Nợ công khủng khiến kinh tế Mỹ phình to chứ không vững vàng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phân tích kỹ hơn về con số tăng trưởng GDP thực của Mỹ, ta sẽ nhận thấy sự cải thiện đến từ xuất khẩu dầu và khí đốt, trong khi nền kinh tế trong nước lại đang trì trệ. Đặc biệt, các số liệu còn trở nên tồi tệ hơn khi được phân tích trong bối cảnh kích thích tài khóa khổng lồ cùng với mức nợ công tăng cao.

Trì trệ vẫn tiếp diễn

Con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 dường như báo hiệu sự tăng trưởng trở lại và sự cải thiện đáng kể so với các con số vào những kỳ trước. Theo Cục Phân tích Kinh tế, GDP thực (sau khi điều chỉnh theo lạm phát) tăng với tốc độ 2,6% hàng năm trong quý 3 năm 2022, trái ngược với mức giảm 0,6% trong quý 2.

Tuy nhiên, thực tế của nền kinh tế Mỹ là tình trạng trì trệ vẫn tiếp diễn.

Nếu chúng ta nhìn vào các thành phần của GDP, một vài bất ngờ độc đáo có thể làm giảm sự lạc quan. Toàn bộ sự cải thiện đến từ sự phục hồi của thương mại ròng, khi xuất khẩu tăng, chủ yếu là từ khí đốt tự nhiên và dầu, trong khi nhập khẩu sụt giảm. Sự thúc đẩy khổng lồ từ khu vực bên ngoài có thể sẽ đảo ngược trong quý IV, vì thâm hụt thương mại danh nghĩa đã tăng lên 92 tỷ USD vào tháng 9. Báo cáo trước cho thấy xuất khẩu giảm 1,5% trong khi nhập khẩu tăng 0,8%. Hơn nữa, nếu nền kinh tế Mỹ được cải thiện từ việc nhập khẩu giảm trong một quý mà nhu cầu trong nước bị đình trệ, điều đó rõ ràng chứng tỏ rằng nhu cầu tổng thể đang yếu hơn.

Tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân tiếp tục ở mức đáng thất vọng và đã đóng góp âm vào tăng trưởng GDP (-1,59) trong khi chi tiêu của chính phủ tăng thêm 0,42. Nếu không có sự thúc đẩy từ chi tiêu chính phủ và thương mại ròng, GDP sẽ ghi nhận sự tăng trưởng âm.

Một yếu tố quan trọng khác trong con số tích cực là tiêu dùng, đóng góp thêm 0,97 vào GDP. Trong khi tiêu dùng vẫn ổn định, tốc độ đã chậm hơn và gần một bằng nửa đóng góp trong quý 3 năm 2021, do thu nhập cá nhân khả dụng thực tế (thu nhập cá nhân đã điều chỉnh theo thuế và lạm phát) vẫn ở mức thấp. Nó tăng 1,7% trong quý III nhưng giảm 1,5% trong quý thứ hai. Thu nhập khả dụng thực tế giảm 3,9% so với một năm trước.

Một trong những điều ngạc nhiên và là động lực lớn nhất của sự cải thiện là sự suy giảm giảm của chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator), ở mức 4,1% - thấp nhất kể từ quý 2 năm 2020 - khi nó là 9,1% trong quý trước đó của năm 2022 và trung bình là 6% trong gần 7 quý. Chỉ số giảm phát GDP thấp hơn sẽ tạo ra một con số GDP thực cao hơn.

Trong khi tăng trưởng tiêu dùng vẫn khả quan, nó đã bị trung hòa bởi sự yếu kém trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào khu dân cư, sụt giảm với mức 26% hàng năm trong quý III.

Nếu chúng ta muốn hiểu sức mạnh của nền kinh tế nội địa Mỹ, cách tốt nhất là phân tích số liệu về doanh số bán hàng cuối cùng cho người mua tư nhân trong nước, con số này đã suy giảm 0,1% hàng năm trong quý III, một con số kém hơn đáng kể so với mức tăng 0,5% trong quý II.

Con số GDP quý 3 không chứng minh được khả năng phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của Mỹ; nó cho thấy một nền kinh tế nội địa trì trệ được cứu vãn bởi cuộc khủng hoảng năng lượng ở nước ngoài và nhu cầu hàng hóa nhập khẩu thấp hơn.

Nợ công khủng khiến kinh tế Mỹ phình to chứ không vững vàng
Người đi mua sắm được nhìn thấy trong một siêu thị Kroger vào ngày 14/10/2022, ở Atlanta, Georgia, Mỹ. (Ảnh: ELIJAH NOUVELAGE / AFP qua Getty Images)

Phình to bởi nợ

Bản thân con số GDP này đã không tốt, nhưng nó thậm chí còn tồi tệ hơn khi được phân tích trong bối cảnh kích thích tài khóa khổng lồ. Vào tháng 09/2022, nợ công của Mỹ là khoảng 30,9 nghìn tỷ USD, nhiều hơn khoảng 2,5 nghìn tỷ USD so với một năm trước đó. Với mức thâm hụt 1,37 nghìn tỷ USD trong năm tài chính 2022, sự phục hồi của Mỹ tồi tệ một cách đáng kinh ngạc. Những người coi chi tiêu thâm hụt là một công cụ để tăng trưởng nên được cảnh báo về tác động yếu kém của chi tiêu chính phủ và sự gia tăng nợ.

GDP quý III không phải là bằng chứng về sự thành công của các chính sách trọng cầu; đó là bằng chứng về kết quả tai hại của những kế hoạch 'kích thích'.

Xu hướng không thể ngăn cản về thâm hụt và nợ không kích thích bất cứ điều gì ngoại trừ quy mô của chính phủ và tính không bền vững của các tài khoản công. Không có nghi ngờ gì về việc nền kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với Liên minh Châu Âu hoặc Nhật Bản. Nhưng nền kinh tế này không mạnh mẽ hơn. Nó phình to hơn.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Bảo Nguyên

Theo Daniel Lacalle - The Epoch Times

Tiến sĩ Daniel Lacalle là nhà kinh tế trưởng tại quỹ phòng hộ Tressis. Ông là tác giả của các cuốn sách “Tự do hay Bình đẳng” (Freedom or Equality), “Thoát khỏi Bẫy của Ngân hàng Trung ương” (Escape from the Central Bank Trap) và “Cuộc sống tại các Thị trường Tài chính” (Life in the Financial Markets).



BÀI CHỌN LỌC

Nợ công khủng khiến kinh tế Mỹ phình to chứ không vững vàng