Nghiên cứu: Kế hoạch phục hồi kinh tế của ông Biden làm giảm đáng kể tăng trưởng của Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Joe Biden đang kêu gọi Quốc hội thông qua các gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội trị giá hơn 4 nghìn tỷ USD như một phần của chương trình nghị sự “Xây lại tốt đẹp hơn” của ông. Trong khi các kế hoạch đầy tham vọng của ông nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm, các nhà phân tích dự đoán mức chi tiêu và việc tăng thuế được đề xuất sẽ giảm đáng kể GDP của Mỹ trong dài hạn trong khi tăng nợ công.

Ngày 31/3 vừa qua, ông Biden đã công bố Kế hoạch Việc làm của Mỹ, đề xuất chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD của ông dành phần lớn chi tiêu cho các ưu tiên cấp tiến như biến đổi khí hậu. Ông mô tả đề xuất của mình là "khoản đầu tư việc làm lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến II" trong một bài phát biểu ở Pittsburgh vào ngày thông báo kế hoạch này.

Kế hoạch chi tiêu của ông, bao gồm việc tăng thuế đáng kể đối với các tập đoàn, khó có thể nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Capitol Hill. Đảng Cộng hòa trước đó đã gọi kế hoạch cơ sở hạ tầng này là “con ngựa thành Troy” vì các ưu tiên chi tiêu cho các chương trình cấp tiến, thâm hụt lớn thay vì giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống về hạ tầng liên quan đến cầu, đường.

Mô hình dự báo ngân sách Penn Wharton của Đại học Pennsylvania dự đoán rằng kế hoạch cơ sở hạ tầng của ông Biden sẽ chi 2,7 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới. Số tiền này nhiều hơn 400 tỷ USD so với công bố của Nhà Trắng, vì nó bao gồm các khoản thuế tín dụng dành cho năng lượng sạch không được liệt kê trong thông báo ban đầu của chính quyền.

Theo mô hình Penn Wharton, các điều khoản về chi tiêu và thuế của kế hoạch này sẽ khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,8% vào năm 2050.

Đề xuất tăng thuế kinh doanh làm giảm nợ chính phủ, trong dài hạn sẽ “không khuyến khích đầu tư kinh doanh và do đó làm giảm GDP”, theo báo cáo của các nhà phân tích Penn Wharton.

Ông Biden đề xuất tăng thuế đáng kể đối với các tập đoàn Mỹ để chi trả cho gói chi tiêu đầy tham vọng của mình. Việc tăng thuế suất doanh nghiệp từ mức hiện tại là 21% lên 28%, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ.

Kế hoạch gia đình Mỹ, cấu phần thứ hai trong chương trình nghị sự "Xây lại tốt đẹp hơn", nhận được khoản đầu tư 1 nghìn tỷ USD, 800 tỷ USD dành cho việc cắt giảm thuế và tín dụng các gia đình và người lao động, theo báo cáo của Nhà trắng. Đề xuất chi tiêu hướng tới mở rộng nhà nước phúc lợi bằng qua chi tiêu vào giáo dục, dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng... Hỗ trợ giữ trẻ nhận được ngân sách lớn nhất trong kế hoạch này.

Ông Biden đề xuất tăng thuế đối với các hộ gia đình có thu nhập cao để chi trả cho khoản chi tiêu này.

Các nhà phân tích của Penn Wharton dự đoán rằng Kế hoạch gia đình Mỹ sẽ thực sự chi 2,5 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới, nhiều hơn khoảng 700 tỷ USD so với mức mà chính quyền này đã công bố. Kế hoạch "sẽ tăng nợ chính phủ gần 5% và giảm GDP 0,4%" vào năm 2050, các nhà phân tích viết trong báo cáo.

Phân tích này trái ngược với những gì Moody's đã dự đoán. Moody's đã quảng bá các gói chi tiêu của ông Biden, nói rằng chúng sẽ làm cho triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trở nên "sáng sủa hơn" trong dài hạn.

Sự can thiệp ngày càng mở rộng của chính quyền khiến nền kinh tế mất đi sự cân bằng, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ diễn ra ngày một lớn, tần suất ngày một nhiều. 
Sự can thiệp ngày càng mở rộng của chính quyền khiến nền kinh tế mất đi sự cân bằng, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ diễn ra ngày một lớn, tần suất ngày một nhiều. (Pixabay)

Chương trình Xây lại tốt đẹp hơn "sẽ tăng tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế bằng cách tăng năng suất tăng trưởng, lực lượng lao động tham gia và số giờ làm việc", ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics, viết trong một báo cáo.

Ông Zandi, người đã cố vấn cho Thượng nghị sĩ cấp tiến Elizabeth Warren (D-Mass.) trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà này, cũng đã đẩy lùi lo ngại rằng thuế suất cao hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ông tuyên bố có "ít bằng chứng" cho thấy việc cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump được ký thành luật vào năm 2017 đã thúc đẩy đáng kể các khoản đầu tư kinh doanh.

Ông viết: “Nếu việc cắt giảm thuế không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì khó có thể lập luận rằng việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng”.

Theo Moody's, các đề xuất của Biden sẽ làm tăng nguồn thu từ thuế thêm 3,5 nghìn tỷ USD, khoảng một nửa trong số đó sẽ đến từ việc tăng thuế đối với các tập đoàn và nửa còn lại đối với các cá nhân có thu nhập cao và giàu có.

Tuần này, đảng Cộng hòa dự kiến ​​sẽ công bố một đề xuất mới đối với kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2,3 nghìn tỷ USD của ông Biden. Tháng trước, các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện do Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito (RW.Va.) dẫn đầu đã đề xuất gói cơ sở hạ tầng trị giá 568 tỷ USD mà đảng Dân chủ chỉ trích là không phù hợp.

Nhà Trắng cho biết họ sẽ tiếp tục với các kế hoạch chi tiêu của riêng mình nếu không có thỏa thuận lưỡng đảng nào đạt được. Hai bên vẫn còn xa nhau về các ưu tiên và cách chi tiêu cho chúng.

“Nhiều quyết định chính trị lớn trong nước của thế hệ trước đều được ban hành mà không có hoặc gần như không có sự ủng hộ của đảng đối lập’, theo Nick Eberstadt, nhà kinh tế chính trị tại Viện doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức nghiên cứu theo phái bảo thủ, cho biết.

Ông nói với The Epoch Times “Các chính sách được thực hiện bởi một đảng phái chính trị mà không có bất kỳ sự ủng hộ nào từ đảng phái khác, sẽ nhiều nguy cơ đổ vỡ”.

“Nếu ai đó muốn có một chính sách có độ bền và khả năng phục hồi, thì tốt hơn hết, nếu có thể, hãy tìm một cơ sở ủng hộ của lưỡng đảng”.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times

 

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Kế hoạch phục hồi kinh tế của ông Biden làm giảm đáng kể tăng trưởng của Mỹ