Những nhà băng nào của Mỹ, Trung khốn khổ vì tập đoàn sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc phá sản?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tập đoàn Ziguang đã thực hiện nhiều vụ mua bán và sáp nhập điên cuồng trong ngành bán dẫn Trung Quốc. Kết quả là tập đoàn này tạo ra khoản nợ không thể trả là 200 tỷ CNY. Truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng các ngân hàng và tổ chức tài chính ủng hộ sự bành trướng mù quáng của Ziguang trong quá khứ đã phải trả giá đắt, bao gồm Citibank của Mỹ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, và Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc.

Phá sản

Tập đoàn sản xuất chip lớn thứ 3 thế giới và lớn nhất Trung Quốc, Ziguang, chính thức phá sản với khoản nợ lên tới 200 tỷ CNY; bằng 10% khối nợ của quả bom nợ Evergrande.

Tập đoàn Ziguang được điều hành bởi Đại học Thanh Hoa, trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc. Ziguang góp phần kéo dài danh sách những gã khổng lồ, chở đầy kỳ vọng công nghệ của Bắc Kinh, gục ngã.

Tập đoàn có quy mô lớn với hơn 40.000 lao động trên khắp toàn cầu. Ziguang là công ty thiết kế chip điện thoại di động lớn thứ 3 thế giới; chiếm hơn 20% thị phần chip thẻ SIM toàn cầu. Ziguang cũng là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu của Trung Quốc.

Theo dữ liệu Bộ công nghiệp và thương mại, cổ đông lớn nhất đồng thời là người thực quyền kiểm soát Ziguang Group là Tsinghua Holdings. Tập đoàn này nắm giữ 51% cổ phần của Ziguang. Tsinghua hiện kiểm soát hơn 300 công ty và có cổ phần tại hơn 1.000 doanh nghiệp. Tsinghua cũng gián tiếp kiểm soát các công ty niêm yết như Ziguang Co., Ltd. và Ziguang Guowei.

Chủ sở hữu đau khổ

Tạp chí chứng khoán có số lượng phát hành lớn nhất Trung Quốc Securities Market Red Weekly (viết tắt là: Red Weekly) cho biết: Sau khi Ziguang tuyên bố phá sản và tái cấu chức, số nợ phải trả ghi nhận ở 7 định chế tài chính và tập đoàn kinh tế lớn đã lên tới 186,9 tỷ CNY. Các chủ nợ đau khổ của Ziguang được nhắc đến:

    • Thứ nhất, Tsinghua Park, một ngân hàng thương mại (NHTM) ở Bắc Kinh: 8 tỷ CNY;
    • Thứ hai là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Chi nhánh Hồ Bắc: 6,5 tỷ CNY;
    • Chủ nợ lớn tiếp theo là định chế tài chính hàng đầu của Trung Quốc: ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc với số nợ 3,9 tỷ CNY;

Sơ lược có ít nhất 8 NHTM Trung Quốc có nợ xấu tại Ziguang trên 1 tỷ CNY trở lên.

Không chỉ vậy, ngoài các NHTM Trung Quốc ra, các ngân hàng Mỹ cũng trở thành chủ nợ đen đủi của Ziguang; nạn nhân lớn nhất là Citigroup. Giấy báo đòi nợ của Citigroup gửi Ziguang lên tới 17 tỷ CNY; lớn hơn tất cả các chủ nợ Trung Quốc. Vào đầu tháng 3 năm nay, Citi International đã yêu cầu Tập đoàn Ziguang thanh toán khoản nợ 200 triệu USD; khoản nợ lẽ ra phải đến hạn vào năm 2028.

Theo bài báo, hoàn cảnh hiện tại của Tập đoàn Ziguang là do sử dụng đòn bẩy nợ quá cao. Nợ đã mở rộng một cách mù quáng, dễ dãi dưới thời CEO Zhao Weiguo của Ziguang.

Tập đoàn Ziguang có vô số thương vụ mua bán, sáp nhập đình đám trong lĩnh vực bán dẫn. Khi đó, CEO Zhao Weiguo thậm chí còn khoe rằng sẽ mua TSMC trong ba năm.

Có thời điểm, Ziguang còn định thôn tính cả Micron Technology. Chính phủ Mỹ đã ngăn cản thương vụ này với lý do Ziguang không thể trở thành cổ đông lớn của gã khổng lồ dữ liệu Witten.

Alibaba sẽ tiếp quản Ziguang?

Ai sẽ tiếp quản thương vụ bán Tập đoàn Ziguang đang có khoản nợ hàng trăm tỷ CNY? Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn tin cho biết Tập đoàn Alibaba cùng với Công ty TNHH Quản lý Tài sản Nhà nước Chiết Giang mua lại Tập đoàn Ziguang, và giao dịch trị giá hơn 50 tỷ CNY.

Tập đoàn Ziguang phá sản, tập đoàn sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc phá sản, chủ nợ Tsinghua Park, chủ nợ Citigroup, Alibaba tiếp quản Ziguang
Bảng hiệu Alibaba đặt bên ngoài tòa nhà của tập đoàn này ở Bắc Kinh, ngày 13/4/2021. (Ảnh: GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

Theo các nguồn tin, chính quyền Bắc Kinh muốn Tập đoàn Alibaba và Tập đoàn Tài sản Nhà nước Chiết Giang tiếp quản các hoạt động của Tập đoàn Ziguang; họ sẽ thành lập một nhóm tái cấu trúc để thực thi nhiệm vụ này.

Hiển nhiên, Tập đoàn Alibaba được lựa chọn vì: thứ nhất, nguồn vốn dồi dào; thứ hai, tiềm năng kinh doanh điện toán đám mây và bán dẫn; cuối cùng, sự hỗ trợ của Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Chiết Giang. Đây có lẽ là lý do khiến đồn đoán rằng tập đoàn Alibaba tiếp quản Ziguang dễ chấp nhận. Giao dịch thành công sẽ tạo điều kiện cho Tập đoàn Ziguang thay da đổi thịt. Việc này còn có thể đảm bảo rằng Alibaba có quyền tiếp cận các nguồn lực nhà nước phát triển công nghệ và chất bán dẫn.

Mặc dù vậy, bản thân Alibaba đang không mấy lạc quan về tài chính. Tập đoàn này cũng đang chịu sự giám sát đầy áp lực từ Bắc Kinh. Báo cáo tài chính quý do Alibaba công bố ngày 18/11 năm nay cho thấy lợi nhuận ròng sau điều chỉnh giảm xuống còn 28,524 tỷ NDT; giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ vậy, Alibaba cũng đã hạ 20% - 23% dự báo doanh thu hàng năm.

Trà Nguyễn



BÀI CHỌN LỌC

Những nhà băng nào của Mỹ, Trung khốn khổ vì tập đoàn sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc phá sản?