Những hậu quả tai hại của việc TT Biden ‘giết chết’ dự án đường ống Keystone XL

Giúp NTDVN sửa lỗi

Động thái loại bỏ dự án đường ống Keystone XL của Tổng thống đắc cử Biden sẽ mang lại “tác dụng ngược” trên rất nhiều phương diện: Từ phát thải carbon đến việc làm cho đến vấn đề đầu tư.

Tổng thống Joe Biden “không lãng phí” thời gian sau buổi lễ nhậm chức hôm thứ Tư (20/1) trước khi bắt đầu làm việc. Ông đã ký 17 mệnh lệnh hành pháp và biên bản ghi nhớ — cho đến nay là nhiều nhất trong lịch sử vào ngày đầu tiên của tổng thống — một trong số đó là quyết định “gây tranh cãi” về việc tạm dừng việc xây dựng đường ống Keystone XL - vốn được cho là kênh vận chuyển dầu thô thuận tiện từ Canada qua Mỹ.

“Việc xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL đã bị tạm dừng vào thứ Tư (20/1), khi Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Joe Biden thu hồi giấy phép vào ngày đầu tiên ông ấy nhậm chức”, Hãng tin AP cho biết. “Đường ống dài 1.700 dặm (2.735 km) được lên kế hoạch vận chuyển khoảng 800.000 thùng dầu mỗi ngày từ Alberta đến Bờ Vịnh Texas, đi qua Montana, Nam Dakota, Nebraska, Kansas và Oklahoma”.

Đây chỉ là diễn biến mới nhất - nhưng có thể là cuối cùng - trong một cuộc chiến lâu dài về dự án này. Dự án đường ống Keystone lần đầu tiên được đưa vào hoạt động vào năm 2010, nhưng dự án đã từng bị chính quyền Obama ngăn chặn vào năm 2015. Sau đó, Tổng thống Trump đã đảo ngược tình huống vào năm 2017 và - sau những thách thức pháp lý kéo dài - cuối cùng đã mở đường cho dự án được thực hiện.

Nhưng đáng buồn thay, quyết định mới nhất của Tổng thống Biden có thể là dấu chấm hết cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm này.

Chủ tịch Richard Prior của Keystone XL cho biết: “Chúng tôi sẽ bắt đầu ngừng thi công một cách an toàn và có trật tự”.

Lý do cơ bản của chính quyền Biden trong việc đóng cửa dự án là rõ ràng. Ông Biden tin rằng khí thải carbon và biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và nền kinh tế. Do đó, tổng thống hy vọng sẽ chặn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon bằng cách cản trở dự án này.

“Đường ống Keystone XL không phục vụ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ”, ông Biden viết trong lệnh điều hành của mình. “Hoa Kỳ và thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu. Cuộc khủng hoảng đó phải được đáp ứng bằng hành động trên quy mô và tốc độ tương xứng với nhu cầu để tránh đặt thế giới vào quỹ đạo khí hậu nguy hiểm, có khả năng xảy ra thảm họa”.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, đứng bên cạnh Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, thông báo quyết định từ chối đề xuất đường ống Keystone XL, tại Nhà Trắng ngày 06/11, 2015 tại Washington, DC. Tổng thống Obama viện dẫn những lo ngại về tác động đến môi trường, nói rằng nó sẽ không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ. (Ảnh của Mark Wilson / Getty Images)
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, đứng bên cạnh Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, thông báo quyết định từ chối đề xuất đường ống Keystone XL, tại Nhà Trắng ngày 06/11, 2015 tại Washington, DC. Tổng thống Obama viện dẫn những lo ngại về tác động đến môi trường, nói rằng nó sẽ không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ. (Ảnh của Mark Wilson / Getty Images)

“Việc cho phép dự án đường ống Keystone XL được thực thi sẽ không phù hợp với các yêu cầu về kinh tế và khí hậu của chính quyền của tôi”, tổng thống kết luận.

"Giải pháp" của Biden ở đây là sử dụng quyền lực của chính phủ liên bang để ngăn chặn một dự án kinh tế lớn - vốn đã được thực hiện trong nhiều năm. Ý định “nhân từ” của ông ấy sẽ không cải thiện sự thất thoát lâu dài, do nhiều hậu quả không lường trước mà sự can thiệp này chắc chắn sẽ mang lại.

Dưới đây là ba hậu quả chính mà động thái ngăn chặn dự án đường ống Keystone của Biden sẽ gây ra:

1. Việc chặn đường ống Keystone XL - trên thực tế - có thể làm tăng lượng khí thải carbon

Ngay cả những người có cùng mục tiêu giảm lượng khí thải carbon của ông Biden cũng không ủng hộ động thái chặn đường ống của ông. Việc ngăn chặn công trình xây dựng đường ống rất có thể sẽ dẫn đến lượng khí thải cao hơn chứ không phải giảm đi.

Tại sao?

Là vì dự án Keystone đã cam kết sẽ sử dụng công nghệ xanh và loại bỏ tất cả khí thải carbon khỏi các hoạt động của mình đến năm 2030. Và việc chặn đường ống này thực sự sẽ có nghĩa là: Dầu vẫn phải được vận chuyển đến Hoa Kỳ, nhưng bằng các biện pháp tốn kém hơn, kém hiệu quả hơn như vận chuyển bằng đường sắt.

“Chính quyền Obama đã thấy rõ rằng đường ống sẽ không có tác động nào đến việc phát thải khí nhà kính khi dầu thô vẫn sẽ được chiết luyện”, ban biên tập Wall Street Journal giải thích. “Vận chuyển nhựa bitum bằng đường sắt hoặc tàu chở dầu sẽ dẫn đến lượng khí thải carbon cao hơn từ 28% đến 42% và gây rò rỉ nhiều hơn”.

Trớ trêu thay, điều này có thể sẽ đồng nghĩa với việc thải ra nhiều carbon hơn — hoàn toàn ngược lại với mục tiêu của Biden.

2. Hàng ngàn việc làm sẽ bị mất

Bất cứ khi nào chính phủ can thiệp và cắt giảm đầu tư kinh tế, chắc chắn sẽ xảy ra mất việc. Việc Biden chặn đường ống Keystone XL cũng không phải là ngoại lệ.

Nếu được phép thông qua, dự án đường ống sẽ tạo ra 11.000 việc làm và 1,6 tỷ USD tiền lương, theo Fox Business. Bây giờ tất cả những lợi ích này sẽ bị mất. Biden thường xuyên nói rằng ông muốn các chính sách môi trường của mình sẽ tạo ra các công việc được trả lương cao và các doanh nghiệp hoạt động tốt - nhưng những gì tổng thống vừa làm sẽ thực hiện điều ngược lại.

Đây là lý do tại sao ngay cả những người ủng hộ cánh tả như Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng phản đối quyết định của Biden.

3. ‘Sự không chắc chắn về quy định’ sẽ cản trở đầu tư kinh doanh trong tương lai

Nếu có một điều không tốt cho việc đầu tư, thì đó là sự không chắc chắn. Và đó chính xác là những gì dự án Keystone đã phải đối mặt - do sự đảo ngược thiếu thận trọng của chính phủ liên bang và do sự đảo ngược quy định.

Dự án trải qua những giai đoạn thăng trầm xuyên suốt các chính quyền, như thể nó là một vở kịch: “Được, bạn có thể xây dựng nó... Chờ đã, không, bạn không thể.... Được, bạn thực sự có thể... Chờ đã, đừng bận tâm, bây giờ nó lại bị chặn…”

“Các doanh nghiệp Mỹ không thể đầu tư lớn và dài hạn trong một môi trường chính trị - mà ở đó mọi dự án đều phải đàm phán lại - mỗi khi Nhà Trắng đổi chủ”, ban biên tập National Review cảnh báo. “Chắc chắn, ở một quốc gia lục địa rộng lớn như chúng ta, với nền kinh tế phức tạp như của chúng ta, không thể để một người ‘phục vụ ngắn hạn trong một văn phòng - được bầu tạm thời’ phá bỏ nhiều năm làm việc và hàng tỷ USD đầu tư. Đây là sự ngu xuẩn thuần túy, và chúng ta sẽ phải trả giá”.

Tổng thống Biden nói rằng ông muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đầu tư. Nhưng nếu kiểu đảo ngược quy định kỳ lạ này lan tràn trong nhiệm kỳ của tổng thống mới, thì các doanh nghiệp - khá dễ hiểu - cuối cùng sẽ giảm đầu tư của họ để đối phó với sự không chắc chắn đó.

Bức tranh lớn: Những hậu quả lớn ngoài ý muốn sẽ luôn ập đến với Chính phủ lớn

Ngay cả những quan chức thông minh và xuất sắc nhất cũng như các quan chức được bầu chọn - sẽ không bao giờ có thể phát hành các sắc lệnh độc đoán sâu rộng về kinh tế từ các văn phòng ở Washington, D.C. - mà không gây ra hậu quả lớn ngoài ý muốn. Đơn giản là không thể có bất kỳ cơ quan quản lý tập trung nào có đủ kiến ​​thức về các ngành công nghiệp rộng lớn và các tình huống phức tạp trên khắp lục địa này - để tính toán một cách hiệu quả tất cả các lợi nhuận tiềm năng và biến đổi.

“Mọi hành động của con người đều có hậu quả dự kiến ​​và không lường trước được”, nhà kinh tế Antony Davies và nhà khoa học chính trị James Harrigan giải thích. "Con người phản ứng với mọi quy tắc, quy định và mệnh lệnh mà chính phủ áp đặt, và phản ứng của họ dẫn đến kết quả có thể hoàn toàn khác với kết quả mà các nhà lập pháp dự định".

Quyết định chặn đường ống Keystone XL của chính quyền Biden chắc chắn sẽ cung cấp một ví dụ sâu sắc về thời điểm chính phủ lớn gặp sai lầm.

Tác giả: Brad Polumbo là một nhà báo theo chủ nghĩa tự do và là biên tập viên tại Foundation for Economic Education. Trước đây, anh là Ủy viên Báo chí và Truyền thông tại Washington Examiner và là biên tập viên tại tổ chức truyền thông tự do phi lợi nhuận Young Voices.

Thủy Tiên

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Những hậu quả tai hại của việc TT Biden ‘giết chết’ dự án đường ống Keystone XL