Mỹ: Lo sợ thị trường 'con gấu' trước bóng ma 'đình - lạm' đã hiện hữu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thị trường con gấu (tiếng Anh là "bear market") là khi thị trường trải qua sự sụt giá kéo dài. Nó thường mô tả tình trạng giá của chứng khoán giảm mức từ 20% trở lên so với mức cao gần nhất. Ở thị trường con gấu, tâm lý chung của các nhà đầu tư là bi quan và khá tiêu cực. Và lạm phát đi kèm đình trệ có vẻ như đã trở thành nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Mỹ trở thành thị trường con gấu.

Chốt phiên cuối tuần qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã ghi nhận mức tăng đảo chiều sau nhiều ngày thị trường chuyển động theo xu hướng lao dốc. Dù vậy, còn phải có nhiều phiên tăng mạnh giống thứ Sáu (13/5) vừa qua hơn nữa thì mới có thể xoa dịu nỗi sợ thị trường con gấu. Lý do đơn giản vì khả năng kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không mấy khả thi. Bóng ma 'đình trệ - lạm phát' (hay còn gọi là đình - lạm) đang ngày một hiện hữu. Đình - lạm mô tả tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại trong khi lạm phát cao và dai dẳng.

Nancy Davis, người sáng lập của Quadratic Capital Management, cho biết trên Market Watch: "Lạm phát là “một môi trường tồi tệ” đối với các nhà đầu tư, thường dẫn đến việc cổ phiếu và trái phiếu mất giá đồng thời và gây thiệt hại với danh mục đầu tư truyền thống được chia 60% cho cổ phiếu và 40% cho trái phiếu".

Đây chính xác là những gì đang xảy ra trên TTCK hiện nay, trong năm 2022. Thị trường trái phiếu đã mất điểm khi lợi suất trái phiếu trái phiếu tăng vọt để phản ứng với lạm phát đang ở mức cao nhất trong hơn bốn mươi năm cùng với kỳ vọng về việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Fed. Kể từ khi Kỉ lục của chỉ số S&P 500 đóng cửa vào ngày 3/1/2022 năm nay, giá cổ phiếu đã trượt dốc xuống vùng xám, vùng được mệnh danh là 'thị trường con gấu'.

Các nhà phân tích tại PGM Global có trụ sở tại Montreal, đã viết trong một ghi chú vào tuần trước: “Không chỉ giá trái phiếu kho bạc và tín dụng đầu tư (tức là phần vốn cho vay dài hạn) chuyển động giống nhau, gần như hoà vào một, mà tình trạng bán tháo trái phiếu kho bạc dài hạn cũng diễn ra thường xuyên hơn trong những ngày chỉ số S&P 500 đi xuống" (theo Market Watch).

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang tăng mạnh, chuyển động ngược xu hướng với chỉ số chứng khoán US500 do lo ngại lạm phát và đình trệ kéo dài. (Nguồn: Trading Economics)

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự an ủi đã hoàn toàn thất vọng vào thứ Tư (11/5/2022); ngày mà chỉ số lạm phát Mỹ được cho tháng Tư được công bố.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 của Mỹ được háo hức chờ đợi cho thấy tốc độ lạm phát so cùng kỳ đã giảm xuống 8,3% từ mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ là 8,5% vào tháng 3, nhưng lạm phát lõi (bỏ giá lương thực và năng lượng) lại đang cao một cách bất ngờ. Một dấu hiệu xấu cho thấy lạm phát giá lương thực và năng lượng đã và đang mạnh mẽ ngấm vào giá cả tiêu dùng của các khu vực khác trong nền kinh tế.

Và nếu nỗi lo sợ lạm phát đình trệ trước kia được nhắc đến như một cảnh báo thì giờ đã được nhấn mạnh.

Và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell hôm thứ Năm (12/5/2022) đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc chống lạm phát, tránh một cú “hạ cánh khó khăn” cho nền kinh tế là không chắc chắn.

Ông Powell nó: “vì vậy, câu hỏi liệu chúng ta có thể thực hiện hạ cánh mềm hay không, nó thực sự có thể phụ thuộc vào các yếu tố mà chúng ta không kiểm soát được”.

Đúng như vậy. Các nhà quản lý quỹ, phân tích tài chính cho rằng khi nguồn cung đang bị thắt chặt sau đại dịch (do đứt gãy chuỗi cung ứng và giá cả nguyên nhiên liệu đầu vào tăng đột biến), việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ là rủi ro lớn nhất trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu.

Mặc dù thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên tăng điểm mạnh mẽ vào thứ Sáu tuần trước, nhưng các nhà phân tích và đầu tư đang tranh luận rằng liệu thị trường đã tìm thấy đáy và đang phục hồi hay đơn giản là bật tăng do các điều kiện bán quá mức.

“Sau một tuần bán ra nhiều, trong khi lạm phát chỉ giảm nhẹ không đáng kể và Fed dường như vẫn muốn tăng 50 điểm cơ bản cho mỗi cuộc họp [thiết lập tỷ giá] tiếp theo, thị trường đã sẵn sàng trở thành 'con gấu'", chiến lược gia cổ phiếu tại LPL Financial, ông Mark Hulbert cho biết (theo Market Watch). Thậm chí chiến lược gia này còn khẳng định rằng: "sự điều chỉnh của thị trường sắp kết thúc"; ám chỉ thị trường chứng khoán Mỹ không thể tăng như thứ Sáu vừa qua.

Các chiến lược gia khác sử dụng các biểu đồ kỹ thuật để chỉ ra rằng thị trường chưa tới đáy, các đáy mới sẽ được thiết lập trong thời gian tới.

Chỉ số chứng khoán S&P 500 đã mất 16,2% kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 1/2022.

S&P 500 vẫn chưa chính thức bước vào trạng thái thị trường con gấu, nhưng các nhà phân tích nhận thấy không thiếu các yếu tố vĩ mô tiêu cực để biến dự báo này thành sự thật.

Trà Nguyễn



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ: Lo sợ thị trường 'con gấu' trước bóng ma 'đình - lạm' đã hiện hữu