NYSE bất ngờ 'thụt vòi' rút lại kế hoạch hủy niêm yết ba cổ phiếu viễn thông của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) cho biết họ sẽ dừng việc hủy niêm yết ba trong số các công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc theo sắc lệnh hành pháp vào tháng 11 năm 2020 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đây là một động thái bất ngờ sau lệnh hủy niêm yết đầu tiên có hiệu lực.

Nó đánh dấu một sự đảo ngược đột ngột, sau khi NYSE cho biết vào ngày 31/12/2020 rằng họ đang trong quá trình hủy niêm yết ba công ty nhà nước Trung Quốc - China Mobile Ltd., China Telecom Corporation Ltd. và China Unicom (Hong Kong) Ltd. - tuân thủ theo lệnh hành pháp (EO) 13959 của Tổng thống Donald Trump. Cả ba công ty đều là các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước được quản lý bởi các nhà quản lý do chính phủ Trung Quốc bổ nhiệm.

Sự đảo ngược ‘kỳ lạ’

Cổ phiếu của ba công ty - China Telecom, China Mobile và China Unicom (Hong Kong) - đã tăng vọt tại Hong Kong sau thông báo của NYSE.

NYSE đã công bố kế hoạch hủy niêm yết vào ngày đầu năm mới, trong một bước chưa từng có nhằm loại bỏ Cổ phiếu lưu ký của Mỹ (ADS - hình thức lưu ký gián tiếp thông qua chứng chỉ lưu ký chứng khoán) của ba công ty Trung Quốc để tuân thủ lệnh của ông Trump - nhằm cấm các nhà đầu tư Mỹ giao dịch trong các công ty có quan hệ với quân đội Trung Quốc.

NYSE đã đảo ngược quyết định hủy niêm yết sau khi "tham vấn thêm" với các cơ quan quản lý, theo một thông báo thị trường vào thứ Ba (ngày 5/1), mà không cần giải thích. NYSE đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Cổ phiếu của Unicom tăng 8,5% - lên mức cao nhất trong bảy tuần là 4,85 đô-la Hong Kong; trong khi China Telecom tăng 3,4% lên 2,16 đô-la Hong Kong. Cổ phiếu của China Mobile, nhà khai thác mạng điện thoại di động lớn nhất thế giới, tăng 5,1% lên 46,10 đô-la Hong Kong sau khi đạt mức tăng lớn nhất trong ngày trong gần 10 tháng.

Trưởng bộ phận nghiên cứu viễn thông Edison Lee của Jefferies cho biết: “Tôi luôn nghĩ rằng quyết định (hủy niêm yết) này là kỳ lạ ngay từ đầu”, chỉ ra rằng cổ phiếu niêm yết tại New York của CNOOC - một đơn vị thuộc sở hữu nhà nước của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, không được chỉ định cho hủy niêm yết. "Đó không phải là một quyết định nhất quán".

Ba công ty viễn thông Trung Quốc đã niêm yết ADS của họ ở New York sau khi chào bán công khai lần đầu ở Hong Kong, cho phép các nhà đầu tư ở Mỹ và châu Âu tiếp cận giao dịch cổ phiếu của họ.

ADS có thể chuyển đổi tương đương được với cổ phần hạng H của họ ở Hong Kong, có nghĩa là chúng có thể được trao đổi cho các đối tác của họ. Mỗi ADS của China Telecom tương đương với 100 cổ phiếu ở Hong Kong, trong khi tỷ lệ của Unicom là 1:10 và tỷ lệ của China Mobile là 1:5.

Ba ADS của ba công ty trên được giao dịch ít trên NYSE, trong đó ADS của China Telecom được giao dịch nhiều nhất - chỉ chiếm không quá 12% số lượng cổ phiếu H được đổi chủ hàng ngày ở Hong Kong vào năm 2020. Đối với China Mobile, tỷ lệ này là chỉ 6,9%, theo dữ liệu của Bloomberg.

 Một chi nhán của China Telecom ở Trung Quốc. (Ảnh của STR/AFP qua Getty Images)
Một chi nhánh của China Telecom. (Ảnh của STR/AFP qua Getty Images)

Công ty Trung Quốc tăng cường bảo vệ ‘quyền hợp pháp’?

Ba công ty cho biết hôm thứ Hai (ngày 4/1) rằng họ sẽ thực hiện các bước để bảo vệ "quyền hợp pháp" của mình .

"Công ty sẽ nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra và phân tích, đồng thời tăng cường giao tiếp và liên lạc với các cơ quan quản lý của các địa điểm niêm yết, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính họ và người sở hữu chứng khoán của công ty", China Mobile cho biết trong một cuộc trao đổi.

"Vai trò của Hoa Kỳ với tư cách là trung tâm tài chính toàn cầu phụ thuộc vào sự tin tưởng của các công ty và nhà đầu tư toàn cầu - vào tính toàn diện và đáng tin cậy của các quy tắc của nó", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Ba ở Bắc Kinh, nhắc lại rằng Kế hoạch hủy niêm yết các công ty Trung Quốc “đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc được cho là kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng [của Mỹ], cũng như các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế".

China Unicom và China Telecom cho biết riêng hôm thứ Ba rằng họ vẫn niêm yết trên NYSE, nhưng Quy định của NYSE sẽ tiếp tục đánh giá khả năng áp dụng lệnh hành pháp của Tổng thống đối với các công ty và "tình trạng tiếp tục niêm yết" của họ.

"Công ty sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của vấn đề này và sẽ thông báo thêm khi thích hợp", China Telecom cho biết trong một hồ sơ công bố thông tin trên sàn giao dịch.

Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành pháp vào ngày 12/11/2020 cấm các nhà đầu tư Mỹ sở hữu hoặc giao dịch cổ phiếu của 35 công ty mà Mỹ tuyên bố là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc.

Liệu chính sách của chính quyền Trump sẽ được thực thi?

Vào ngày 28 tháng 12, chính quyền Trump đã làm rõ thêm rằng lệnh áp dụng cho tất cả "người dân Hoa Kỳ", từ cá nhân đến quỹ lương hưu và sẽ chặn các nhà đầu tư sở hữu các quỹ ETF và các quỹ chỉ số - bao gồm 35 công ty Trung Quốc và bất kỳ các đơn vị, công ty con do họ sở hữu 50%. Người dân Hoa Kỳ có thời hạn đến tháng 11/2021 để thoái vốn nắm giữ.

Chính quyền Trump đã sử dụng một loạt công cụ - bao gồm các biện pháp trừng phạt, danh sách đen thương mại và lệnh cấm nhập khẩu - để gây áp lực với Bắc Kinh và nhiều công ty hàng đầu của nước này. (Ảnh của OLIVIER DOULIERY / AFP qua Getty Images)
Chính quyền Trump đã sử dụng một loạt công cụ - bao gồm các biện pháp trừng phạt, danh sách đen thương mại và lệnh cấm nhập khẩu - để gây áp lực với Bắc Kinh và nhiều công ty hàng đầu của nước này. (Ảnh của OLIVIER DOULIERY / AFP qua Getty Images)

Sự đảo ngược của NYSE diễn ra ngay sau khi FTSE Russell thông báo rằng họ sẽ loại bỏ Unicom, Panda Electronics Group và Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) khỏi điểm chuẩn chứng khoán toàn cầu để tuân thủ hướng dẫn tháng 12/2020 của chính quyền Trump. Các cổ phiếu sẽ bị xóa khỏi Chuỗi chỉ số cổ phần toàn cầu của FTSE (GEIS), chỉ số Bao gồm FTSE Trung Quốc và các chỉ số liên quan bắt đầu từ thứ Năm (ngày 7/1), bên tính toán chỉ số cho biết.

"FTSE Russell sẽ tiếp tục theo dõi bất kỳ thông tin cập nhật nào từ Bộ Quốc phòng [Hoa Kỳ] (DOD) và Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC)", công ty cho biết. "Bất kỳ tên bổ sung nào được DOD và OFAC công bố là đối tượng của các biện pháp trừng phạt sẽ được đánh giá sau ngày 11/1/2021".

Sự không chắc chắn về cách các chính sách của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ - có thể có lợi cho Sở Giao dịch & Thanh toán bù trừ Hong Kong (HKEX).

Trong hai năm qua, thị trường chứng khoán Hong Kong đã thu hút được danh sách thứ cấp từ một số công ty Trung Quốc danh tiếng tại Mỹ, chẳng hạn như Alibaba Group Holding, NetEaseJD.com, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

HKEX gần đây đã vượt qua CME Group để trở thành nhà điều hành sàn giao dịch chứng khoán giá trị nhất trên thế giới, hiện được định giá khoảng 75 tỷ USD. Cổ phiếu của công ty đã tăng 15% kể từ cuối tháng 11/2020.

Theo nhà phân tích Tian Yafei của Citigroup, sự gia tăng cổ phiếu gần đây của công ty một phần là do căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, bao gồm cả khả năng Mỹ hủy bỏ niêm yết của các công ty Trung Quốc.

FTSE Russell đã loại bỏ 8 công ty khỏi các chỉ số của mình vào tháng 12/2020 để tuân thủ lệnh điều hành ban đầu, bao gồm Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, nhà sản xuất camera giám sát Hangzhou Hikvision và nhà sản xuất siêu máy tính Dawning Information, còn được gọi là Sugon.

Tiếp theo đó, các chỉ số cổ phiếu và trái phiếu chính khác - cung cấp điểm chuẩn cho các quỹ toàn cầu để đo lường hoạt động của các công ty - cũng thực hiện loại các cổ phiếu này khỏi chỉ số của mình. MSCI và S&P Dow Jones Indices, hai chỉ số lớn khác, đã loại một số công ty Trung Quốc khỏi các chỉ số toàn cầu của họ để tuân thủ theo lệnh này.

Lệnh hành pháp là một loạt các bước được thực hiện của chính quyền Trump nhằm hạn chế quyền tiếp cận thị trường vốn Mỹ của các công ty Trung Quốc.

Ông Trump đã ký ban hành riêng một dự luật vào tháng 12/2020, yêu cầu NYSE và các sàn giao dịch khác loại các công ty Trung Quốc và các công ty nước ngoài khác không cung cấp giấy tờ kiểm toán trong vòng ba năm của họ cho cơ quan giám sát của Hoa Kỳ.

Liệu những chính sách đó, được ban hành trong những ngày cuối của nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump - sẽ chiếm ưu thế trong chính quyền “giả định” Biden hay không - vẫn còn là một câu hỏi. Chính sách của tổng thống “tiếm danh” Joe Biden đối với Trung Quốc được cho là “dễ đoán và dễ chịu” hơn các động thái của ông Trump, mặc dù vẫn có những lo ngại của lưỡng đảng về Trung Quốc ở Washington DC.

Trần Đức

Theo SCMPThe Epoch Times

Kinh tế Tin kinh tế


BÀI CHỌN LỌC

NYSE bất ngờ 'thụt vòi' rút lại kế hoạch hủy niêm yết ba cổ phiếu viễn thông của Trung Quốc