Lũ lụt Trịnh Châu và thảm kịch xả lũ 1975: 2 thảm họa, 1 tội đồ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo báo cáo mới nhất, toàn tỉnh Hà Nam đã có hơn: 99 người chết, 5 người mất tích, 34 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 72.000 ngôi nhà bị sập, thiệt hại kinh tế lên đến 130 tỷ NDT.

Mấy ngày qua, thảm họa tại hầm Trịnh Châu không còn là chủ đề được quan tâm trên các mặt báo, và đây là điều mà chính quyền Trung Quốc rất “hài lòng”. Có quá nhiều uẩn khúc xảy ra vào chiều tối ngày 20/7 tại đường hầm Trịnh Châu. Vì sao nước lũ có thể nhấn chìm mọi phương tiện chỉ trong vòng có 5 phút?

Quân đội Trung Quốc cho nổ tung đê để xả lũ

Theo AP, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã cho nổ đê ở TP Lạc Dương, tỉnh Hà Nam/ vào tối ngày 20/7 vừa qua. Mục đích là để giải phóng nước lũ đe dọa tỉnh Hà Nam.

Động thái trên được thực hiện vào thời điểm Trịnh Châu bị ngập lụt nghiêm trọng, và đã nhấn chìm hệ thống tàu điện ngầm của thành phố.

Gần đây, một cư dân mạng đã đăng tải đoạn video lên Twitter, cho thấy một số sĩ quan quân đội đã bí mật nổ mìn tại bờ sông Vệ Hà/ ở thành phố Tân Hương/ tỉnh Hà Nam, và bị người dân bắt được. Những người này khai/ đến đặt thuốc nổ để phá bờ kè.

Ngoài ra còn 1 video cho thấy rất đông dân làng vây quanh một người đàn ông mặc đồ màu đỏ, và chất vấn quan chức nào đã ra lệnh cho anh ta làm việc này. Người đàn ông mặc đồ đỏ trả lời: Dương Bài.

Thực tế, ngay từ tối ngày 22/7, sông Vệ Hà đã vỡ bờ. Hồ thượng nguồn thì xả lũ, cộng với lượng mưa lớn kéo dài nên mực nước một số nơi dâng cao. Theo báo cáo, trong vài ngày qua, 600.000 người ở thành phố Vệ Huy tỉnh Hà Nam đã bị lũ lụt bao vây.

Ông Zhao, một người dân ở đây cho biết, chính quyền đã không thông báo cho người dân để kịp thời sơ tán. Thậm chí các quan chức còn nói dối rằng mực nước đang giảm. Ngoài ra, người dân gần như không được các đội cứu hộ của chính quyền đến trợ giúp.

Một số tin nhắn trên WeChat của nhóm các tình nguyện viên cho thấy, các đội cứu hộ đã rời thành phố Vệ Huy từ trước. Điều này cho thấy chính quyền Hà Nam đã sớm có kế hoạch ngừng cứu hộ.

Kế hoạch bỏ mặc dân chúng của chính quyền Hà Nam bị rò rỉ, khi lực lượng cứu hộ đăng video nói rằng Vệ Huy đã bị phong tỏa, và tất cả các phương tiện cứu hộ đã được lệnh di chuyển ra ngoài thành phố.

Hồ chứa ở thượng nguồn hiện vẫn đang xả lũ với lưu lượng lớn. Theo thông tin cho biết, thành phố Vệ Huy đã bị bỏ hoang và người dân phải sơ tán vào đêm 28/7. Dù vậy, rất nhiều người dân vẫn còn bị mắc kẹt lại đây.

Câu hỏi đặt ra là:

Phải chăng chính quyền Hà Nam vì sợ vỡ đập mà xả lũ?

Khi xả lũ, tại sao không báo trước để người dân kịp thời di tản?

Mà lại điều động lực lượng cứu hộ rời khỏi Vệ Huy từ trước, bỏ mặc 600 ngàn người còn kẹt trong thành phố?

Phải chăng việc xả lũ là nguyên nhân gây ra vụ lụt nghiêm trọng tại Trịnh Châu?

Thảm họa nhân tạo ở Trịnh Châu không phải là hy hữu, mà cách đây gần nửa thế kỷ, cũng ngay tại tỉnh Hà Nam này, đã xảy một trong những thảm họa nhân tạo thảm khốc nhất trong lịch sử thế giới, khiến hàng trăm nghìn người dân vô tội phải chết oan uổng.

Vụ vỡ đập thảm khốc nhất thế giới

Sáng sớm ngày 8/8/1975, những trận mưa lớn/ đã khiến mực nước của hồ chứa Bản Kiều ở thượng nguồn sông Nhữ Hà, huyện Bí Dương, tỉnh Hà Nam dâng cao, khiến 60 hồ chứa bao gồm hồ Thạch Mạn ThanTúc Áp bị vỡ bờ.

Phóng viên Thạch Lỗi của tờ Lịch sử mới đã phỏng vấn Kỷ Pha Dân, con trai của Phó Thủ tướng Kỷ Đăng Khuê, là người chịu trách nhiệm chính trong thảm kịch này.

Theo Kỷ Pha Dân, Đặng Tiểu Bình, khi ấy đang giữ chức Phó thủ tướng, Phó Chủ tịch Quân ủy và Tham mưu trưởng PLA, mới chính là nhân vật chủ chốt gây ra thảm kịch này.

Nội dung chính trong cuộc phỏng vấn với ông Kỷ Pha Dân như sau:

Vào đầu tháng 8/1975, một cơn bão đã gây ra những trận mưa lớn bất thường trong lịch sử tỉnh Hà Nam ở thượng lưu sông Hồng Hà và Dĩnh Hà.

Trong vòng 4 ngày, từ ngày 4-8/8, lượng mưa ở tâm bão đạt 1631 mm. Nước lũ từ hồ chứa Thạch Mạn Than tràn vào hồ Bản Kiều khiến mực nước hồ Bản Kiều ở thượng nguồn sông Nhữ Hà dâng cao nhanh chóng.

Tuy nhiên, những cán bộ quản lý hồ Bản Kiều lại không dám xả lũ/ vì chưa nhận được lệnh của cấp trên.

Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 7 tháng 8, Ban quản lý hồ Bản Kiều/ đã gửi công điện khẩn tới Ủy ban tỉnh Hà Nam thông báo: "Mực nước của hồ chứa Bản Kiều đã tăng lên mạnh. Tình hình rất nguy cấp... có nguy cơ vỡ đập!".

Nhận được tin khẩn, Bí thư tỉnh ủy Hà Nam khi ấy là Lưu Kiến Huân đã lập tức báo cáo tình hình cho Phó Thủ tướng Kỷ Đăng Khuê. Thông tin này cũng được gửi tới Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm và cả hai đi đến quyết định sẽ điều động quân đội tới trợ giúp.

Nhưng lúc này, chỉ có Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình mới có quyền trực tiếp điều động quân đội/ mà không cần thông báo cho Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.

Khoảng 22h45 ngày 7/8, Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm gọi điện đến nhà Đặng Tiểu Bình, và được thư ký riêng của ông ta cho biết/ Đặng Tiểu Bình không khỏe và đã đi ngủ. Lý Tiên Niệm nói rằng đây là một tình huống rất nguy cấp/ và cần phải quyết định ngay. Nhưng thư ký của ông ta khẳng định Đặng Tiểu Bình sức khỏe kém, không thể dậy được, rạng sáng sẽ giải quyết, rồi cúp điện thoại.

Tuy nhiên, sự thật là tối hôm đó Đặng Tiểu Bình không bị bênh hay đi ngủ sớm, mà ông ta đang chơi mạt chược đến tận 5 giờ sáng ngày 8/8.

Vào lúc 0:20 ngày 8/8, một công điện khẩn thứ hai tiếp tục được gửi tới tỉnh ủy Hà Nam, yêu cầu điều máy bay ném bom cho nổ tung đập thứ cấp, để đảm bảo an toàn cho con đập chính.

Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp, Phó Thủ tướng Kỷ Đăng Khuê trực tiếp điện thoại cho Lý Tiên Niệm, yêu cầu cấp trên điều lực lượng không quân tới trợ giúp.

Dưới sự thúc giục của Kỷ Đăng Khuê, Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm lại gọi điện đến nhà riêng của Đặng Tiểu Bình xin ý kiến, nhưng vẫn chỉ có Thư ký của ông ta nghe máy và từ chối cho gặp.

Dù tình thế rất nguy cấp, nhưng cả Lý Tiên NiệmKỷ Đăng Khuê hoàn toàn bất lực. Bởi Lý Tiên Niệm chỉ là Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, còn Phó Thủ tướng Kỷ Đăng Khuê dù trực thuộc trong quân đội, nhưng ông không đủ thẩm quyền để ra lệnh điều động không quân.

Vì vậy cả hai Phó thủ tướng đã chỉ đạo Bí thư tỉnh ủy Hà Nam Lưu Kiến Huân phải cài chất nổ/ để phá đập tràn thứ cấp. Nhưng chỉ trong vòng 40 phút sau đó, lũ đã dâng cao tràn qua đập.

Ban Quản lý hồ Bản Kiều tiếp tục gửi công điện khẩn thứ ba tới Tỉnh ủy Hà Nam, nhưng lúc này hồ Bản Kiều đã bắt đầu sụp đổ.

Vào lúc 1 giờ 30 phút sáng ngày 8/8, nước lũ tràn ra khỏi khe nứt của hồ chứa Bản Kiều và tấn công về phía hạ lưu với tốc độ 6 mét /giây.

Chỉ trong vòng 6 giờ đồng hồ, Hồ chứa Bản Kiều đã đổ 701 triệu mét khối nước lũ/ xuống hạ lưu và khi đến huyện Toại Bình, nước lũ dâng cao từ 3 đến 7 mét, nhấn chìm hoàn toàn huyện này, khiến người dân đang ngủ không kịp trở tay.

Lũ quét đến đâu là vỡ đê đến đó, và dòng nước mỗi lúc một dữ dội hơn, tràn qua mọi nẻo đường, làm ngập các thị trấn và làng mạc ở khu vực hạ lưu.

Số liệu thống kê sau đó cho thấy 96% khu vực Trú Mã Điếm bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Nhiều nơi bị chìm sâu từ 3 đến 7 mét, và hơn 3 triệu người bị cô lập trong trận lũ.

Mãi tới lúc này, 34.450 binh lính đóng tại gần Hồ chứa Bản Kiều mới được lệnh sử dụng thuốc nổ để phá hủy bờ kè bên trái của sông Tiểu Hồng và Hồng Khẩu để phân lũ...

Nhưng đã quá muộn! Hơn 100.000 người thiệt mạng trực tiếp do lũ lụt, 10.15 triệu người bị ảnh hưởng, 5.24 triệu ngôi nhà bị sập, 300.000 con vật nuôi bị cuốn trôi, hơn 10.000 km vuông đất ở Trú Mã Điếm và các khu vực khác của tỉnh Hà Nam bị ngập nước, hơn 60 hồ chứa bị sập, và gần 6 tỷ mét khối nước tràn ra tự do. Giao thông bị gián đoạn trong 16 ngày, thiệt hại kinh tế trực tiếp gần 10 tỷ NDT.

Sau sự cố vỡ đê, Phó Thủ tướng Lý Tiên NiệmKỷ Đăng Khuê đều đi thị sát khu vực xảy ra thảm họa, nhưng Đặng Tiểu Bình hoàn toàn mất hút.

Vào tháng 8 năm 1981, một phóng viên của Tân Hoa xã đã tới vùng thiên tai điều tra và viết một bài tham khảo nội bộ. Ông chỉ ra rằng đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn và yêu cầu chính quyền trung ương hỗ trợ.

Khi đọc được tài liệu ấy, Đặng Tiểu Bình rất tức giận và ra lệnh sa thải phóng viên này. Từ đó không có bất kỳ ai dám đề cập đến thảm kịch năm 1975 nữa.

Như vậy có thể thấy, vụ xả lũ năm 1975 ở huyện Bí Dương cũng có nguyên nhân tương đồng như thảm họa tại hầm ngầm Trịnh Châu và các thành phố khác tại tỉnh này trong những ngày tháng 7 vừa qua. Đều là do sự tắc trách của các quan chức ĐCSTQ.

Cách xử lý thảm họa ở Trịnh Châu năm 2021 và ở Bí Dương năm 1975 có gì giống nhau?

Đó chính là thái độ “thấy chết không cứu”, bưng bít thông tin, và thậm chí là đe dọa thủ tiêu đối với những ai dám nói ra sự thật.

Phải chăng hành động vô trách nhiệm, vô cảm trước sự an nguy và trước cái chết của hàng ngàn, hàng vạn người dân vô tội là thói quen của các quan chức ĐCSTQ?

Dù thảm họa Trịnh Châu có thảm khốc thế nào đi chăng nữa, nó sẽ trở thành “phiên bản” của Bí Dương năm 1975, và rồi sẽ nhanh chóng bị chìm vào quên lãng. Và những quan chức ĐCSTQ trực tiếp liên đới trong thảm họa này đều thoát tội bình yên.

Và rốt cuộc, cũng chỉ có người dân vô tội là mất mạng một cách oan uổng bởi sự vô trách nhiệm và dối trá của ĐCSTQ mà thôi.

Mộc Trà



BÀI CHỌN LỌC

Lũ lụt Trịnh Châu và thảm kịch xả lũ 1975: 2 thảm họa, 1 tội đồ