dân chủ.

Hệ thống tài chính phương Tây từ trên xuống dưới đã "bao che" cho Trung Quốc nhằm thu lợi nhuận. Giới tinh hoa - những người có nhiệm vụ đề ra chính sách tài chính trên toàn cầu - sẵn sàng nói và làm mọi thứ nhằm bảo vệ sự phát triển của Trung Quốc. Một sự vụ gần đây có liên quan tới Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, bà Kristalina Georgieva - một kẻ hữu dụng ngu ngốc của "hoàng đế" Tập Cận Bình. Trong thời gian đứng đầu Ngân hàng Thế giới, bà được cho là đã tạo điều kiện để tổ chức này nhiều lần tô vẽ một cách sai trái có chủ ý lên những đánh giá của chuyên gia và những ý kiến về Trung Quốc. Nhưng — mặc dù báo chí quốc tế đã có một số cảnh báo và phỏng đoán — bà ấy vẫn tiếp tục tại vị.

Trung Quốc ‘điên cuồng’ lạm dụng nợ

Nhưng những bên khác - ngay cả tờ The Economist vốn ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu và giới cầm quyền - đã đặt câu hỏi về tất cả những điều này, bởi giờ đây họ đã nhận ra sự mục nát và rủi ro lan rộng ở Trung Quốc. Họ không còn thấy tính thời thượng trong việc ủng hộ cho chế độ này hoặc những người tiếp tay cho nó.

Rủi ro là quá rõ ràng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mỗi tháng Trung Quốc đã xây dựng lượng nhà ở tương đương với cả thành phố Houston. Nhưng điều này đa phần được thực hiện dựa trên lượng thặng dư ngoại hối và thương mại khổng lồ được hỗ trợ bởi Mỹ và các nước khác trên thế giới.

Liệu Trung Quốc có đang đi lại con đường của Nhật Bản những năm 1980?
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm tổng khoản vay ngân hàng trên GDP 2007-2020. "Bank loans": Tổng khoản vay ngân hàng. "Total (excl. Government bonds)": Tổng nợ (không bao gồm trái phiếu chính phủ). "Total (incl. Government bonds)": Tổng nợ (bao gồm trái phiếu chính phủ). (Ảnh: Chris Temple/The National Investor)

Nhưng kể từ năm 2008, Trung Quốc, hơn bất kỳ quốc gia/nền kinh tế nào trên hành tinh, đã trở nên điên cuồng trong việc sử dụng và lạm dụng NỢ. Ngay cả Mỹ cũng chưa từng đạt tới mức độ như vậy (theo tỷ lệ với quy mô nền kinh tế). Và gần đây chúng ta đã chứng kiến sự vỡ nợ của China Evergrande và nhiều vấn đề khác. Ngay cả cơ cấu quyền lực mang tính chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc cũng không đủ để ngăn chặn sự sụp đổ kinh hoàng của thị trường và nền kinh tế Trung Quốc.

Chúng ta sẽ thảo luận về viễn cảnh này — và cách mà những tuyên bố quan trọng về chính sách của ông Tập trong thời gian gần đây có thể khiến tình hình thêm tồi tệ — trong phần 4 của loạt bài này.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Chris Temple đã có hơn 50 năm kinh nghiệm viết bài và đào tạo trong lĩnh vực đầu tư và kinh tế. Ông có khả năng đặc biệt trong việc biến những điều phức tạp của thị trường và thế giới trở thành những điều mà một người dân phổ thông cũng có thể hiểu được thông qua các bài viết trên The National Investor. Phương châm của ông Chris Temple: “Thông tin có ở bất cứ đâu. Nhưng tại đây, bạn sẽ nhận được kiến thức”.

Lê Minh

Theo The Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Liệu Trung Quốc có đang đi lại con đường của Nhật Bản những năm 1980? (Phần 3)