Nền kinh tế Trung Quốc bên bờ sụp đổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Standard Chartered, Goldman Sachs và Nomura đều đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng GDP của Trung Quốc do nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chịu ảnh hưởng của chính sách “zero-COVID”, thị trường bất động sản sa sút, khủng hoảng nợ và lĩnh vực công nghệ suy giảm.

Hạn hán ở Tây Nam Trung Quốc đã làm giảm sản lượng thủy điện, buộc các nhà máy ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh phải đóng cửa. Tứ Xuyên cũng là một trung tâm khai thác lithium, nơi đang bị cản trở bởi việc cắt điện. Do đó, chuỗi cung ứng dự kiến ​​sẽ tiếp tục bị gián đoạn, khiến giá pin ô tô điện tăng lên.

Sự tăng trưởng về sản lượng của nhà máy và doanh số bán lẻ đã suy yếu đi trong tháng 7 năm nay. Hàng trăm nghìn héc ta cây trồng đã héo úa, góp phần thêm trong thảm họa về an ninh lương thực và lạm phát của đất nước.

Trong khi đó, phía tây bắc Trung Quốc và Nội Mông phải đối mặt với mưa lớn và cảnh báo lũ lụt. Các vấn đề gần đây nhất xảy ra chỉ vài tuần sau khi Thượng Hải mở cửa trở lại sau hai tháng bị phong tỏa, điều này đã ảnh hưởng xấu đến GDP. Trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế chỉ tăng 2,5%. Con số này thấp hơn nhiều so với dự báo giảm của Bắc Kinh là 5,5% tăng trưởng GDP.

Doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và đầu tư đều giảm dưới mức dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp nói chung là 5,5%, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên hiện đã vượt quá 19%. Lợi tức trái phiếu tăng và đồng NDT giảm do người tiêu dùng và các nhà đầu tư trong và ngoài Trung Quốc mất niềm tin vào sự phát triển ổn định trở lại của nền kinh tế của đất nước này. Bất chấp những thiệt hại rõ ràng đối với nền kinh tế, Bắc Kinh vẫn tiếp tục với chính sách "zero-COVID" của mình. Hậu quả gần đây nhất là chính sách phong tỏa đảo nghỉ dưỡng Hải Nam.

Sự cố phong tỏa có thể xảy ra bất ngờ, như đã xảy ra vào ngày 18/08 khi những người mua sắm bị mắc kẹt tại IKEA ở Thượng Hải vì một đứa trẻ 6 tuổi bị nghi nhiễm nhưng không có triệu chứng rõ ràng vừa mới ghé đến cửa hàng. Cửa hàng đã đóng cửa khi điều này được phát hiện, tất cả khách hàng bị khóa bên trong. Các khách hàng đều bị buộc phải chịu sự cách ly hai ngày tại một cơ sở của chính phủ. Các doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục kinh doanh được hoặc trở thành đầu tàu của nền kinh tế nếu họ cứ liên tục bị đóng cửa một cách ngẫu nhiên và sự việc này đã lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tencent, một trong những công ty hàng đầu của đất nước, đã đóng cửa một số đơn vị kinh doanh và cắt giảm 5% lực lượng lao động. Công ty báo cáo doanh thu giảm 3% trong quý 2 năm 2022 so với năm ngoái. Doanh số bán quảng cáo, một phần lớn trong thu nhập của công ty, giảm 18%. Việc Bắc Kinh đàn áp các trò chơi cũng khiến các công ty công nghệ khó tồn tại hơn. Hầu hết đều nhận thấy rằng họ phải giảm kích thước để tồn tại.

Nền kinh tế Trung Quốc bên bờ sụp đổ
Mọi người đi ngang qua trụ sở Tencent ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, vào ngày 26/05/2021. (Noel Celis / AFP qua Getty Images)

Vào thời điểm mà phần còn lại của thế giới đang đối mặt với lạm phát cao, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng. Lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích mua sắm và chi tiêu, nhưng người dân Trung Quốc tỏ ra thận trọng hơn sau hai năm rưỡi phong tỏa liên miên. Do đó, việc cắt giảm lãi suất dự kiến ​​sẽ có ít hoặc không có tác động kinh tế.

Nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes từng nói rằng chính sách nới lỏng tiền tệ vào thời điểm mà không ai muốn vay mượn hay chi tiêu cũng hiệu quả như việc thúc đẩy một sợi dây. (Thúc đẩy một sợi dây là một phép ẩn dụ cho các giới hạn của chính sách tiền tệ khi các hộ gia đình và doanh nghiệp tích trữ tiền mặt khi đối mặt với suy thoái). Bằng chứng cho quan điểm của ông Keynes là mặc dù lãi suất thấp, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục hạ nhiệt. Doanh số bán nhà ở tháng 7 giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái và giá đã giảm đều đặn trong 11 tháng liên tiếp. Tình trạng suy thoái nhà ở đang diễn ra trên toàn bộ lĩnh vực công nghiệp, với sản lượng thép hàng tháng ở mức thấp nhất kể từ năm 2018.

Trong khi hầu hết các chỉ số khác đều giảm, tiết kiệm hộ gia đình lại tăng 13%. Điều này tái khẳng định rằng công dân Trung Quốc đang từ chối chi tiêu. Biện pháp khả dĩ có thể là một gói kích thích khổng lồ kiểu Mỹ, đặt tiền trực tiếp vào tay người dân, có khi sẽ khuyến khích họ tăng trưởng chi tiêu. Nhưng Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ một biện pháp kiểu như vậy.

Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi các chính quyền địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ tăng trưởng như chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ trung ương hiện đang cho phép các chính quyền địa phương phát hành 220 tỷ USD trái phiếu. Ông Lý cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc kích thích tiêu dùng trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc phát hành trái phiếu tăng lên sẽ làm gia tăng nợ công của Trung Quốc. Trong khi đó, lãi suất giảm sẽ khiến Trung Quốc khó cạnh tranh với Hoa Kỳ trên thị trường đầu tư nước ngoài.

Do các con số trong tháng 7 và các chính sách COVID đang thực hiện, Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc từ 3,3% xuống 3%, trong khi Nomura hạ dự báo xuống 2,8%.

Minh Đăng

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nền kinh tế Trung Quốc bên bờ sụp đổ