Nợ BRI của châu Phi: Bản chất ‘cưỡng đoạt’ của ‘chủ nợ lớn’ Bắc Kinh đối với các nước nghèo nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Trung Quốc đã và đang sử dụng các khoản vay bí mật giá rẻ để tiếp cận các nguồn tài nguyên của châu Phi. Tuy nhiên, họ cần phải suy nghĩ lại chiến lược của mình nếu không sẽ phải gánh một khoản nợ khổng lồ…” Riêng Châu Phi, cuộc khủng hoảng này nên là một “bài học để đời” đối với nợ Trung Quốc.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã nổi lên là nhà cho vay song phương lớn nhất ở châu Phi, chuyển gần 150 tỷ USD cho các chính phủ và các công ty nhà nước khi họ tìm cách đảm bảo nguồn cung hàng hóa và phát triển mạng lưới dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

Ethiopia là một trong những nước đi vay nhiều nhất, vay ít nhất 13,7 tỷ USD từ năm 2002 đến 2018.

Bản chất cưỡng đoạt của chủ nợ lớn

Tuy nhiên, khi Zambia đứng đầu về vụ vỡ nợ (có thế chấp tài sản công) đầu tiên của châu Phi trong một thập kỷ và áp lực nợ nần gia tăng đối với các quốc gia khác trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán - cuộc khủng hoảng đã bộc lộ “bản chất cưỡng đoạt” của việc cho vay của Trung Quốc, cũng như việc Bắc Kinh miễn cưỡng hoàn toàn phù hợp với các kế hoạch xóa nợ toàn cầu.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ nợ song phương của Trung Quốc mà các nước nghèo nhất thế giới - đối với các thành viên của G20 - mắc phải, đã tăng từ 45% vào năm 2015 lên 63% vào năm ngoái. Đối với nhiều quốc gia ở châu Phi cận Sahara, tỷ lệ nợ song phương của Trung Quốc vẫn lớn hơn.

Các công ty cho vay Trung Quốc đã cho hầu hết các quốc gia trên lục địa này vay tiền và 8 quốc gia đã vay hơn 5 tỷ USD mỗi nước trong thế kỷ này.

Tuy nhiên, trước thực tế khó khăn của nhóm ‘con nợ’, việc Bắc Kinh tham gia vào Sáng kiến Hoãn nợ (DSSI) từ nhóm G20 đã diễn ra chậm chạp.

David Malpass, chủ tịch WB cho biết trong tháng này: “Thật là thất vọng. Một số chủ nợ lớn nhất từ ​​Trung Quốc vẫn không tham gia và điều đó tạo ra một sự bòn rút lớn đối với các nước nghèo nhất… nếu bạn nhìn vào các hợp đồng của Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, chúng có lãi suất cao và rất ít minh bạch”.

DSSI đưa ra lệnh tạm hoãn trả nợ đối với các khoản vay song phương do các thành viên G20 và ngân hàng chính sách của họ thực hiện cho 73 quốc gia nghèo nhất trên thế giới, giúp trải dài các khoản hoàn trả trong bốn năm. Vào tháng này, nó đã được kéo dài đến tháng 6 năm 2021, với các khoản hoàn trả trải dài trong sáu năm.

Cho đến nay, Trung Quốc là nước “thụ động” nhất, chỉ đình chỉ khoản trả nợ khoảng 1,9 tỷ USD trong năm nay theo một tài liệu nội bộ của G20 được Financial Times công bố; trong số khoảng 5,3 tỷ USD mà các thành viên G20 đình chỉ cho 44 quốc gia mắc nợ.

Nhưng mức độ cam kết của Trung Quốc là không rõ ràng. WB cho biết họ sẽ nhận được số tiền lớn nhất trong năm nay trong số các nước cho vay G20, với khoản thanh toán khoảng 13,4 tỷ USD đến hạn từ các nước DSSI, trong khi Pháp và Nhật Bản mỗi nước nhận khoảng 1,1 tỷ USD.

Các chính Phủ Châu Phi đã quay sang với bên cho vay thương mại và song phương

Khối nợ của các nước vay vùng Hạ Sahara- Tỷ USD

Thứ tự màu trái qua phải: WB ,Đa phương, Song phương, Trái phiếu, NHTM
Thứ tự màu trái qua phải: WB ,Đa phương, Song phương, Trái phiếu, NHTM

Tuy nhiên, những con số đó không bao gồm khoảng 6,7 tỷ USD các khoản trả nợ mà IMF cho biết đang được đàm phán giữa Angola và ba chủ nợ lớn - mà các nhà phân tích cho rằng là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và ICBC, một tổ chức cho vay khác của Trung Quốc.

Trong thế kỷ này, Angola - nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai của châu Phi, là bên vay lớn nhất của lục địa này từ Trung Quốc, đã nhận các khoản vay lên đến 43 tỷ USD trong số 143 tỷ USD mà Trung Quốc cho vay, theo Sáng kiến ​​Nghiên cứu Trung Quốc châu Phi tại Đại học Johns Hopkins.

‘Ai nợ ai’ - Những mảnh ghép rời rạc

Các khoản vay của Angola minh họa một trong những vấn đề lớn của sáng kiến ​​nợ - Trung Quốc đã cho các quốc gia châu Phi vay thông qua nhiều tổ chức khác nhau, có nghĩa là thông tin về “ai nợ ai” là những mảnh ghép rời rạc.

Ethiopia cũng là một trong những nước đi vay nhiều nhất, vay ít nhất 13,7 tỷ USD từ năm 2002 đến 2018 cho mọi thứ từ đường bộ, nhà máy đường, tuyến đường sắt đến Djibouti. Trong hai năm qua, Trung Quốc đã cam kết tái cơ cấu một số khoản vay của Ethiopia.

“Chính phủ Ethiopia có quá nhiều khoản vay của Trung Quốc”, một quan chức Trung Quốc ở Ethiopia cho biết.

Deborah Brautigam, Giám đốc Sáng kiến ​​Nghiên cứu Châu Phi của Trung Quốc cho biết, việc cho vay của Trung Quốc nên được hiểu là sản phẩm của “chủ nghĩa độc đoán manh mún”.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết làm việc với các thành viên G20 khác để thực hiện DSSI, bà lưu ý. “Điều đó mang lại cho [những người cho vay Trung Quốc] tín hiệu rằng họ nên làm điều đó, nhưng không nhất thiết phải theo cùng một điều kiện”.

Liu Ying, tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, cho biết các bên cho vay Trung Quốc làm phức tạp thêm vấn đề. “Mỗi khi Trung Quốc cam kết xóa nợ ở châu Phi, sẽ có sự phản đối kịch liệt và áp lực trong nước từ những người vẫn nói rằng họ không có đủ ăn”.

Trung Quốc là bên cho vay song phương chủ yếu ở Châu Phi (Hạ Sahara)

Trả nợ vay song phương tới hạn năm nay (tỷ USD)

Xanh đậm: Trung Quốc; Xanh nhạt: Chủ nợ khác
Xanh đậm: Trung Quốc; Xanh nhạt: Chủ nợ khác

Ngay cả khi nợ song phương đã tăng lên, nó vẫn chỉ chiếm khoảng 1/5 số nợ của các quốc gia DSSI.

Zambia ngày càng quay sang Trung Quốc và thị trường trái phiếu quốc tế hơn là các nhà cho vay đa phương ít tốn kém hơn. Các khoản nợ của quốc gia này đã tăng gấp 4 lần lên 12 tỷ USD trong vòng chưa đầy một thập kỷ, với 3 tỷ USD nợ trái chủ và nợ Trung Quốc.

Các trái chủ của Zambia đặt câu hỏi liệu họ có được đối xử bình đẳng với các chủ nợ Trung Quốc hay không.

G20 đang chuẩn bị một “khuôn khổ chung” về tái cơ cấu nợ. Các quan chức G20 hy vọng điều này sẽ đảm bảo các bên cho vay song phương chia sẻ gánh nặng một cách bình đẳng.

Một quan chức tham gia đàm phán cho biết: “Nó sẽ đại diện cho việc Trung Quốc tham gia Câu lạc bộ Paris, đề cập đến nhóm các bên cho vay song phương không chính thức ‘sinh ra’ từ các cuộc khủng hoảng nợ cuối thế kỷ 20”.

Trevor Simumba, một nhà phân tích người Zambia, cho biết chiến lược cho vay của Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro. “Trung Quốc đã và đang sử dụng các khoản vay bí mật giá rẻ để tiếp cận các nguồn tài nguyên của châu Phi. Trung Quốc cần phải suy nghĩ lại chiến lược của mình nếu không họ sẽ gánh một khoản nợ khổng lồ, rất khó tái cơ cấu và thậm chí khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ cao hơn”.

Đối với các nước châu Phi, bị thu hút bởi các điều kiện ít phức tạp hơn đối với các khoản vay của Trung Quốc, “cuộc khủng hoảng này là một bài học”, Yvonne Mhango, nhà kinh tế tại Renaissance Capital cho biết. "Hãy thận trọng hơn về số tiền họ vay từ Trung Quốc."

Trần Đức



BÀI CHỌN LỌC

Nợ BRI của châu Phi: Bản chất ‘cưỡng đoạt’ của ‘chủ nợ lớn’ Bắc Kinh đối với các nước nghèo nhất