Nếu Biden bước vào toà Bạch ốc: Kẻ hưởng lợi - Người bị hại sẽ là ai?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với chiến lược bành trướng quyền lực sở hữu, phân chia tài sản trong nước vào tay chính quyền theo kiểu “nền kinh tế chỉ huy”, khích lệ và thực thi chiến lược của “chủ nghĩa toàn cầu”... chúng ta không khó để xác định “kẻ hưởng lợi - người bị hại” nếu ông Biden thực sự bước chân được vào toà Bạch ốc.

Không thể phủ nhận rằng, thành quả kinh tế dưới nhiệm kỳ của các thành viên Đảng Dân chủ luôn tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến. Nhưng nếu quyền kiểm soát Nhà trắng vào tay Biden, thì nước Mỹ sẽ được chứng kiến thời kỳ quản lý kinh tế -xã hội “đỉnh cao chỉ huy”.

Trong cuộc đua tranh cử tổng thống, Joe Biden và Kamala Harris đã giành được sự ủng hộ của các ông trùm ở Phố Wall, công nghệ và Hollywood, bao gồm cả những ông trùm cho phép họ huy động số tiền chưa từng có. Trong số các công ty tài chính, công ty truyền thông và luật sư, ông Biden nhận được ủng hộ tài chính cao hơn Tổng thống Trump gấp từ một đến năm lần hoặc thậm chí nhiều hơn .

Tất cả những lợi ích này có một ưu tiên chính: loại bỏ mọi cải cách, khó lường và khó dự đoán của Donald Trump. Họ chi hàng chục triệu USD để có thể tạo ra một Thượng viện Dân chủ - nơi chỉ riêng khâu hành pháp cũng có thể đảm bảo tiếp tục mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc; đình chỉ lại toàn bộ chiến lược chống độc quyền nhắm vào big tech, big pharma; tấn công toàn diện vào những thành trì kinh tế sản xuất hữu hình trong nội địa nước Mỹ... Không khó để chúng ta xác định được ai là kẻ thắng - người thua trong cuộc chơi này.

Trung Quốc: Kẻ chiến thắng lớn

Việc ông Trump sẵn sàng chống lại các mối đe dọa về kinh tế, chính trị và phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã tạo nên sự ly khai rõ ràng của ông khỏi giới tinh hoa Mỹ - đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ - nơi các nhà tài phiệt nói chung vẫn thân thiện với Trung Quốc.

Bắc Kinh có thể tin tưởng vào những người bạn, từ những thương nhân tự do "bài Trump" cho đến những nhân vật đình đám ở Hollywood, các phương tiện truyền thông dòng chính và Thung lũng Silicon, tất cả đều đã kiểm duyệt những bài đưa tin chỉ trích về cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc, và hầu hết trong số họ đều liên minh với những người theo chủ nghĩa phi đạo đức ở Phố Wall .

Các công ty thành viên trong liên minh Biden nhìn chung coi Trung Quốc là nơi cung cấp nguồn khách hàng và nguồn vốn lớn, không phải là mối đe dọa đối với các ngành công nghiệp của Mỹ. Chế độ hòa bình mới của Đảng Dân chủ, tiêu biểu là cựu Thị trưởng New York và ông trùm truyền thông Mỹ Michael Bloomberg - thậm chí còn bày tỏ sự ngưỡng mộ cởi mở đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Không có gì ngạc nhiên khi cựu Phó Tổng thống Biden - người mà gia đình của ông ta có quan hệ kinh doanh chặt chẽ với Bắc Kinh, đã giảm thiểu mối đe dọa của Trung Quốc đối với nền kinh tế của Mỹ. Và vào năm ngoái đã tuyên bố thật khó tin rằng: “Bạn biết đấy, họ không phải là những người xấu, các bạn ạ. Nhưng hãy đoán xem? Họ không phải là đối thủ của chúng ta".

Như câu chuyện về gia đình Biden tiết lộ, lý do thực sự để tiếp nhận Trung Quốc, tất nhiên là vì tiền; nhưng là tiền cho cá nhân, gia đình ông ta, không phải cho nước Mỹ.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 14 tháng 2 năm 2012 (Ảnh: JIM WATSON / AFP qua Getty Images)
Như câu chuyện về gia đình Biden tiết lộ, lý do thực sự để tiếp nhận Trung Quốc, tất nhiên là tiền; nhưng là tiền cho cá nhân, gia tộc, không phải cho nước Mỹ. (Ảnh: JIM WATSON / AFP qua Getty Images)

Kể từ năm 1990, thâm hụt hàng hóa thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã tăng từ dưới 10 tỷ USD hàng năm lên hơn 345 tỷ USD vào năm ngoái. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu trên kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quôc vào Mỹ là 4/1 vào năm 2018. Điều này đã làm giàu cho nhiều công ty sản xuất hàng đầu của Mỹ - đặc biệt là Apple - trong khi gây thiệt hại ước tính khoảng 3,4 triệu việc làm ở Mỹ kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.

Thương mại của Trung Quốc tất nhiên đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng nó cũng khuyến khích đội quân vận động hành lang và các lực lượng chính trị được trả tiền - để họ hối hả yêu sách “mở cửa thương mại” với ĐCSTQ.

Nhiều nhân vật nổi tiếng của cả hai đảng, bao gồm cựu Chủ tịch Thượng viện là John Boehner cũng như cựu đại sứ Trung Quốc và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Max Baucus, đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc; họ thấy “hợp lý” khi ĐCSTQ tiến lên và chinh phục Đài Loan. Giống như những người ủng hộ tự do của Stalin trong những năm 1930, một số người cánh tả thậm chí phủ nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đã và đang tham gia vào “gian lận”, đặc biệt là thông qua việc đánh cắp công nghệ.

Người thua cuộc: Israel, UAE - Các vương quốc Ả rập thống nhất, các nước đang phát triển

Không phải mọi quốc gia nước ngoài sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi chế độ ở Washington. Mặc dù Iran chắc chắn sẽ thở phào nhẹ nhõm, nhưng những quốc gia đã liên minh chống lại họ - Israel, UAE và Ả Rập Xê-út - dường như cảm thấy bị "chơi hai mặt", đặc biệt là do sự khoan dung ngày càng tăng trong thế giới Ả Rập đối với nhà nước Do Thái.

Biden chắc chắn hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi "cánh tả tiến bộ" - những người có chung thái độ thù địch với Israel, cũng như các cựu quan chức Obama -, những người coi thỏa thuận Iran là hình ảnh thu nhỏ của nền chính trị toàn cầu thông minh.

Việc "chính quyền tiếm danh Biden" chuyển sang các chính sách xanh - một chính sách khiến nền kinh tế không thể tránh khỏi suy giảm trong tăng trưởng kinh tế, có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với thế giới đang phát triển nói riêng - tức là đối với gần một nửa nhân loại. Ở đó, theo Liên Hợp Quốc, đại suy thoái kinh tế có thể khiến 420 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực (dưới 2 USD mỗi ngày).

Nhiệm kỳ tổng thống của Biden có thể tồi tệ hơn đối với các nhà xuất khẩu dầu mỏ như Nigeria, Angola và Indonesia. Các quốc gia đang phát triển này sẽ thấy các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của họ không thể tiêu thụ được ở các nước phương Tây đang tìm cách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch; những người khác có thể thấy xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp khó khăn hơn do việc mở rộng các quy tắc chống biến đổi gen từ châu Âu sang châu Mỹ. Trong một thế giới ngày càng nợ nần chồng chất, triển vọng của họ không có gì ngoài... Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là thế lực và sự phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ phải gia tăng.

Đây là điều kiện lý tưởng cho chủ nghĩa thực dân kiểu Trung Quốc. Với việc các quốc gia phương Tây đang gặp khó khăn trong bối cảnh đại dịch, “chính sách ngoại giao y tế” của Trung Quốc, tận dụng vị trí ngày càng thống trị trong việc sản xuất đồ bảo hộ và các thiết bị quan trọng khác, đã thúc đẩy đòn bẩy của họ không chỉ ở các nước đang phát triển trên khắp Châu Phi và Châu Mỹ Latinh mà còn ở những nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề như Ý và Tây Ban Nha.

Tất cả những điều này nuôi dưỡng tham vọng lớn của Trung Quốc - ngày càng mang tính dân tộc - trong việc thay thế phương Tây, và đặc biệt là Mỹ, để trở thành trung tâm của nền văn minh toàn cầu.

(LR) Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Abdullatif bin Rashid Al Zayani, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Abdullah bin Zayed bin Sultan Al Nahyan tham gia trong lễ ký Hiệp định Abraham tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ngày 15 tháng 9 năm 2020 tại Washington, DC. Trước sự chứng kiến của Tổng thống Trump, Thủ tướng Netanyahu đã ký một thỏa thuận hòa bình với UAE và tuyên bố có ý định hòa bình với Bahrain. (Ảnh của Alex Wong / Getty Images)
(LR) Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Abdullatif bin Rashid Al Zayani, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Bộ trưởng Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Abdullah bin Zayed bin Sultan Al Nahyan tham gia trong lễ ký Hiệp định Abraham tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ngày 15 tháng 9 năm 2020 tại Washington, DC. Trước sự chứng kiến của Tổng thống Trump, Thủ tướng Netanyahu đã ký một thỏa thuận hòa bình với UAE và tuyên bố có ý định hòa bình với Bahrain. (Ảnh của Alex Wong / Getty Images)

Đế chế công nghệ sẽ ‘thắng đậm’?

Cuộc bầu cử của Joe Biden có khả năng sẽ giúp các gã khổng lồ công nghệ - lực lượng thống trị trong nền kinh tế trong nước Mỹ - cất cánh không giới hạn. Các nhà tài phiệt công nghệ ủng hộ Biden một cách áp đảo, sử dụng tất cả khả năng của họ để thao túng các phương tiện truyền thông nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi lên nắm quyền, "chế độ giả định Biden" có thể sẽ chọn - giống như Barack Obama - "mắt nhắm mắt mở" cho phép các đế chế Microsoft, Amazon, Apple, FacebookGoogle thâu tóm hoặc đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. Việc lờ đi các chính sách chống độc quyền, đang diễn ra dưới thời lưỡng đảng, sẽ trở lại.

Kể cả khi Biden từ chối, người thay thế ông ấy, Kamala Harris (nếu có), thậm chí sẽ trở thành công cụ tốt hơn của các gã khổng lồ công nghệ. Bà Harris có quan hệ đặc biệt chặt chẽ với Facebook, Twitter, và những gã khổng lồ khác của Thung lũng Silicon.

Công nghệ đã từng là một ngành năng động và kinh doanh hiệu quả, nhưng giờ đây nó đã biến thành các tập đoàn kinh tế quyền lực của Đảng Dân chủ trong lòng nước Mỹ; giống như các tập đoàn của Đức trước chiến tranh, keiretsu của Nhật Bản hay chaebol của Hàn Quốc.

Đại dịch là cuộc phân chia lại tài sản vĩ đại vào tay các gã khổng lồ công nghệ. Đại dịch khiến mọi hoạt động của con người chuyển sang các nền tảng công nghệ trực tuyến, bao gồm mọi thứ từ tài chính, bán lẻ đến chơi game - đã mang đến một sự bùng nổ chưa từng có cho các gã khổng lồ công nghệ. Các đại gia công nghệ hiện chiếm gần 40% giá trị của chỉ số chứng khoán Standard & Poor, một mức độ tập trung chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán hiện đại.

Ngày nay, những gã khổng lồ công nghệ đứng trên đỉnh cao quốc gia như những lãnh chúa mới. Người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, đã chứng kiến ​​tài sản của mình tăng khoảng 48 tỷ USD lên khoảng 183 tỷ USD, biến anh ta trở thành người giàu nhất thế giới. Vị "siêu lãnh chúa" của Seattle đã hình dung ra một “mùa nghỉ lễ chưa từng có” - một đợt bán hàng trên mạng làm cho anh ta và công ty của anh ta trở nên giàu có hơn nữa.

Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn, khối tài sản tích lũy được này đã giúp chủ nhân của nó có khả năng kiểm soát thông tin. Các công ty như Twitter và Facebook có thể dễ dàng cắt đứt với New York Post.

Phóng viên điều tra cánh tả Glenn Greenwald gợi ý rằng việc sử dụng quyền lực một cách trơ trẽn này cho thấy cách các công ty này hiện “vượt qua ranh giới nguy hiểm hơn” trong việc kiểm duyệt suy nghĩ - về cơ bản là kiểm soát “không gian số công cộng” - về các vấn đề công cộng quan trọng từ biến đổi khí hậu đến đại dịch .

Khi lên nắm quyền, chế độ mới có thể sẽ chọn, giống như Barack Obama, mắt nhắm mắt mở cho phép các đế chế Microsoft, Amazon, Apple, FacebookGoogle thâu tóm hoặc đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. (Getty Images)

Người thua cuộc: Nền kinh tế tiểu nông, người nghèo và nền kinh tế thực

Chiến thắng của các nhà tài phiệt song song với sự suy tàn của tầng lớp trung lưu và lao động của quốc gia. Các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là ở các bang Dân chủ như Illinois, đã bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi tình trạng đóng cửa liên tục - điều mà các cố vấn của Biden và phần lớn phe Cánh tả dường như muốn gia hạn vô thời hạn.

Ước tính có khoảng 100.000 doanh nghiệp trên toàn quốc đã bị phá sản. Tình trạng hỗn loạn, bạo lực trên đường phố gần đây đã gây thêm đau buồn, đặc biệt cho các doanh nghiệp nội thành và các doanh nghiệp nhỏ, vốn đã bị tàn phá bởi việc đóng cửa thành phố.

Nhìn chung, như nhà phân tích Ruy Teixeira của Đảng Dân chủ lưu ý, Đảng Dân chủ phần lớn đã từ bỏ tầng lớp lao động và trung lưu - điều được phản ánh qua các cuộc bỏ phiếu trong cả năm 2016 và 2020. Các vụ đóng cửa liên quan đến đại dịch, thường nghiêm ngặt nhất ở các bang màu xanh lam - đã nghiền nát những người lao động trong các ngành như khách sạn. Gần 40% người Mỹ kiếm được dưới 40.000 USD/năm đã mất việc làm, thành tựu tiền lương tăng trong ba năm đầu tiên của Chính quyền Trump đã bị vùi dập.

Dưới sự kiểm soát điều hành của Biden, những người làm việc trong các ngành công nghiệp cơ bản như năng lượng, nông nghiệp và sản xuất - góp một phần quan trọng trong chiến dịch bầu cử của ông Trump - hiện phải đối mặt với sự tấn công mạnh mẽ từ các nhà quản lý nhà nước.

Rủi ro là những người này thường giữ những công việc được trả lương tương đối cao. Giá năng lượng - gần như chắc chắn sẽ tăng do yêu cầu của đảng Dân chủ nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch - ảnh hưởng đến rất nhiều thứ khác, cụ thể là chi phí đẩy với nền kinh tế, như hóa đơn chi tiêu hàng ngày của người dân và cơ hội việc làm cho những người không có bằng đại học ưu tú.

Ngày càng có nhiều thành viên Đảng Dân chủ hình dung ra viễn cảnh một giai cấp công nhân trong tương lai ngày càng phụ thuộc vào cái mà Marx gọi là “cái túi bố thí vô sản”.

Theo nhà kinh tế học Thomas Picketty, phe “Bà la môn cánh tả” đang trỗi dậy, hiện đã trở lại nắm quyền, được định vị để hưởng lợi từ trợ cấp năng lượng xanh và sự khan hiếm áp đặt tập trung đối với mọi thứ - từ nhà ở đến năng lượng. Chúng ta đã có thể thấy các chính sách môi trường khắc nghiệt, như đã thấy ở California, tàn phá thu nhập và nguyện vọng của các hộ gia đình trung lưu và lao động như thế nào .

Địa lý đảo ngược: Các thành phố Dân chủ ở Trung Mỹ

Có thể cho rằng, mệnh lệnh chính trị lớn nhất của "chính quyền tiếm danh Biden" sẽ là giải cứu khu vực đã ủng hộ họ mạnh nhất trong chiến dịch bầu cử — đó là các thành phố lớn, đông dân và nợ nần. Đây là những nơi có mô hình dân số và mất việc làm đã tăng nhanh kể từ sau đại dịch.

Đối với những nơi như New York, Chicago và Los Angeles, thì chỉ có "một cuộc đột kích vào ngân khố quốc gia" mới có thể tài trợ cho những khoản lương hưu xa hoa cũng như hệ thống giao thông công cộng ngày càng không hữu hiệu của họ. Cũng có thể là những nỗ lực để khôi phục việc xóa sổ thuế tiểu bang và thuế địa phương - một món quà lớn cho những người giàu có ở những tiểu bang này.

Trong khi đó, toàn bộ các khu vực của đất nước, trải dài từ Appalachia đến vùng Vịnh, sẽ thấy sinh kế của người dân bị đe dọa. Những nỗ lực để "cấm" khai thác dầu lửa, hoặc áp các quy định khiến nó đi vào quên lãng, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc ở những nơi như Texas, North Dakota, Ohio, West Virginia và Pennsylvania.

Chỉ riêng ở Texas, theo một số ước tính, 1 triệu việc làm sẽ bị mất. Nhìn chung, theo một báo cáo của Phòng Thương mại, lệnh cấm khai thác dầu lửa hoàn toàn sẽ khiến 14 triệu việc làm mất đi, nhiều hơn nhiều so với con số 8 triệu việc làm bị mất trong cuộc Đại suy thoái.

Nông dân chất đậu nành từ thùng ngũ cốc của mình lên một chiếc xe tải trước khi đưa chúng đến thang máy chở ngũ cốc vào ngày 13 tháng 6 năm 2018 ở Dwight, Illinois. Giá đậu tương kỳ hạn của Mỹ hôm nay lao dốc với những lo ngại mới về việc Trung Quốc có thể đánh thuế vào đậu tương của Mỹ nếu chính quyền Trump áp dụng mức thuế đe dọa đối với hàng hóa Trung Quốc. (Ảnh của Scott Olson / Getty Images)
Nông dân chất đậu nành từ thùng ngũ cốc của mình lên một chiếc xe tải trước khi đưa chúng đến thang máy chở ngũ cốc vào ngày 13 tháng 6 năm 2018 ở Dwight, Illinois. (Ảnh của Scott Olson / Getty Images)

Ngoài các ngành khai thác, các ngành lớn hơn nhiều như hậu cần, nông nghiệp và sản xuất cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về “năng lượng xanh” không liên tục và tốn kém . Những chính sách này đã gắn liền với tình trạng mất điện liên tục ở California, buộc Bang này phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu và thậm chí trì hoãn việc ngừng hoạt động các nhà máy khí đốt theo kế hoạch.

Hợp nhất, hay chỉ là một đoạn trong ‘vở kịch quốc gia’?

Nếu Biden "chiếm Nhà Trắng", thì các nhà tài phiệt và đồng minh cánh tả sẽ nắm quyền, hãy chờ đợi sự xuất hiện của một mô hình độc tài thực sự và lâu dài.

Đảng Cộng hòa có thể sẽ nắm giữ Thượng viện và đạt được lợi ích đáng ngạc nhiên trong Hạ viện, rõ ràng là Đảng Dân chủ vẫn chưa bước vào thiên đường cuộc bầu cử. Nhưng một bộ phận dân số trẻ phần lớn được truyền bá tư tưởng "chính trị thức tỉnh" và "thù hận chủng tộc", tỷ lệ lập gia đình thấp và việc tham gia tôn giáo giảm sút - đang đe dọa lấn át cơ sở của Đảng Cộng hòa truyền thống ở ngoại ô và tầng lớp trung lưu.

Chính quyền giả định Biden cũng chưa chắc đã đảm bảo tương lai độc quyền cho các gã khổng lồ công nghệ. Hầu hết người Mỹ, ghi nhận từ một cuộc khảo sát YouGov gần đây, tán thành việc chia tách phá vỡ các tập đoàn độc quyền này. Nhưng chắc chắn rằng sẽ vẫn có một số người bảo thủ, bao gồm cả những người rất giàu và các nhóm được Google tài trợ, sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào để kiềm chế các lãnh chúa công nghệ.

Biden và Harris sẽ phải chống lại một "liên minh non trẻ" giữa những người cấp tiến thực sự, như Elizabeth Warren và một số thành viên của Hạ viện, và những người bảo thủ như Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri, người đang tìm cách kiềm chế quyền lực ngầm.

Theo một nghiên cứu gần đây của Heartland Forward, ngày càng có nhiều người thiểu số và bảo thủ ủng hộ ông Trump, đó là bởi vì họ có thể thấy rằng một chính quyền Biden sẽ đẩy lùi lối sống của họ, từ kiểm soát phân vùng địa phương và trường học cho đến khả năng mua nhà, bếp ga hoặc ô tô giá cả phải chăng.

Tương tự như vậy, hầu hết người Mỹ ủng hộ hành động vì môi trường, nhưng nhìn chung không ủng hộ các chi phí liên quan đến Thỏa thuận xanh mới (biến đổi khí hậu) có khả năng xuất hiện dưới thời Biden. Một thỏa thuận như vậy sẽ khiến Mỹ mất hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, làm suy yếu nền kinh tế Mỹ - chỉ nhằm phục vụ cho mục đích thống trị của nhà nước ngầm.

Tác giả: Joel Kotkin là giám đốc điều hành của Viện Cải cách Đô thị. Cuốn sách mới của ông, Sự xuất hiện của chủ nghĩa tân phong kiến, đã được phát hành từ Encounter.

Đức Duy - Trà Nguyễn
Theo americanmind



BÀI CHỌN LỌC

Nếu Biden bước vào toà Bạch ốc: Kẻ hưởng lợi - Người bị hại sẽ là ai?