Ngoại giao Vaccin: Các nước khổ sở vì Trung Quốc hứa hão

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo tuyên bố của các quan chức chính phủ Ai Cập, nước này chỉ nhận được một tỷ lệ nhỏ đơn đặt hàng vaccine từ Trung Quốc. Các quan chức y tế ở Brazil, quốc gia có số ca tử vong do Covid-19 cao thứ hai trên thế giới, đã cầu xin Trung Quốc gửi thêm liều vaccine. Còn Thổ Nhĩ Kỳ chỉ tha thiết đề nghị Bắc Kinh gửi cho họ lượng vaccine mà đại lục đã hứa.

Sau khi ký hợp đồng với Bắc Kinh để nhập 100 triệu liều vaccine, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng tổ chức một trong những chiến dịch tiêm vaccine coronavirus lớn nhất trên thế giới, dự kiến tiêm ít nhất một liều cho gần 18 triệu người, chiếm đến hơn 1/5 dân số, theo Bộ Y tế.

Tuy nhiên, đợt tiêm chủng này đã bị trì hoãn, các bác sĩ và quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nguyên nhân là do sự chậm trễ của các chuyến hàng từ công ty dược phẩm Sinovac của Trung Quốc. Theo ông Sebnem Korur Fincanci, chủ tịch Hiệp hội Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, tuần trước, các bộ phận trong mạng lưới tiêm chủng rầm rộ của Thổ Nhĩ Kỳ, các bệnh viện và phòng khám buộc phải từ chối bệnh nhân. Cô cho biết đây không phải là lần đầu tiên bệnh nhân bị bỏ rơi vì thiếu liều.

Tình cảnh đáng buồn này của Thổ Nhĩ Kỳ là minh họa rõ ràng nhất về ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc đối với số phận của các quốc gia đang chiến đấu với đại dịch.

Việc Trung Quốc xuất khẩu hàng triệu liều vaccine đã cung cấp một cứu cánh cho hàng chục quốc gia đang phát triển gặp khó khăn trong việc mua vaccine của phương Tây và giúp Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng của mình thông qua “ngoại giao vaccine”.

Nhưng các quan chức y tế ở một số quốc gia mà họ cung cấp vẫn tỏ ra lo ngại về tính hiệu quả của vaccine Trung Quốc. Các nhà phân tích trong ngành y tế cũng đặt ra câu hỏi về việc liệu năng lực sản xuất của đại lục có thể đáp ứng được số lượng đơn hàng quốc tế đang ngày một dài ra này hay không.

Theo tuyên bố của các quan chức chính phủ Ai Cập, nước này chỉ nhận được một tỷ lệ nhỏ đơn đặt hàng vaccine từ Trung Quốc. Chile thì đã nhận được hàng triệu liều của Trung Quốc, khiến nước này trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tiêm chủng. Các quan chức y tế ở Brazil, quốc gia có số ca tử vong do Covid-19 cao thứ hai trên thế giới, đã cầu xin Trung Quốc gửi thêm liều vaccine. Còn Thổ Nhĩ Kỳ chỉ tha thiết đề nghị Bắc Kinh gửi cho họ lượng vaccine mà đại lục đã hứa.

Chính phủ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đặt hàng 20 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc từ giữa năm 2020, đặt cược lớn vào loại vaccine khi đó còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, sau đó tăng đơn đặt hàng lên 100 triệu liều. Tuy nhiên, các chuyến hàng bị trì hoãn đã buộc chính phủ phải liên tục sửa đổi lịch tiêm chủng vào thời điểm mà số người nhiễm bệnh tăng cao kỷ lục.

Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng trước của Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Erdogan đã có một bước đi bất thường khi công khai sự thất vọng của chính phủ của ông đối với Bắc Kinh. Ông mắng mỏ chính phủ Trung Quốc, một đối tác thương mại quan trọng, vì đã không giao ngay đợt hàng đầu tiên theo cam kết, 50 triệu liều, "lẽ ra phải đến tay chúng tôi từ cuối tháng Hai", ông nói.

Người phát ngôn của Sinovac đã không trả lời yêu cầu bình luận về lý do tại sao các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ bị trì hoãn.

Thổ Nhĩ Kỳ đã buôc phải duy trì sự mối quan hệ mong manh với Trung Quốc trong vài năm qua, giảm bớt những lời chỉ trích về việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo khi Ankara tìm kiếm đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế khó khăn của họ - và gần đây là để mua được vaccine. (Ảnh: Flickr)
Thổ Nhĩ Kỳ đã buôc phải duy trì sự mối quan hệ mong manh với Trung Quốc trong vài năm qua, giảm bớt những lời chỉ trích về việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo khi Ankara tìm kiếm đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế khó khăn của họ - và gần đây là để mua được vaccine. (Ảnh: Flickr)

Thổ Nhĩ Kỳ đã buôc phải duy trì sự mối quan hệ mong manh với Trung Quốc trong vài năm qua, giảm bớt những lời chỉ trích về việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo khi Ankara tìm kiếm đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế khó khăn của họ - và gần đây là để mua được vaccine. Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng tình trạng thiếu hụt vẫn chưa ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Nhưng “nếu Trung Quốc hứa hão quá, trong tương lai họ có thể sẽ thận trọng hơn”, quan chức giấu tên nói thêm về các mối quan hệ ngoại giao nhạy cảm.

Cuối tháng trước, Hội đồng Đại Tây Dương, trích dẫn các báo cáo của chính phủ, cho biết rằng Trung Quốc đã gửi 60% sản lượng vaccine Sinovac và Sinopharm để viện trợ cho 53 quốc gia và trả tiền xuất khẩu cho 27 quốc gia.

Ví dụ, Chile đã có thể thực hiện thành công đợt tiêm chủng của mình một phần là do họ sớm mua được vaccine Sinopharm của Trung Quốc. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc cũng đã cung cấp hàng trăm nghìn liều vaccine cho Iran và Chính quyền Palestine.

Cách tiếp cận của Trung Quốc trái ngược với cách tiếp cận của Hoa Kỳ, nơi mà chính quyền Biden cho biết ưu tiên hàng đầu là tiêm chủng cho người Mỹ. Lần xuất khẩu duy nhất của Mỹ là “khoản cho vay” vaccine AstraZeneca dự trữ - 2,5 triệu liều sang Mexico và 1,5 triệu liều sang Canada - trong khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm vẫn chưa chấp thuận cho Hoa Kỳ sử dụng loại vaccine này.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, sự thiếu hụt đã làm dấy lên tin đồn rằng Trung Quốc đang trì hoãn các chuyến hàng vaccine để gây áp lực buộc Ankara phải dẫn độ những người Duy Ngô Nhĩ sống ở Thổ Nhĩ Kỳ về Trung Quốc, mặc dù các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đã phủ nhận mọi áp lực như vậy.

Tháng 1 vừa qua, đại sứ Trung Quốc tại Brazil đã buộc phải giải thích rằng các lô hàng vaccine bị trì hoãn vào thời điểm đó là vì lý do kỹ thuật chứ không phải là hậu quả cho lời lẽ chống Trung Quốc của Tổng thống Jair Bolsonaro.

Cho đến thời điểm này, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thổ Nhĩ Kỳ được chuẩn bị tốt cho việc tiêm chủng hàng loạt nhưng vẫn chưa được sử dụng đến, gây lãng phí rất lớn cho quốc gia này.

Khi tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong tăng đột biến trong vài tuần qua, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã rất nỗ lực để tìm ra các giải pháp thay thế cho Sinovac. Một số loại vaccine trong nước đang được phát triển và các quan chức y tế gần đây thông báo rằng họ đã mua hơn 4 triệu liều từ Pfizer và đang chuẩn bị ký kết hợp đồng với các nguồn khác chưa được công bố.

Ông Korur Fincanci, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: Thổ Nhĩ Kỳ có “khả năng tiêm chủng cho một triệu người mỗi ngày”, "Nhưng chúng tôi phụ thuộc vào các quốc gia sản xuất vaccine".

Các quốc gia nhập vaccine từ Trung Quốc. ngoài việc lo ngại rằng việc cung cấp của Trung Quốc sẽ đi kèm những trao đổi về ngoại giao, họ còn băn khoăn về tính an toàn của các mũi tiêm. Các công ty bào chế của đại lục không minh bạch trong việc công bố dữ kiện kết quả các cuộc thử nghiệm lâm sàng,khiến họ mất đi lợi thế ban đầu, dẫn tới sự hoài nghi về độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine mà Bắc Kinh đang cung ứng.

Các quốc gia đã nhận vaccine do Trung Quốc viện trợ thì phải đáp ứng một số yêu cầu chính trị, kinh tế của Bắc Kinh, chẳng hạn như phải đoạn giao với đảo quốc Đài Loan, phải chấp nhận việc tham gia đầu tư mạng viễn thông thế hệ thứ năm (5G) của Huawei - tập đoàn công nghệ trước đây đã bị Mỹ “cấm cửa” và nhiều nước từ chối vì nghi ngờ tiếp tay cho tình báo Trung Quốc hoạt động gián điệp.

Báo The New York Times ngày 15 tháng 3 năm 2021 đã phân tích trường hợp rất đáng chú ý của Brazil, là nước mới đây rất ác cảm với Huawei nhưng đã đột ngột thay đổi chính sách vì cần vaccine của Trung Quốc.

Brazil, mà tổng thống có quan điểm dân túy Jair Bolsonaro rất gần gũi với cựu Tổng Thống Donald Trump của Hoa Kỳ trong vấn đề ứng phó đại dịch COVID-91, từng quyết định sẽ xây dựng mạng viễn thông an toàn “không có gián điệp Trung Quốc.” Nhưng bây giờ, khi số tử vong vì COVID-19 tăng chóng mặt, ông Fabio Faria, bộ trưởng Thông Tin nước này, phải bay sang Bắc Kinh gặp gỡ các giới chức của Huawei để nhờ giúp cho Brazil mua được vaccine Trung Quốc, đổi lại Huawei được tham gia đấu thầu mạng viễn thông 5G trị giá nhiều tỷ USD của Brazil mà chỉ vài tháng trước đây Huawei bị cấm.

Tổng Thống Jair Bolsonaro mấy tháng trước từng tuyên bố trên Twitter “Nhân dân Brazil không phải là chuột bạch thí nghiệm của ai cả”, và ngăn chặn Bộ Y Tế nước này đặt mua 45 triệu liều vaccine Trung Quốc, thì nay đã chỉ thị cho các quan chức dưới quyền phải tìm mua cho được nhiều triệu liều vaccine và dược chất để sản xuất hàng loạt vaccine đó ngay tại Brazil. Bên cạnh Brazil, Trung Quốc cũng đang cung cấp vaccine cho Mexico, Peru, Columbia, Ecuador và Bolivia.

Paraguay muốn mua vaccine Trung Quốc nhưng không thể mua được vì nước này vẫn còn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đảo quốc mà Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ của họ.

Ở Đông Nam Á, Trung Quốc hứa hẹn cung cấp vaccine cho chín trong mười nước ASEAN, trừ Việt Nam. Các nhà quan sát giải thích rằng, có lẽ là do Việt Nam là nước đã “dám” phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông.

Thiện Nhân

Theo Washington Post



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại giao Vaccin: Các nước khổ sở vì Trung Quốc hứa hão