Ngoại trưởng Mỹ mang chương trình 'chống Trung' đến Nam Á, Bắc Kinh chỉ trích ông Pompeo ‘sinh nhầm thời’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Pompeo có kế hoạch thúc đẩy Sri Lanka đẩy lùi sự ngông cuồng của Trung Quốc - điều mà các quan chức Mỹ cảnh báo và nhấn mạnh là các dự án Vành đai và Con đường (BRI) chính là bẫy nợ, mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn những nước được cho là tiếp nhận.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka đã chỉ trích chuyến thăm của ông Pompeo đến hòn đảo này ngay cả trước khi ông đến đó, cũng như cho rằng lời cảnh báo của Washington về việc Sri Lanka nên cảnh giác với đầu tư của Trung Quốc - là vô căn cứ.

Thúc đẩy Sri Lanka đẩy lùi sự ngông cuồng của Trung Quốc

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư (28/10) đã mang chiến dịch chống Trung Quốc của chính quyền tổng thống Trump tới hai quốc đảo Ấn Độ Dương - nơi mà các quan chức Mỹ đặc biệt khẳng định là rất có nguy cơ bị Trung Quốc khai thác.

Trong một bước quan trọng, ông Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ lần đầu tiên mở đại sứ quán ở Maldives.

Mục đích chuyến thăm của ông Pompeo đến Sri Lanka và Maldives là để thúc giục hai nước đề phòng việc Trung Quốc cho vay và đầu tư mang tính “săn mồi” tiềm tàng. Chuyến thăm của ông Pompeo đến Indonesia cũng sẽ thúc đẩy mỗi quốc gia đẩy lùi sự bàng trướng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ngay cả trước khi ông Pompeo đến Sri Lanka, Trung Quốc đã phản pháo lại thông điệp của Mỹ, với cáo buộc rằng Washington bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn.

Sri Lanka muốn trung lập?

Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng BRI mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với những nước [được cho là] tiếp nhận - Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena cũng đồng tình với ý kiến trên.

Ông Pompeo cho biết đất nước này có thể là “ngọn hải đăng” cho tự do và dân chủ trong khu vực chừng nào mà Sri Lanka vẫn giữ được “chủ quyền đầy đủ” của mình.

Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka Dinesh Gunawardena tiếp đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong cuộc gặp của họ ở Colombo vào ngày 28 tháng 10 năm 2020. (Ảnh của Eranga Jayawardena / POOL / AFP / Getty Images)
Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka Dinesh Gunawardena tiếp đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong cuộc gặp của họ ở Colombo vào ngày 28 tháng 10 năm 2020. (Ảnh của Eranga Jayawardena / POOL / AFP / Getty Images)

“Điều đó hoàn toàn trái ngược với những gì Trung Quốc đang tìm kiếm”, ông Pompeo nói. “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một kẻ săn mồi. Hoa Kỳ đi theo một cách khác. Chúng tôi đến với tư cách là một người bạn và là một đối tác”.

Tổng thống Gotabhaya Rajapaksa nói với ông Pompeo rằng ông không sẵn sàng làm tổn hại chủ quyền của đất nước mình trong quan hệ với các quốc gia khác, văn phòng tổng thống cho biết.

Ông bảo vệ các dự án do Trung Quốc tài trợ, nói rằng Bắc Kinh đã giúp phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước ông và kết quả là Sri Lanka đã không bị mắc vào “bẫy nợ”.

Ông Gunawardena cũng tỏ ra không muốn dính líu đến việc “châm chọc Trung Quốc”, và cho biết Sri Lanka sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước thân thiện.

“Sri Lanka là một quốc gia trung lập, không liên kết [chính trị], và cam kết vì hòa bình”, ông nói. “Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với Hoa Kỳ và với các bên khác”.

Đầu tháng này, Bắc Kinh tuyên bố sẽ cung cấp cho Sri Lanka khoản tài trợ 90 triệu USD để giúp phát triển nông thôn, sau khi Tổng thống Gotabhaya Rajapaksa tìm kiếm sự giúp đỡ từ một đoàn đại biểu Trung Quốc đến thăm, nhằm bác bỏ nhận định rằng các siêu dự án do Trung Quốc tài trợ là “các bẫy nợ”.

Tương tự, Maldives, một quốc gia là quần đảo nhỏ bé ở Ấn Độ Dương - nổi tiếng với các khu du lịch sang trọng, đang phải đối mặt với khoản nợ lớn - hơn 1 tỷ USD - vì các dự án BRI của Trung Quốc. Chủ tịch Ibrahim Mohamed Solih đã bày tỏ quan ngại về số nợ này và tán đồng trước những lo ngại của Mỹ về ảnh hưởng của Trung Quốc.

Washington chỉ trích Trung Quốc cho vay ‘bẫy nợ’

Ông Pompeo thông báo rằng Mỹ sẽ mở đại sứ quán ở Maldives lần đầu tiên kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1966.

Hợp tác giữa Hoa Kỳ và Maldives đã “có được tầm quan trọng mới trong bối cảnh ĐCSTQ tiếp tục các hành vi phi pháp và mang tính đe dọa của mình”, ông Pompeo cho biết.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 8 tháng 6 năm 2019, Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih phát biểu trong chuyến thăm một ngày của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Maldives (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)
Bức ảnh này được chụp vào ngày 8 tháng 6 năm 2019, Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih phát biểu trong chuyến thăm một ngày của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Maldives (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Ông cáo buộc Trung Quốc đã xâm phạm vào các khu kinh tế có chủ quyền, "làm tổn hại đến môi trường" và đánh bắt cá ồ ạt bất hợp pháp. “Nước Mỹ thì khác. Chúng tôi tôn trọng chủ quyền", ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Maldives, Abdulla Shahid, không nhắc tên Trung Quốc nhưng cho biết đất nước của ông cần "linh hoạt hơn" trong việc xóa nợ quốc tế và đồng thuận quốc tế khẩn cấp về biến đổi khí hậu - mà ông gọi là một mối đe dọa hiện hữu đối với quốc gia của mình. Ông cũng nói rằng an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phụ thuộc vào sự hợp tác được tăng cường giữa Maldives và Hoa Kỳ.

Trung Quốc coi Sri Lanka, và (ở mức độ thấp hơn là) Maldives, là các mắt xích quan trọng trong sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu BRI khổng lồ.

Bắc Kinh đã cung cấp hàng tỷ USD tiền vay cho nhiều dự án ở hai nước này trong thập kỷ qua. Các dự án bao gồm một cảng biển, sân bay, thành phố cảng, đường cao tốc và các nhà máy điện ở Sri Lanka và cầu đường ở Maldives.

Trong khi đó, Washington cho rằng các dự án do Trung Quốc tài trợ không khả thi về mặt tài chính và Sri Lanka và Maldives sẽ gặp khó khăn trong việc trả các khoản vay.

Năm 2017, Sri Lanka đã phải cho một công ty Trung Quốc thuê một cảng do Trung Quốc xây dựng nằm gần các tuyến đường vận chuyển sầm uất - thời hạn lên đến 99 năm - để trả nợ cho khoản vay Trung Quốc.

Bắc Kinh chỉ trích ông Pompeo ‘sinh nhầm thời’

Đáp lại nhận xét của ông Pompeo ở Sri Lanka, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết ý định thực sự của Ngoại trưởng Hoa Kỳ là “để Trung Quốc quay trở lại kỷ nguyên nghèo đói và kém phát triển, đồng thời để thế giới rơi vào vực thẳm của sự đối đầu và chia rẽ”.

“Đáng tiếc, ông Pompeo lại sinh nhầm thời. Xu hướng hòa bình, phát triển, hợp tác và cùng có lợi trong thời đại ngày nay là không thể cưỡng lại”, ông Vương nói với các phóng viên tại cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Tư (28/10).

Ông Vương nói: “Trung Quốc sẽ “tiếp tục làm việc với Sri Lanka một cách trung thành để mở rộng hợp tác chiến lược và đối tác giữa hai nước, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, và đóng góp của riêng chúng tôi là cho hòa bình và ổn định của khu vực”.

Trước khi ông Pompeo đến Colombo, Đại sứ quán Trung Quốc tại Sri Lanka đã lên tiếng bác bỏ chuyến thăm của ông, cáo buộc một trong những phụ tá hàng đầu của ông đã đưa ra những lời đe dọa không thể chấp nhận được.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Nam Á, Dean Thompson, thúc giục Sri Lanka “đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết để đảm bảo sự độc lập kinh tế cho sự thịnh vượng lâu dài”.

Đại sứ quán Trung Quốc cho biết những bình luận trên là "vi phạm trắng trợn" các quy định ngoại giao và cũng khiến Mỹ bị chế nhạo vì đã tổ chức chuyến thăm kéo dài 24 giờ của ông Pompeo.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân đặt câu hỏi trong cuộc họp giao ban hàng ngày của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 7 năm 2020 (Ảnh của GREG BAKER / AFP qua Getty Images)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân đặt câu hỏi trong cuộc họp giao ban hàng ngày của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 7 năm 2020 (Ảnh của GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

“Cách tiếp cận này của các ông có thực sự nhận được sự tôn trọng của nước sở tại? Có giúp ích gì cho công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương không? Nó có vì lợi ích của người dân Sri Lanka không?”, vị đại sứ Trung Quốc tiếp tục công kích trong một tuyên bố.

Washington và Bắc Kinh giằng co vì ‘cuộc chiến dân chủ’ tại Sri Lanka

Cuộc giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra do lo ngại rằng chính phủ Sri Lanka đang đi lùi trong các cải cách dân chủ. Tuần trước, đa số trong Quốc hội nước này đã thông qua một sửa đổi hiến pháp tập trung quyền lực dưới thời Rajapaksa và đảo ngược những nỗ lực mà chính phủ trước đó đã thực hiện để kiềm chế chủ nghĩa độc tài.

Với sự thay đổi này, Rajapaksa sẽ có thể nắm giữ các bộ, cũng như bổ nhiệm và sa thải các bộ trưởng. Ông cũng sẽ là người có thẩm quyền bổ nhiệm của các ủy ban về bầu cử, dịch vụ công, cảnh sát, nhân quyền, hối lộ hoặc tham nhũng.

Trong cuộc gặp của mình với Rajapaska, ông Pompeo “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quản trị dân chủ, bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản để đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng lâu dài”, Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố.

Sri Lanka được cai trị dưới một hệ thống hành pháp mạnh mẽ kể từ năm 1978, nhưng một chính phủ cải cách vào năm 2015 đã cắt bớt phần lớn quyền lực của tổng thống và giao chúng cho Quốc hội và các ủy ban độc lập khi cho rằng các tổng thống kế nhiệm thường độc đoán hơn.

Ông Pompeo đến Sri Lanka từ Ấn Độ vào cuối ngày thứ Ba (27/10), nơi ông và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã tăng cường thông điệp chống Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump, dựa trên những nghi ngờ của Ấn Độ về việc Trung Quốc xây dựng một mặt trận ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Chỉ vài giờ trước khi các cuộc họp ở New Delhi bắt đầu, chính quyền tổng thống Trump đã thông báo cho Quốc hội về kế hoạch bán hệ thống tên lửa Harpoon trị giá 2,37 tỷ USD cho Đài Loan - thương vụ bán vũ khí lớn thứ hai trong vòng hai tuần cho quốc đảo dân chủ mà Bắc Kinh coi là một tỉnh nổi loạn. Trung Quốc giận dữ phản ứng trước việc mua bán này bằng cách tuyên bố trừng phạt các nhà thầu quốc phòng Mỹ.

Lê Minh

Theo Associated Press



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại trưởng Mỹ mang chương trình 'chống Trung' đến Nam Á, Bắc Kinh chỉ trích ông Pompeo ‘sinh nhầm thời’